Thực thi tiêu chí văn hóa giao thông: Liệu có khả thi?

VOV.VN - Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ gồm 9 tiêu chí chung và 5 tiêu chí riêng cho một số đối tượng cụ thể. 

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các Cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong việc thực hiện các nội dung về văn hóa giao thông để mọi thành viên trong xã hội có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông, mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra Tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ. Tuy nhiên, để những Tiêu chí này đi vào đời sống và phát huy sức mạnh lại là một câu chuyện dài.

Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ gồm 9 tiêu chí chung và 5 tiêu chí riêng cho một số đối tượng cụ thể. Các tiêu chí được nhìn nhận ở nhiều phía từ các cơ quan quản lý nhà nước đến người tham gia giao thông, cư dân sinh sống ven đường giao thông…Qua đó đưa ra một giải pháp quản lý an toàn giao thông mới.

Đặc biệt, Tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ còn quy định những ứng xử cụ thể đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự giao thông: Ứng xử văn minh, không sách nhiễu, tiêu cực khi thi hành công vụ; Hướng dẫn, giúp đỡ người tham gia giao thông, đặc biệt là người tàn tật, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ…

Tiêu chí văn hóa giao thông đưa ra những qui định cụ thể về thái độ của lực lượng chức năng. (ảnh: Lan Nga)

Ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Bộ Giao thông Vận tải cho biết: “Việc ứng xử của các lực lượng chức năng khi thực hiện tuần tra, kiểm soát hoặc thanh tra xử lý hành vi vi phạm rất có tác dụng trong việc truyền bá, tuyên truyền. Lực lượng chức năng cần thể hiện được vai trò người công bộc của nhà nước, thể hiện sự tôn trọng người tham gia giao thông. Có thành ý hướng dẫn, giúp đỡ cho người tham gia giao thông biết hành vi sai phạm của mình.”

Có thể thấy việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố Tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ phần nào đáp ứng được mong mỏi của người dân về một môi trường giao thông an toàn, lành mạnh. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người quan ngại hiện nay đó là: Làm thế nào để các tiêu chí này đi vào cuộc sống xã hội khi các cơ quan chức năng chỉ dừng ở mức khuyến khích, động viên người dân thực hiện tiêu chí mà không có một chế tài nào kèm theo?

Đây cũng là vấn đề được đề cập ngay từ những ngày đầu xây dựng Tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ và vấp phải rất nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người hóm hỉnh so sánh các Tiêu chí này như môn học Đạo đức tại trường phổ thông, ai ai cũng ra rả nói về sự cấp thiết của Đạo đức nhưng trên thực tế thời lượng cũng như vị trí của môn học này lại chưa được coi trọng đúng mức.

Giáo sư Hoàng Chương, chủ nhiệm Dự án văn hóa giao thông, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia thẳng thắn: “Tôi đi làm hội thảo văn hóa giao thông mà buồn vô cùng vì những người lãnh đạo cấp cao của các tỉnh, thành không quan tâm. Dù ông Chủ tịch là trưởng ban an toàn giao thông của tỉnh nhưng không bao giờ ông Chủ tịch nào đến hội thảo văn hóa giao thông. Điều đó để thấy rằng nhận thức về văn hóa giao thông, an toàn giao thông không phải ai cũng nhận thức đúng. Những người lãnh đạo chủ chốt nhất lại ít quan tâm.”

Xây dựng văn hóa giao thông cần xây dựng từ ý thức của người tham gia giao thông.

Theo kinh nghiệm ở các quốc gia phát triển trên thế giới, chỉ khi người dân chấp hành nghiên chỉnh các quy định của pháp luật nhưng tai nạn giao thông vẫn tăng cao, thì họ mới triển khai văn hóa giao thông để đẩy lùi tai nạn giao thông. Tức là văn hóa giao thông được hình thành trên cơ sở người dân đã có thói quen tuân thủ luật giao thông. Còn ở Việt Nam các tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ lại được phát triển trong khi ý thức thực hiện luật giao thông còn nhiều bát nháo. Về vấn đề này, ông Phạm Văn Thủy, Cục trưởng Cục văn hóa cơ sở, đơn vị trực tiếp xây dựng các tiêu chí cho rằng: Các tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ nhằm nâng cao nhận thức để mỗi cá nhân tự giác chấp hành quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

“Khi đưa ra tiêu chí văn hóa giao thông, mong muốn của những người soạn thảo cũng như của toàn xã hội là để thay đổi một phần về nhận thức của các đối tượng tham gia giao thông. Hình thành nên thói quen, nét đẹp trong văn hóa giao thông.” - ông Phạm Văn Thủy cho biết.

