Thực - ảo về sự thần linh của búp bê Kumathong

VOV.VN -Có lẽ những câu chuyện nhiệm màu về kumathong khiến thị trường mua bán ngầm trở nên sôi động hẳn.

Theo nhiều bài viết trên mạng xã hội, Kumathong (tiếng Thái là Cậu bé vàng) được tạo ra từ lòng trắc ẩn đối với nỗi đau khổ của những đứa trẻ vì thiếu điều kiện để được tái sinh vào nơi tốt hơn. Các nhà sư hoặc thầy bùa sẽ giúp đỡ những đứa trẻ đáng thương này bằng cách đưa chúng vào một nơi tạm thời để "trú ẩn", chẳng hạn như mặt dây chuyền hoạ tiết hoặc bức tượng nhỏ hình em bé. Khi "thỉnh" kumathong về có nghĩa bạn sẽ trở thành bố hoặc mẹ của đứa trẻ vô hình vô thực này. Phóng viên VOV đã đi tìm hiểu thực – hư về búp bê “thiên thần” này.

 Một búp bê kumathong

“Tượng kumathong có giá từ  3,5 -3,8triệu đồng/ tượng. Đó là tượng tốt nhất rồi ạ. Còn búp bê đắt hơn loại chính thống thì rẻ hơn. Không phải rẻ hơn là không linh đâu…”

Chỉ cần nhấc máy lên, gọi vào số điện thoại có sẵn trên trang buôn bán kumathong với hàng nghìn lượt theo dõi,  tôi – trong vai một khách hàng có thể mua một búp bê kumathong – nếu cần với giá vài triệu đồng. Thế nhưng, gía cả không phải là yếu tố làm nên cơn sốt của búp bê Kumathong. Điều khiến tên “Kumathong” trở thành một từ khóa hót với 42 nghìn kết quả trong 0,26 giây trên công cụ tìm kiếm google đó là những câu chuyện ma mị xung quanh búp bê thiên thần này. 

Một câu chuyện khá nổi trên facebook có tên “Kumathong – đưa tôi lên như một bà hoàng và cũng chính nó tàn phá tuổi thanh xuân của tôi một cách đau đớn”. Sự tranh luận của cộng đồng mạng về độ thực - ảo của kumathong khiến tôi muốn gặp những chủ nhân đang nuôi búp bê này. Linh – một cô gái sinh năm 1998 ở Hà Nội là một ví dụ.

“Em bắt đầu nuôi từ năm ngoái. Lúc đó trục trặc kinh tế. Em nhờ người thỉnh từ bên Thái. Khi nhận bé vào nhà cũng có cúng thổ địa, gia tiên. Mua ở Việt Nam sợ không biết có thật không, hoặc trong đó không phải vong nhi mà là vong khác”.

Linh trần tình và cho biết, Kumathong mà em đang nuôi có tên là “bé An”. 

Tôi đưa tay chào “An” như một thành viên thứ 3 có mặt trong cuộc phỏng vấn. Bởi tôi cũng như rất nhiều người khác, tâm linh là điều chúng ta luôn thận trọng. “An” – cô bé búp bê cao khoảng 20 phân, có mái tóc dài màu tím, cánh tay có những dòng chữ Thái Lan, được Linh mua về với giá khoảng 5 triệu đồng. An và Linh giao tiếp với nhau trong giấc mơ và sự cảm nhận.
  
“Ngay từ đầu em đã thấy gần gũi. Đêm mơ là bé ôm em, thơm em và thương em. Từ khi nuôi An, em thấy mọi việc tốt lên”- Linh tâm sự. 
Trên chiếc tủ nhỏ ở đầu giường của Linh có đặt sẵn bánh kẹo, nhang đèn và thức ăn cho kumathong. Theo lời thầy dặn thì một tháng Linh cho Kumathong ăn 2 lần vào ngày mùng Một âm và ngày rằm. 

Bộ sưu tập búp bê tại một ngôi nhà ở Nonthaburi, Thái Lan (Ảnh: KT)

Một nhân vật nữa mà tôi tìm đến là người đàn ông tên Thành ở Hải Phòng. Người đã nuôi kumathong gần 1 năm qua và cũng đã tiễn kumathong đi được 2 tháng nay vì không thể chịu được.

“Lúc đó vợ chồng cãi nhau, kinh tế khó khăn. Người ta bảo kumathong hút tài lộc nên tôi nhờ người thỉnh từ Thái Lan về. Lúc đầu mình nuôi để giải quyết vấn đề tinh thần. Niềm tin tuyệt đối là không có”. Anh Thành cho biết.

“Vậy kể từ khi nuôi kumathong, anh thấy thế nào?”

