Những nữ nghệ sỹ của núi rừng Tây Nguyên

(VOV) - Các nữ nghệ sỹ Tây Nguyên chính là những bông hoa tươi thắm tỏa hương giúp nhiều người thêm hiểu thêm yêu mảnh đất này.

Tôi có may mắn được tiếp xúc với một số nữ nghệ sỹ của núi rừng Tây Nguyên và luôn cảm thấy tình đất và tình người của vùng đất này thật đậm đà tha thiết. Sông Mẹ (krông Na), sông Cha (Krông Nô) đã sinh ra những người con gái không chỉ dịu dàng, mát ngọt như nước nguồn ở trong gia đình, mà còn tài năng và mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Đặc biệt là trong giới Văn hóa - Nghệ thuật.

Cũng bởi lớn lên trong những âm thanh dù đã xa xôi lắm của rừng đại ngàn, trong nhịp điệu mê đắm của những dàn chiêng, trong các điệu hát dân ca trữ tình, những đêm xoang thâu đêm của mùa lễ hội "ăn năm uống tháng" trong các nhà Rông mà gái trai Tây Nguyên rất có năng khiếu nghệ thuật.

Tiết mục thơ múa “huyền thoại Chư H’Drông” của đoàn Nhà hát ca múa nhạc Đam San tỉnh Gia Lai

Ngược dòng thời gian, từ những năm đầu thập kỷ 60, đoàn ca múa Tây Nguyên ở Hà Nội đã làm rung động bao trái tim bạn bè yêu âm nhạc trong và ngoài nước bằng những ca khúc như Chim Pong kle, Cô gái Tây Nguyên, hay làn điệu dân ca  Êđê, Giarai, Bana, cùng tiếng Tr'ưng giữ rẫy…Các nữ ca sĩ H'Wil (dân tộc Giarai), Kim Nhớ (dân tộc Hrê),  H'Benh (dân tộc Bana) với giọng hát nồng nàn, tha thiết; các  vũ nữ trong những điệu múa có nguồn gốc từ lao động sản xuất hay vui chơi của dân gian Tây Nguyên như Mùa xuân dệt vải, Ca tu, Roong chiêng, Hội làng đã có những màn biểu diễn làm say đắm lòng người.

Những thế hệ diễn viên người Tây Nguyên tiếp theo ở thập kỷ 70 có nhiều gương mặt đã tiếp tục góp phần ghi dấu ấn trong lĩnh vực nghệ thuật như: Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Măng Thị Hội (dân tộc Bana Chăm - Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh), Rơchăm Pheng (dân tộc Giarai - Trường Cao đẳng nghệ thuật quân đội), hai NSƯT của đoàn Bông Sen ÊBan Quý (Êđê), Đinh Xuân Va (H’rê), NSND Đinh Xuân  La (H’rê - Đoàn nghệ thuật Đam San), Hồ Thị Kha Y  (Vân Kiều - Trường văn hóa nghệ thuật Gia Lai)…


Hoạt động nghệ thuật của các nữ nghệ sỹ Tây Nguyên ngày một phong phú và được đông đảo công chúng không chỉ trong tỉnh, trong vùng mà trong cả nước yêu mến. Ca sỹ Siu Black (dân tộc Bana) được mệnh danh là con chim sơn ca của đại ngàn Tây Nguyên, người nghệ sỹ được hâm mộ bởi tài năng và lòng đam mê nghề nghiệp. Các ca sĩ: Ka Thiếu, Chil Trinh, Karazan Ut (dân tộc K'Ho), Y Nguch (dân tộc Bana) Rchom H'Oanh (Giarai), Măng Linh Nga, Đinh Thanh Mai (bana)… đều đã từng giành nhiều huy chương vàng, bạc trong các hội diễn nghệ thuật chuyên và không chuyên trong tỉnh, hoặc toàn quốc. 

Diễn viên Kim Nhất (dân tộc Bana) của đoàn ca múa Tây Nguyên sau khi nghỉ hưu vẫn tiếp tục say mê sáng tạo, chị chuyển sang lĩnh vực mới là viết văn. Bằng lối kể chuyện giản dị, các tác phẩm của chị phản ánh chân thực cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên.

Nhạc sỹ Linh Nga Niêk Đăm

“Đất lành chim đậu”, bên cạnh những nghệ sỹ sinh ra lớn lên ở Tây Nguyên còn có đội ngũ đông đảo những nữ nghệ sỹ chọn nơi đây làm quê hương thứ hai. Họ đã vượt qua những vất vả của đời thường để nâng cao học vấn, rèn luyện tay nghề, làm những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa nghệ thuật. Nhà văn Nguyên Hương đã đoạt giải thưởng văn học trẻ thành phố Hồ Chí Minh, nhà báo Hoàng Thiên Nga (Báo Tiền phong) vừa là một nhà báo rất xông xáo, vừa là một tác giả thơ nữ đậm tình người, tình đời…

Riêng nữ họa sĩ Mỹ Lệ Thi, vốn là nữ ca sĩ của đoàn ca múa Đăk Lăk năm nào, dù ở xa Tổ quốc, bằng chất liệu nghệ thuật Tây Nguyên, đã trở thành một trong những họa sĩ có tiếng ở Australia… Mỗi người một vẻ làm nên sắc hương văn hóa nghệ thuật của một vùng quê hương giàu đẹp, ấm áp tình người và tình đời dù cuộc sống vẫn còn không ít khó khăn.

