Sinh viên thổi sáo trúc- lan tỏa niềm đam mê nghệ thuật dân tộc

VOV.VN - Có một điều thú vị không phải ai cũng biết là hiện nay ở các trường đại học có những nhóm sinh viên chơi sáo trúc, họ tập hợp nhau thành các CLB sáo

Đều đặn tối thứ hai và thứ sáu hàng tuần, các bạn trẻ trong CLB sáo trúc ĐH Khoa học (thuộc Đại học Thái Nguyên) lại tụ họp nhau tại sân trường để cùng nhau chia sẻ niềm đam mê sáo trúc. Các chàng trai (từ trái sang phải): Nguyễn Thanh Hải, Vũ Nhật Tâm, Vũ Quốc Tập, Nguyễn Duy Phúc là nhóm sinh viên tràn đầy nhiệt huyết và có lòng đam mê bộ môn nghệ thuật dân gian này.

Các sinh viên luyện thổi sáo trúc vào buổi tối thứ 2, thứ 6 hàng tuần.

 Biết và thích thổi sáo từ khi còn học phổ thông trung học, các bạn trẻ này vẫn giữ thói quen thổi sáo của mình đến khi vào trường đại học. Nguyễn Thanh Hải cho biết, ngày còn là học sinh, do chưa hiểu biết nhiều về sáo, nên niềm đam mê của họ cũng chỉ dừng lại ở mức đơn giản. Hải thường chỉ được thấy và mua những cây sáo bán ngoài chợ với giá 10.000 – 15.000đ/cây, là hàng "chợ", được làm một cách đại trà, đơn giản.

Sau khi đỗ vào trường Đại học Thái Nguyên, Hải cũng như các bạn mình có điều kiện được tiếp xúc nhiều hơn với sáo trúc, bởi phong trào chơi sáo của sinh viên trong các trường đại học ở Đại học Thái Nguyên khá phát triển. Ở Trường đại học Thái Nguyên còn có cả một Câu lạc bộ (CLB) sáo trúc.

CLB Sáo trúc ĐH Sư phạm là một trong những CLB hoạt động tích cực nhất của CLB Sáo trúc ĐH Thái Nguyên

 

Trong những buổi sinh hoạt CLB, các thành viên mới đều được hướng dẫn nhiệt tình từ cách cầm sáo đến cách thể hiện các nốt nhạc.

Khi kỹ thuật và kiến thức về sáo của họ khá lên, Hải và nhóm bạn tham gia sinh hoạt, giao lưu với rất nhiều CLB sáo trúc của sinh viên các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội. Trong thời gian này, các chàng trai nhận thấy có rất nhiều các CLB sáo trúc đơn lẻ, nhưng hoạt động độc lập với nhau, chưa có sự giao lưu, gắn kết nhiều. Họ nảy ra ý tưởng lien kết các CLB sáo trúc với nhau, tạo thành một cộng đồng chung các bạn trẻ chơi sáo.

Nhóm bạn của Hải tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng thổi sáo sao cho thật điêu luyện. Cách đây 1 năm, họ đã đi đến hầu khắp các KTX của các trường đại học trên địa bàn Hà Nội để giao lưu trong các chương trình văn nghệ, hội trại sinh viên...

Mong muốn của họ là từ chỗ gắn kết các CLB thành CLB sáo trúc Thái Nguyên- Hà Nội, rồi đến CLB sáo trúc miền Bắc và trong tương lai sẽ gắn kết được các CLB sáo trúc Việt Nam thành một khối.

Bạn Nguyễn Thị Ánh, thành viên CLB Sáo trúc Đại học Sư phạm (thuộc ĐH Thái Nguyên) cho biết: “Chúng tôi không phải là người sáng lập ra các CLB sáo trúc. Họ là những CLB đã có sẵn rồi. Phong trào riêng của các CLB cũng rất phát triển nhưng chưa có sự kết nối nhiều với nhau. Bởi vậy chúng tôi mong muốn tập hợp tất cả các bạn trẻ yêu nhạc cụ dân tộc này thành một tổ chức có quy mô hơn. Và chúng tôi chỉ là người kết nối các CLB đã có sẵn lại với nhau”.                         

Sinh viên Nguyễn Thị Ánh.
Với mong muốn ban đầu là giúp các bạn trẻ ở Thái Nguyên yêu thích sáo trúc nhiều hơn, dạy thổi sáo cho những bạn chưa biết gì về sáo nhưng muốn học thổi sáo, các thành viên CLB sáo trúc ĐH Thái Nguyên đã làm các video clip và chia sẻ trên Youtube.

Sinh viên Hoàng Long- Chủ nhiệm CLB Sáo trúc ĐH Công nghiệp (thuộc ĐH Thái Nguyên) chia sẻ kinh nghiệm với những người muốn học thổi sáo: “Thứ nhất: Lúc mới học sáo, là làm sao thổi cho sáo nó kêu và thổi tròn tiếng sáo. Thứ 2: Khi thổi sau một thời gian mình sẽ tập luyện các bài sáo đơn giản nhất, kĩ thuật ít nhất nhưng phải kiên trì. Thứ 3 và cũng là cái khó khăn nhất đó là thổi ra một tác phẩm hay thì phải có hồn và hơi thở, cách điều hơi sao cho hợp lý khi vào bài đó”.

