Phản ứng trái chiều về quy định cấm ông đồ cho chữ ở vỉa hè

VOV.VN - Nhiều người dân đã bày tỏ quan điểm trước quy định mới của Sở VHTT&DL Hà Nội cấm hoạt động của ông đồ trên vỉa hè.

Cứ mỗi năm, đến dịp Tết, khu vực vỉa hè bên Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) lại trở nên nhộn nhịp với hoạt động “bán” chữ của các ông đồ.

Nhưng mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cho biết sẽ đưa ra quy định mới về quy hoạch khu vực hoạt động của các ông đồ nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị. Vì thế, Sở sẽ lần đầu tiên tổ chức “Phố ông đồ” cùng CLB Thư pháp UNESCO Việt Nam tại Hồ Văn, thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám, diễn ra từ ngày 15/1- 15/2/2014.

Tuy nhiên, số lượng ông đồ được tham gia hoạt động tại khu vực quy hoạch mới sẽ bị hạn chế đi rất nhiều. Được biết, 36 căn lều với khung sắt, mái vải cùng bàn ghế khang trang sẽ được dựng lên cho hoạt động thư pháp, nhưng mỗi căn lều chỉ cho phép có 2 ông đồ ngồi sáng tác. Ngoài ra, các ông đồ còn phải được cấp thẻ mới có thể tham gia hoạt động thư pháp.

Hình ảnh các ông đồ "bày mực tàu giấy đỏ" trên vỉa hè sẽ không còn? (ảnh minh họa: Thanh Thanh)

Như vậy, chỉ có 72 ông đồ được quyền tham gia hoạt động trong khu vực, trong khi mỗi năm có tới hơn 150 ông đồ tới đây. Ông đồ nào cố tình làm sai quy định hoạt động mới thậm chí sẽ bị cưỡng chế dừng hoạt động. Vì thế, vẫn có nhiều ông đồ bày bán chữ trên vỉa hè và sẵn sàng bỏ chạy khi có an ninh phường đi tuần tra.

Không có tên trong danh sách được cấp thẻ hoạt động tại Hồ Văn, một ông đồ bức xúc cho biết: “Thực ra, tại khu vực vỉa hè này, những ông đồ như chúng tôi đều hoạt động khá tách biệt nhau chứ không phải là hội viên của một CLB hay một nhóm thư pháp nào. Cho nên, không phải ai trong số các ông đồ vẫn hoạt động tại đây mọi năm đều biết rõ đến quy định mới của Sở VHTT&DL để có thể sớm đăng ký hoạt động ở Hồ Văn. Tôi nghĩ hình thức hoạt động mới đã bị quy hoạch và bị thương mại hóa, mất đi nét gần gũi. Khu vực mới sẽ giống như chợ chữ chứ không thể gọi là “Phố ông đồ” được”.

Những ông đồ không được cấp thẻ hoạt động tại khu vực Hồ Văn vẫn đang phải hoạt động "chui" trên vỉa hè bên Văn Miếu - Quốc Tử Giám (ảnh: Thu Linh)


Ông Trần Mạnh Hải, sinh sống ở khu vực phố Nguyễn Khuyến gần đó cũng đồng tình cho biết: “Hình ảnh ông đồ đã đi vào thơ ca, chúng ta vẫn quen thuộc nhắc đến: Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu giấy đỏ/ Bên phố đông người qua. Nói như thế để thấy đó là một hình ảnh vô cùng thân quen và bình dị. Hình ảnh ấy cũng đã gắn liền với hoạt động văn hóa của người dân mỗi dịp Tết đến”.

“Quy hoạch như vậy thì biệt lập quá, mất đi nét sinh động, mất đi tính dân dã trong nét cổ truyền của hoạt động này. Mà mỗi năm hoạt động thư pháp của ông đồ chỉ có 1 lần, một lần chỉ có hơn 1 tháng để diễn ra. Trong khi, giá trị của hình ảnh ấy đã tồn tại được cả nghìn năm rồi chứ không phải chỉ ở một thời điểm nhất định”, ông Trần Mạnh Hải nói thêm.

Ông đồ Văn Thùy (đến từ Hưng Yên) buồn bã vì không được cấp thẻ  nhưng vẫn đang hoạt động "chui" trên vỉa hè


Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến đồng tình với quy định mới của Sở VHTT&DL.