Không có người phụ nữ nào hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở Tây Nguyên có được cuộc sống dù là vật chất hay tinh thần dễ dàng như ước muốn.  Phải bằng chính sự nỗ lực của bản thân, hay nói như nghệ sỹ Linh Nga Niê kđăm  là bằng đôi cánh của chính mình, chị em đang bay vượt gió, đến với tương lai bằng cả tâm hồn nhạy cảm, đầy ắp yêu thương của người phụ nữ Á Đông.

Bằng cảm xúc riêng của mỗi người qua những trang văn, thơ, nét bút, lời ca, điệu múa…, chị em không chỉ làm đẹp cho mình mà còn làm đẹp thêm cho cuộc sống. Họ chính là những bông hoa tươi thắm tỏa hương, giúp nhiều người thêm hiểu thêm yêu mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió và nồng ấm tình người./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Siu Black "cháy" hết mình tại liveshow “Khát khao môi hồng”
Siu Black "cháy" hết mình tại liveshow “Khát khao môi hồng”

“Họa mi núi rừng” đã cống hiến hết mình với những ca khúc gắn liền với tên tuổi của chị như “Ngọn lửa cao nguyên”, “Ly cà phê ban mê”, “Đôi mắt Pleiku”…

Siu Black "cháy" hết mình tại liveshow “Khát khao môi hồng”

Siu Black "cháy" hết mình tại liveshow “Khát khao môi hồng”

“Họa mi núi rừng” đã cống hiến hết mình với những ca khúc gắn liền với tên tuổi của chị như “Ngọn lửa cao nguyên”, “Ly cà phê ban mê”, “Đôi mắt Pleiku”…

Siu Black làm khách mời của Liveshow 6 - Ngôi nhà âm nhạc
Siu Black làm khách mời của Liveshow 6 - Ngôi nhà âm nhạc

Vào lúc 14h ngày 26/6 tại phòng trà WE, ca sỹ Siu Black sẽ có buổi tập luyện cùng các thí sinh.

Siu Black làm khách mời của Liveshow 6 - Ngôi nhà âm nhạc

Siu Black làm khách mời của Liveshow 6 - Ngôi nhà âm nhạc

Vào lúc 14h ngày 26/6 tại phòng trà WE, ca sỹ Siu Black sẽ có buổi tập luyện cùng các thí sinh.

Tìm kiếm và bảo tồn những làn điệu dân ca Tây Nguyên
Tìm kiếm và bảo tồn những làn điệu dân ca Tây Nguyên

(VOV) -Tối 5/3, Liên hoan dân ca Việt Nam lần thứ 5 khu vực Tây Nguyên đã khai mạc tại tỉnh Kon Tum. .

Tìm kiếm và bảo tồn những làn điệu dân ca Tây Nguyên

Tìm kiếm và bảo tồn những làn điệu dân ca Tây Nguyên

(VOV) -Tối 5/3, Liên hoan dân ca Việt Nam lần thứ 5 khu vực Tây Nguyên đã khai mạc tại tỉnh Kon Tum. .

Đề nghị sử thi Tây Nguyên là di sản văn hóa thế giới
Đề nghị sử thi Tây Nguyên là di sản văn hóa thế giới

Quá trình đề nghị đang bắt đầu ở khâu lập hồ sơ khoa học "Nghệ thuật truyền khẩu sử thi Tây nguyên" do tỉnh Đắk Lắk tiến hành.

Đề nghị sử thi Tây Nguyên là di sản văn hóa thế giới

Đề nghị sử thi Tây Nguyên là di sản văn hóa thế giới

Quá trình đề nghị đang bắt đầu ở khâu lập hồ sơ khoa học "Nghệ thuật truyền khẩu sử thi Tây nguyên" do tỉnh Đắk Lắk tiến hành.

Giữ lại sắc màu thổ cẩm Tây Nguyên
Giữ lại sắc màu thổ cẩm Tây Nguyên

Được sự giúp đỡ  về cả tinh thần và vật chất, nhiều buôn làng ở tỉnh Đăk Nông giờ đây lại lách cách tiếng thoi của khung dệt truyền thống.

Giữ lại sắc màu thổ cẩm Tây Nguyên

Giữ lại sắc màu thổ cẩm Tây Nguyên

Được sự giúp đỡ  về cả tinh thần và vật chất, nhiều buôn làng ở tỉnh Đăk Nông giờ đây lại lách cách tiếng thoi của khung dệt truyền thống.