Làng cổ, phố cổ vì sao lại cứ …khổ?

VOV.VN - Tầm nhìn hạn chế, năng lực quản lý yếu kém của những người có trách nhiệm khiến làng cổ, phố cổ vẫn cứ...khổ.

Việc người dân làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) đòi trả lại danh hiệu di sản còn chưa được giải quyết thấu đáo thì một số người dân Phố cổ Đồng Văn (Hà Giang) mới đây cũng đánh tiếng muốn trả lại danh hiệu di sản. Điều này một lần nữa cho thấy vấn đề bảo tồn và phát triển di sản gắn với lợi ích của người dân như thế nào tiếp tục là một bài toán khó với những người trách nhiệm trong công tác quản lý di sản.

Lẽ ra việc được công nhận danh hiệu di tích quốc gia, được làm công dân của di sản là điều đáng tự hào nhưng với người dân làng cổ Đường Lâm và Phố cổ Đồng Văn thì ngược lại. Vậy điểm chung nào khiến hai di tích sống - hai “viên ngọc quý” này lại bị chính những chủ nhân của nó từ bỏ?

Việc xuống cấp và chậm trùng tu, tôn tạo ở nhiều di tích, di sản là việc không mới. Hằng năm, Nhà nước vẫn dành 3.500 tỷ đồng ngân sách quốc gia để hỗ trợ cho việc trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử. Nghe thì to tát nhưng nếu đem chia số tiền đó cho 3.000 di sản cấp quốc gia thì phần của mỗi di tích lại không đáng kể. Bởi vậy bên cạnh việc sử dụng ngân sách, Nhà nước đã yêu cầu các địa phương hàng năm dành một phần ngân sách cho việc này, đồng thời cũng cho phép xã hội hóa bằng cách kêu gọi các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tham gia.


Làng cổ Đường Lâm (ảnh: Hà Thành)

Như vậy, về phía Nhà nước đã rõ, đã rất cố gắng, bởi thế sự quan tâm chưa thỏa đáng từ phía chính quyền địa phương đối với các di tích văn hóa, lịch sử có thể nói chính là nguyên nhân và là chìa khóa cho mọi mâu thuẫn phát sinh gần đây. Trong trường hợp của làng cổ Đường Lâm và phố cổ Đồng Văn có thể thấy 3 mâu thuẫn chính đẩy người dân đến chỗ không mặn mà với di sản và muốn trả lại danh hiệu.

Đầu tiên là không nhiều người trong số họ được hưởng lợi từ di sản. Tại Đường Lâm, mỗi năm dù thu được hàng tỷ đồng từ việc bán vé tham quan di tích cho khách du lịch, nhưng người dân lại không được hưởng lợi từ nguồn kinh phí này.

Còn tại Phố cổ Đồng Văn, nhiều năm qua, trong khi doanh nghiệp du lịch của địa phương hưởng lợi, thu ngân sách của tỉnh từ du lịch có tăng, nhưng tỉnh đã không chú ý nhanh chóng đầu tư thích đáng trở lại để hỗ trợ cho việc bảo tồn, tôn tạo di tích.

Như vậy, khi quyền lợi của người dân không gắn trực tiếp với giá trị của làng cổ thì việc người dân không mặn mà với danh hiệu là điều dễ hiểu.

Phố cổ Đồng Văn (ảnh: Hà Thành)

Điều thứ hai là mâu thuẫn nảy sinh từ những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân không được đáp ứng. Nhà cổ thì ngày càng cũ nhưng người thì sinh sôi nảy nở, 2-3 đời vẫn buộc phải sống chung gây ra những bức bối trong sinh hoạt. Một trong những nguyên nhân gây nên bức xúc còn có sự quan liêu và cách cư xử không chuẩn mực của lãnh đạo địa phương như thừa nhận của ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản, Bộ VHTT&DL về trường hợp làng cổ Đường Lâm.

"Ngoài ra cũng có hiện tượng nhà lãnh đạo xã thì được xây được nhà cao tầng còn dân không xây được. Đó cũng là nguyên nhân gây bức xúc kéo dài trong dư luận. Có những trường hợp liên quan đến việc bảo tồn, nhưng cũng có những sự việc bắt nguồn từ mâu thuẫn nội bộ trong làng xóm ở địa phương. Phải làm rõ nguyên nhân từng vấn đề không nên đổ dồn cho việc bản tồn di tích văn hóa ảnh hưởng đến đời sống nhân dân địa phương" - ông Nguyễn Thế Hùng nói.