Ông Đặng Thủy, sinh sống tại Minh Khai, Hà Nội bày tỏ: “Hoạt động văn hóa mà diễn ra ở bên vỉa hè trông sẽ rất lộn xộn, ảnh hưởng tới cả giao thông. Đặc biệt, trong những ngày Tết, đường phố lại rất đông. Nếu quy hoạch để khu vực trở nên khang trang, gọn ghẽ hơn thì tôi ủng hộ. Theo tôi, Sở VHTT&DL có thể bố trí thành nhiều hoạt động khác nhau, không nhất thiết phải là một tụ điểm. Còn trước mắt, không có khu vực quy hoạch rộng rãi hơn thì cứ tạm ở khu vực hạn hẹp như vậy đã, dần dần sẽ có quy mô phát triển hơn”.

Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Hưng, một người khách tới xin chữ tại khu vực này tỏ ra đồng tình nhưng lại nhận định: “Tôi vẫn quen lui tới khu vực vỉa hè này để xin chữ. Tôi nghĩ về quy định mới của Sở, chúng ta vẫn nên nhìn theo hướng tích cực hơn, có thể coi đó sẽ là sân chơi chung cho những người yêu chữ, bảo tồn nét đẹp thư pháp”.

“Nhưng theo tôi, Sở đã có quy hoạch thì nên có quy hoạch một cách cụ thể, sáng suốt. Không thể vì quy định mới mà làm mất dần một nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Cần có cách quản lý, tổ chức tốt hơn, không thể để nhiều ông đồ không được cấp thẻ hoạt động rơi vào tình trạng như hiện tại. Tôi nghĩ đây là một hoạt động cần được bảo tồn để trở thành một nét đẹp của du lịch Việt Nam”, anh Nguyễn Văn Hưng nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông đồ 8x và thư pháp chữ Việt
Ông đồ 8x và thư pháp chữ Việt

Những người trẻ làm ông đồ rất thú vị, họ đã tìm về truyền thống và thưởng thức cái đẹp của văn hóa truyền thống.

Ông đồ 8x và thư pháp chữ Việt

Ông đồ 8x và thư pháp chữ Việt

Những người trẻ làm ông đồ rất thú vị, họ đã tìm về truyền thống và thưởng thức cái đẹp của văn hóa truyền thống.

Bức thư pháp dài 100m trên phố ông đồ
Bức thư pháp dài 100m trên phố ông đồ

Trong nắng ấm, 7 ông đồ trẻ đã thể hiện khả năng thư pháp của mình trên cuộn giấy xuyển chỉ dài 100m trải dài phố Văn Miếu (Hà Nội).

Bức thư pháp dài 100m trên phố ông đồ

Bức thư pháp dài 100m trên phố ông đồ

Trong nắng ấm, 7 ông đồ trẻ đã thể hiện khả năng thư pháp của mình trên cuộn giấy xuyển chỉ dài 100m trải dài phố Văn Miếu (Hà Nội).

NSƯT Trung Hiếu trổ tài "múa bút" với nhà thư pháp Nhật
NSƯT Trung Hiếu trổ tài "múa bút" với nhà thư pháp Nhật

VOV.VN - "Sức mạnh thư pháp" là buổi giao lưu thú vị giữa nhà thư pháp Nhật Bản với NSƯT Trung Hiếu và những người đam mê thư pháp.

NSƯT Trung Hiếu trổ tài "múa bút" với nhà thư pháp Nhật

NSƯT Trung Hiếu trổ tài "múa bút" với nhà thư pháp Nhật

VOV.VN - "Sức mạnh thư pháp" là buổi giao lưu thú vị giữa nhà thư pháp Nhật Bản với NSƯT Trung Hiếu và những người đam mê thư pháp.

Triển lãm thư pháp sắp đặt “Vô ngôn”
Triển lãm thư pháp sắp đặt “Vô ngôn”

 40 tác phẩm tĩnh và 5 tác phẩm sắp đặt giới thiệu tại triển lãm sẽ mang lại nhiều cảm xúc văn hóa – thẩm mỹ và sự bình phẩm đa dạng cho công chúng yêu nghệ thuật.