“Cảm nhận trực tiếp là mình thấy mọi thứ rất thuận. Vợ chồng không cãi cọ nhau, kinh doanh tăng lên, nhiều khách. Duy trì được 5-6 tháng sau rồi mọi thứ tồi tệ hơn. Mọi vận hạn đen đủi nó đến. Quan trọng nhất là đêm mình ngủ rất khó chịu, bị bóng đè. Từ ngày không nuôi nữa, cuộc sống lại trở lại bình thường…”, lời kể của anh Thành. 

Có lẽ những câu chuyện nhiệm màu về kumathong khiến thị trường mua bán ngầm trở nên sôi động hẳn.

Trong vai một người cần mua mua kumathong, tôi gọi điện cho một người tên Hải và được chào hàng:

“Kumathong thì có loại lukthep và búp bê cao su. Búp bê thì đưa đi được còn loại lukthep thì phải thắp hương. Em đảm bảo là em thỉnh tại chùa Thái. Thầy chụp ảnh và đăng clip. Shop em là shop đầu tiên và duy nhất được thầy cầm biển tên em để chụp”

- Hiệu quả có thật không em?

-Nói chung cái đấy là hữu duyên. Các bé do xảy thai, nạo, có bé biết 4 ngôn ngữ, có bé có phép thần thông đọc đượcc suy nghĩ của bố mẹ. Bé có thể cảm nhận được tình thương của người ấy nếu chăm sóc đầy đủ. Bé sẽ xin bề trên cho chị tài lộc. Không phải hôm nay thích thì mua, mai không thích lại bỏ bé”. Người đàn ông tên Thành cho biết. 
Khi không muốn nuôi kumathong nữa, họ lại tìm đến nhà chùa hoặc các chuyên gia tâm linh để hóa giải. Anh Trần Vũ Kim Trung – một chuyên gia tâm linh ở Hà Nội  từng tiếp một vị khách nuôi 14 kumathong kể rằng: “Nó là điều rất khó kiểm chứng… Nhưng tôi nói thật, các bạn trẻ cẩn thận, không làm thì đừng mong giàu, không học thì đừng mong thông minh, không chân tình làm gì có tình yêu…”

Việc nuôi kumathong được giải thích ở góc độ khoa học như thế nào? Mời quý độc giả xem tiếp bài 2, sẽ đăng trên VOV.VN vào ngày mai 14/3./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi bị xử phạt thế nào?
Lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi bị xử phạt thế nào?

VOV.VN - Lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi bị xử phạt thế nào?

Lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi bị xử phạt thế nào?

VOV.VN - Lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chen chúc đi lễ đầu năm: Mê tín hay khủng hoảng tâm linh?
Chen chúc đi lễ đầu năm: Mê tín hay khủng hoảng tâm linh?

VOV.VN -Tại sao trong thời đại công nghiệp 4.0 vẫn còn tồn tại kiểu tâm lý mê muội, phản khoa học? 

Chen chúc đi lễ đầu năm: Mê tín hay khủng hoảng tâm linh?

Chen chúc đi lễ đầu năm: Mê tín hay khủng hoảng tâm linh?

VOV.VN -Tại sao trong thời đại công nghiệp 4.0 vẫn còn tồn tại kiểu tâm lý mê muội, phản khoa học? 

Thượng tọa Thích Nhật Từ: Cúng cô hồn rằm tháng 7 là mê tín dị đoan
Thượng tọa Thích Nhật Từ: Cúng cô hồn rằm tháng 7 là mê tín dị đoan

VOV.VN - Cúng cô hồn là quan niệm thuộc tín ngưỡng dân gian, dựa một phần vào đạo Phật, theo một cách sai lầm, cho rằng tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn.

Thượng tọa Thích Nhật Từ: Cúng cô hồn rằm tháng 7 là mê tín dị đoan

Thượng tọa Thích Nhật Từ: Cúng cô hồn rằm tháng 7 là mê tín dị đoan

VOV.VN - Cúng cô hồn là quan niệm thuộc tín ngưỡng dân gian, dựa một phần vào đạo Phật, theo một cách sai lầm, cho rằng tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn.

Lợi dụng mê tín lừa hàng ngàn khách đi chùa Hương
Lợi dụng mê tín lừa hàng ngàn khách đi chùa Hương

VOV.VN-Cơ quan chức năng vừa bắt giữ nhóm người có dấu hiệu lợi dụng mê tín, dị đoan để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của du khách đến chùa Hương.

Lợi dụng mê tín lừa hàng ngàn khách đi chùa Hương

Lợi dụng mê tín lừa hàng ngàn khách đi chùa Hương

VOV.VN-Cơ quan chức năng vừa bắt giữ nhóm người có dấu hiệu lợi dụng mê tín, dị đoan để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của du khách đến chùa Hương.

Đề nghị loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại nơi thờ tự Phật giáo
Đề nghị loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại nơi thờ tự Phật giáo

VOV.VN - Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có văn bản về việc tăng cường nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.

Đề nghị loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại nơi thờ tự Phật giáo

Đề nghị loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại nơi thờ tự Phật giáo

VOV.VN - Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có văn bản về việc tăng cường nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.