Thay đổi nhận thức, hình thành thói quen, nét đẹp trong văn hóa giao thông – không chỉ là mong muốn của những nhà quản lý hay những người xây dựng Tiêu chí văn hóa giao thông đường bộ, mà là mong muốn của bất cứ ai về một môi trường giao thông an toàn, lành mạnh.

Nhưng, liệu những biện pháp như tuyên truyền cổ động, kẻ vẽ pano áp phích, dựng tiểu phẩm sân khấu, tổ chức liên hoan tuyên truyền cũng như lồng ghép nội dung tiêu chí Văn hóa giao thông vào nội dung phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa…. có quá chung chung để một môn học Đạo đức như Tiêu chí văn hóa giao thông có thể đi vào đời sống?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công bố Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ
Công bố Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ

VOV.VN - Ngày 1/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức họp báo công bố Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ.

Công bố Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ

Công bố Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ

VOV.VN - Ngày 1/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức họp báo công bố Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ.

Giao thông ở TP HCM hỗn loạn vì triều cường
Giao thông ở TP HCM hỗn loạn vì triều cường

VOV.VN -Chiều 5/11, hàng loạt các tuyến đườg trên địa bàn thành phố chìm trong “biển” nước, giao thông hỗn loạn, ùn tắc nghiêm trọng…

Giao thông ở TP HCM hỗn loạn vì triều cường

Giao thông ở TP HCM hỗn loạn vì triều cường

VOV.VN -Chiều 5/11, hàng loạt các tuyến đườg trên địa bàn thành phố chìm trong “biển” nước, giao thông hỗn loạn, ùn tắc nghiêm trọng…

Hà Nội: Xử lý học sinh vi phạm giao thông ở mọi tuyến đường
Hà Nội: Xử lý học sinh vi phạm giao thông ở mọi tuyến đường

VOV.VN - Trong đó có vi phạm việc không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên môtô, xe gắn máy, xe đạp điện đối với học sinh phổ thông...

Hà Nội: Xử lý học sinh vi phạm giao thông ở mọi tuyến đường

Hà Nội: Xử lý học sinh vi phạm giao thông ở mọi tuyến đường

VOV.VN - Trong đó có vi phạm việc không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên môtô, xe gắn máy, xe đạp điện đối với học sinh phổ thông...

Vi phạm giao thông khi đi xe đạp điện hầu hết là học sinh
Vi phạm giao thông khi đi xe đạp điện hầu hết là học sinh

VOV.VN -Sau 3 ngày triển khai ra quân xử lý, CSGT Hà Nội đã xử lý hơn 200 trường hợp, trong đó hơn 80% là học sinh phổ thông.

Vi phạm giao thông khi đi xe đạp điện hầu hết là học sinh

Vi phạm giao thông khi đi xe đạp điện hầu hết là học sinh

VOV.VN -Sau 3 ngày triển khai ra quân xử lý, CSGT Hà Nội đã xử lý hơn 200 trường hợp, trong đó hơn 80% là học sinh phổ thông.

Giao thông tại Hongkong (Trung Quốc) đình trệ do bão Usagi
Giao thông tại Hongkong (Trung Quốc) đình trệ do bão Usagi

VOV.VN -Đã có hơn 400 chuyến bay đã bị hoãn hoặc hủy chuyến, một số phương tiện giao thông cũng đã tạm ngừng hoạt động.

Giao thông tại Hongkong (Trung Quốc) đình trệ do bão Usagi

Giao thông tại Hongkong (Trung Quốc) đình trệ do bão Usagi

VOV.VN -Đã có hơn 400 chuyến bay đã bị hoãn hoặc hủy chuyến, một số phương tiện giao thông cũng đã tạm ngừng hoạt động.