Điểm chung thứ 3 là do tình trạng qui hoạch treo. Ở cả hai di tích này tồn tại vấn đề chung là nhà cổ xuống cấp nặng, có nơi nguy hiểm đến tính mạng, nhưng người dân không có tiền để sửa chữa và nếu có tiền cũng không được cơi nới vì nhiều năm rồi mà vẫn chưa có…qui hoạch. Đường Lâm được công nhận di tích quốc gia từ năm 2005, như vậy đã gần 10 năm, làng chưa có quy hoạch chính thức, cũng chưa có quy chế chính thức nào về việc xây dựng trong khu di tích mà chỉ có quy chế tạm thời, kế hoạch giãn dân vẫn chưa được thực hiện. Phải đến khi người dân đòi trả lại di sản thì mọi việc mới được quan tâm.

Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội cho biết: “Chúng tôi đã phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc đưa ra quy hoạch cho Làng cổ Đường Lâm trình lên UBND TP Hà Nội và đề xuất UBND thành phố xin ý kiến Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phê duyệt và triển khai thực hiện. Về quy hoạch giãn dân, chúng tôi đã cùng Sở quy hoạch Kiến trúc và thị xã Sơn Tây chỉ đạo đẩy nhanh việc này. Chúng tôi đã giới thiệu về địa điểm giãn dân hơn 10 ha. Tuy nhiên nhân dân chưa đồng thuận vì vị trí quy hoạch vẫn chưa phù hợp và không thuận lợi cho việc sinh hoạt".

Còn với trường hợp của Phố cổ Đồng Văn, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2009. Sở VHTT&DL Hà Giang đã chậm trễ trong việc hoàn tất thủ tục lập dự án tu bổ, tôn tạo, bảo tồn khu phố cổ Đồng Văn nên đến khi các hộ dân ở phố cổ Đồng Văn có ý kiến thì công việc mới gấp rút được hoàn tất.

Hiện nay, UBND tỉnh Hà Giang đã gửi Bộ VHTT&DL dự án này. Ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản, Bộ VHTT&DL cho biết, Bộ đang ưu tiên tiến hành xem xét thẩm định dự án để hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Bộ cũng đề nghị tỉnh Hà Giang lựa chọn những hạng mục xuống cấp nặng nhất và sẽ xem xét hỗ trợ kinh phí để Hà Giang có thể triển khai việc tu bổ phố cổ Đồng Văn.

"Di sản là nguồn lực nâng cao đời sống của nhân dân chứ không phải di sản làm cho nhân dân địa phương nghèo đi. Nếu có khó khăn, cuộc sống còn vất vả là do nhiều nguyên nhân. Chúng tôi cũng thừa nhận còn có địa phương chưa chủ động triển khai các dự án tu bổ di tích nên dẫn đến những việc ảnh hưởng đến đời sống người dân" - ông Nguyễn Thế Hùng cho biết.

Phố cổ Hội An (ảnh: Hà Thành)

Rõ ràng, cơ quan quản lý Nhà nước ở cấp địa phương là nơi nắm rõ hiện trạng di sản nhất đã luôn để mình rơi vào thế bị động trong công tác bảo vệ di sản. Họ đã không thường xuyên nắm bắt tình hình để kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp với đặc thù của những “di sản sống”.

Đó là những di sản phản ánh lịch sử nhưng lại vẫn đang tiếp tục vận động, bồi đắp những giá trị mới và mang hơi thở cuộc sống hiện tại. Bởi vậy chỉ khi người dân thực sự được hưởng lợi từ di sản thì lúc đó “di sản sống” mới phát huy được hết giá trị. Và không ai giữ gìn, bảo tồn di sản tốt nhất bằng người dân-chủ nhân đích thực. Trường hợp thành công của Hội An là minh chứng.       

Tầm nhìn hạn chế, năng lực quản lý yếu kém của những người có trách nhiệm nếu không kịp thời thay đổi thì các “di sản sống”, làng cổ, phố cổ sẽ tiếp tục...khổ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất giải pháp bảo tồn làng cổ Đường Lâm
Đề xuất giải pháp bảo tồn làng cổ Đường Lâm

(VOV) - Đường Lâm là di sản cấp quốc gia. Phải nhìn nhận và tôn trọng nó là di sản để bảo tồn, tôn tạo và giữ gìn theo hướng bền vững.