Sinh viên Hoàng Long- Chủ nhiệm CLB Sáo trúc ĐH Công nghiệp.

Dần dần nhiều bạn trẻ khi xem clip của sinh viên ĐH Thái Nguyên trên Youtube đã muốn học thổi sáo và nhắn tin hỏi họ kinh nghiệm mua sáo tốt ở đâu. Số lượng người nhắn tin, gọi điện hỏi mua sáo khá nhiều, nhóm bạn trong CLB Sáo trúc ĐH Thái Nguyên đã nghĩ đến việc sản xuất và bán những cây sáo do chính họ làm ra, những cây sáo tốt, tương đối chuẩn để người dùng có thể chơi, biểu diễn trong các cuộc giao lưu. Và mong muốn lớn nhất của họ vẫn là làm sao để ngày càng có thêm nhiều bạn trẻ yêu thích sáo trúc và biết thổi sáo.

Sáo trúc

Sáo trúc được làm bằng ống trúc hoặc ống nứa. Người ta chọn cây trúc già, lóng thẳng, một đầu có mấu hoặc được bịt kín. Sáo được khoét 1 lỗ thổi hình bầu dục ở phía đầu ống. Thẳng hàng với lỗ thổi có 6 lỗ bấm (lỗ cao độ). Phía gần cuối ống sáo có 1 hay 2 lỗ hình tròn có tác dụng thoát hơi hoặc luồn dây tua màu để trang trí.

Trong lòng ống sáo, gần lỗ thổi được bịt chặt bởi một mẩu gỗ mềm. Nút chặn (mẩu gỗ) này phải thật khít với lòng ống nhưng lại có thể đẩy lui đẩy tới để điều chỉnh độ cao thấp ở sáo khi cần thiết.

Ống sáo có đường kính lớn, dài thì âm thanh có độ trầm, thấp. Ống sáo có đường kính nhỏ, ngắn thì âm thanh có độ cao, đanh. Cỡ ống to nhỏ, dài ngắn khác nhau đã tạo ra sự khác nhau về cao độ và hình thành các loại sáo như Sáo Ðô (từ Ðô1 đến Ðô3), Sáo Sol thấp (từ Sol đến Sol2), Sáo Sol cao (từ Sol1 đến Sol3)… Tên gọi như vậy được hiểu là cây sáo đó có nốt thấp nhất (khi bịt kín 6 lỗ cao độ) âm phát ra bằng nốt Đô, nốt Sol…

Âm thanh Sáo trúc vui tươi, mượt mà, trong sáng, khỏe, vang xa, có âm vực rộng trên hai quãng tám.

Video clip: Sinh viên CLB sáo trúc ĐH Sư phạm (thuộc ĐH Thái Nguyên) với hòa tấu sáo trúc bài "Tình đất".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh ngạc trước khả năng chơi đàn rất hay của người đàn ông vô gia cư
Kinh ngạc trước khả năng chơi đàn rất hay của người đàn ông vô gia cư

Những khoảnh khắc kỳ diệu trong cuộc sống có thể đến vào những lúc không ngờ nhất, ở những nơi không mong đợi nhất.

Kinh ngạc trước khả năng chơi đàn rất hay của người đàn ông vô gia cư

Kinh ngạc trước khả năng chơi đàn rất hay của người đàn ông vô gia cư

Những khoảnh khắc kỳ diệu trong cuộc sống có thể đến vào những lúc không ngờ nhất, ở những nơi không mong đợi nhất.

Cảnh sát chơi đàn ghita để ngăn chặn bạo lực học đường
Cảnh sát chơi đàn ghita để ngăn chặn bạo lực học đường

Trung úy cảnh sát Song Jun-han ở Seoul đã chơi đàn ghita mỗi khi tham gia các chương trình ngăn chặn bạo lực học đường.

Cảnh sát chơi đàn ghita để ngăn chặn bạo lực học đường

Cảnh sát chơi đàn ghita để ngăn chặn bạo lực học đường

Trung úy cảnh sát Song Jun-han ở Seoul đã chơi đàn ghita mỗi khi tham gia các chương trình ngăn chặn bạo lực học đường.

Tổng thống Nga chơi đàn piano cho sinh viên hát
Tổng thống Nga chơi đàn piano cho sinh viên hát

VOV.VN - Được biết, giai điệu piano mà ông Putin chơi là một bài hát phổ biến thời Xô Viết. 

Tổng thống Nga chơi đàn piano cho sinh viên hát

Tổng thống Nga chơi đàn piano cho sinh viên hát

VOV.VN - Được biết, giai điệu piano mà ông Putin chơi là một bài hát phổ biến thời Xô Viết.