Triển lãm thư pháp sắp đặt “Vô ngôn”

Triển lãm thư pháp sắp đặt “Vô ngôn”

 40 tác phẩm tĩnh và 5 tác phẩm sắp đặt giới thiệu tại triển lãm sẽ mang lại nhiều cảm xúc văn hóa – thẩm mỹ và sự bình phẩm đa dạng cho công chúng yêu nghệ thuật.

1.000 bức thư pháp chữ “Long” tham dự Đại lễ
1.000 bức thư pháp chữ “Long” tham dự Đại lễ

Mỗi chữ “Long” được thể hiện nhiều biểu tượng khác nhau, từ con rồng, anh bộ đội cầm súng bảo vệ Tổ quốc hay học sinh miệt mài với sách vở… đã làm nên bức thư pháp có tổng chiều dài khoảng 210m.

1.000 bức thư pháp chữ “Long” tham dự Đại lễ

1.000 bức thư pháp chữ “Long” tham dự Đại lễ

Mỗi chữ “Long” được thể hiện nhiều biểu tượng khác nhau, từ con rồng, anh bộ đội cầm súng bảo vệ Tổ quốc hay học sinh miệt mài với sách vở… đã làm nên bức thư pháp có tổng chiều dài khoảng 210m.

Lần đầu triển lãm thư pháp thơ chữ Hán của Bác Hồ
Lần đầu triển lãm thư pháp thơ chữ Hán của Bác Hồ

(VOV) - Sáng 13/5, tại Tòa nhà Viện Dầu khí, Hà Nội, đã khai mạc buổi triển lãm đặc biệt về “Thư pháp thơ chữ Hán của Bác Hồ”.

Lần đầu triển lãm thư pháp thơ chữ Hán của Bác Hồ

Lần đầu triển lãm thư pháp thơ chữ Hán của Bác Hồ

(VOV) - Sáng 13/5, tại Tòa nhà Viện Dầu khí, Hà Nội, đã khai mạc buổi triển lãm đặc biệt về “Thư pháp thơ chữ Hán của Bác Hồ”.

Tỏa sáng thư pháp Thăng Long
Tỏa sáng thư pháp Thăng Long

Ngày 4/10, 250 tác phẩm của gần 50 thư pháp gia (từ 25 - 90 tuổi) đã được trưng bày tại nhà Thái học (Văn Miếu) đã tôn vinh vẻ đẹp tinh tế, uyên thâm của nghệ thuật thư pháp Việt Nam.

Tỏa sáng thư pháp Thăng Long

Tỏa sáng thư pháp Thăng Long

Ngày 4/10, 250 tác phẩm của gần 50 thư pháp gia (từ 25 - 90 tuổi) đã được trưng bày tại nhà Thái học (Văn Miếu) đã tôn vinh vẻ đẹp tinh tế, uyên thâm của nghệ thuật thư pháp Việt Nam.

TP Hồ Chí Minh khai mạc "Phố ông đồ" mừng Xuân
TP Hồ Chí Minh khai mạc "Phố ông đồ" mừng Xuân

(VOV) - Sáng 2/2, tại Cung Văn hóa Lao động thành phố Hồ Chí Minh đã khai mạc "Phố ông đồ" mừng Xuân Quý Tỵ 2013.

TP Hồ Chí Minh khai mạc "Phố ông đồ" mừng Xuân

TP Hồ Chí Minh khai mạc "Phố ông đồ" mừng Xuân

(VOV) - Sáng 2/2, tại Cung Văn hóa Lao động thành phố Hồ Chí Minh đã khai mạc "Phố ông đồ" mừng Xuân Quý Tỵ 2013.

“Phố Ông đồ” Văn Miếu bày "mực tàu, giấy đỏ" đón Tết
“Phố Ông đồ” Văn Miếu bày "mực tàu, giấy đỏ" đón Tết

(VOV) - Những ngày giáp Tết, phố Văn Miếu (Hà Nội) lại nhộn nhịp những "ông đồ" cùng áo the, khăn xếp bày "mực tàu, giấy đỏ" cho chữ.

“Phố Ông đồ” Văn Miếu bày "mực tàu, giấy đỏ" đón Tết

“Phố Ông đồ” Văn Miếu bày "mực tàu, giấy đỏ" đón Tết

(VOV) - Những ngày giáp Tết, phố Văn Miếu (Hà Nội) lại nhộn nhịp những "ông đồ" cùng áo the, khăn xếp bày "mực tàu, giấy đỏ" cho chữ.