Đề xuất giải pháp bảo tồn làng cổ Đường Lâm

Đề xuất giải pháp bảo tồn làng cổ Đường Lâm

(VOV) - Đường Lâm là di sản cấp quốc gia. Phải nhìn nhận và tôn trọng nó là di sản để bảo tồn, tôn tạo và giữ gìn theo hướng bền vững.

Làng cổ Đường Lâm: Bảo tồn là dân mà phá hủy cũng là dân
Làng cổ Đường Lâm: Bảo tồn là dân mà phá hủy cũng là dân

(VOV) - Với đặc thù là một “di tích sống”, nếu không ưu tiên người dân trong vấn đề phát triển thì dù bảo tồn thế nào cũng thất bại.

Làng cổ Đường Lâm: Bảo tồn là dân mà phá hủy cũng là dân

Làng cổ Đường Lâm: Bảo tồn là dân mà phá hủy cũng là dân

(VOV) - Với đặc thù là một “di tích sống”, nếu không ưu tiên người dân trong vấn đề phát triển thì dù bảo tồn thế nào cũng thất bại.

Dân Đồng Văn đòi trả danh hiệu
Dân Đồng Văn đòi trả danh hiệu

Chưa có văn bản song người dân phố cổ Đồng Văn đã đánh tiếng muốn trả lại danh hiệu di tích quốc gia.  

Dân Đồng Văn đòi trả danh hiệu

Dân Đồng Văn đòi trả danh hiệu

Chưa có văn bản song người dân phố cổ Đồng Văn đã đánh tiếng muốn trả lại danh hiệu di tích quốc gia.  

Cảm động ngày thơ muộn ở Phố cổ Đồng Văn
Cảm động ngày thơ muộn ở Phố cổ Đồng Văn

(VOV) -Ngày thơ Việt Nam lần thứ 11 tại Phố cổ Đồng Văn đã gây xúc động cho những người yêu thơ và du khách có mặt ở Cao nguyên đá.

Cảm động ngày thơ muộn ở Phố cổ Đồng Văn

Cảm động ngày thơ muộn ở Phố cổ Đồng Văn

(VOV) -Ngày thơ Việt Nam lần thứ 11 tại Phố cổ Đồng Văn đã gây xúc động cho những người yêu thơ và du khách có mặt ở Cao nguyên đá.

Chuyện buồn phố cổ Đồng Văn
Chuyện buồn phố cổ Đồng Văn

VOV.VN -Người dân Đồng Văn đề nghị trả lại danh hiệu Di tích quốc gia khiến ngành chức năng cần suy nghĩ và hành động.

Chuyện buồn phố cổ Đồng Văn

Chuyện buồn phố cổ Đồng Văn

VOV.VN -Người dân Đồng Văn đề nghị trả lại danh hiệu Di tích quốc gia khiến ngành chức năng cần suy nghĩ và hành động.

Phố cổ Đồng Văn: Ngổn ngang buồn!
Phố cổ Đồng Văn: Ngổn ngang buồn!

Trong không gian trầm mặc nơi cao nguyên đá, nét cổ đậm chất lịch sử từng làm mê mẩn du khách đang bị “chèn ép” bởi những yếu tố hiện đại chủ quan.

Phố cổ Đồng Văn: Ngổn ngang buồn!

Phố cổ Đồng Văn: Ngổn ngang buồn!

Trong không gian trầm mặc nơi cao nguyên đá, nét cổ đậm chất lịch sử từng làm mê mẩn du khách đang bị “chèn ép” bởi những yếu tố hiện đại chủ quan.

Vướng mắc ở làng cổ Đường Lâm phải tháo gỡ dần dần
Vướng mắc ở làng cổ Đường Lâm phải tháo gỡ dần dần

(VOV) - "Đây là việc lớn, việc khó, chúng ta cũng phải tháo gỡ dần dần, phải có lộ trình, phải có bước đi..."

Vướng mắc ở làng cổ Đường Lâm phải tháo gỡ dần dần

Vướng mắc ở làng cổ Đường Lâm phải tháo gỡ dần dần

(VOV) - "Đây là việc lớn, việc khó, chúng ta cũng phải tháo gỡ dần dần, phải có lộ trình, phải có bước đi..."