Tiếng kèn độc đáo trong lễ cưới của người Dao đỏ

VOV.VN - Người Dao đỏ có câu: “Sống kèn trống, chết đèn dầu”, điều này cho thấy rõ vị thế của kèn (phàn tỵ) trong đời sống của đồng bào.

Trong kho tàng văn hóa truyền thống của người Dao đỏ, kèn (còn gọi là phàn tỵ) là một trong những loại nhạc cụ gắn liền với đời sống của đồng bào. Văn hoá sử dụng kèn của người Dao đỏ khá đặc biệt, họ không sử dụng kèn trong các lễ hội, ma chay mà kèn được sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc 12 đèn, với quan niệm tiếng kèn là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi.

Trong lễ cưới người Dao đỏ, tiếng kèn có ý nghĩa rất đặc biệt. Nếu thiếu đi tiếng kèn sẽ làm ngày cưới mất vui. Tiếng kèn làm cho lòng người xốn sang, tràn ngập hạnh phúc, nhất là những đôi bạn trẻ đang trong lứa tuổi yêu đương.

Tiếng kèn trong ngày cưới - ngày hạnh phúc nhất của những chàng trai cô gái Dao càng thêm phần ý nghĩa. Ảnh: Hoàng Hà

Bà Triệu Thị Nhậy, ở xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho biết: “Kèn - phàn tỵ của người Dao đỏ có ý nghĩa rất đặc biệt. Người Dao đỏ chỉ sử dụng kèn ở hai việc đó là lễ cưới và lễ cấp sắc 12 đèn. Tuy nhiên lễ cấp sắc 12 đèn ngày nay rất ít gia đình  tổ chức bởi tốn kém, mất nhiều thời gian. Vì vậy mỗi khi tiếng kèn vang lên ai cũng cảm thấy xốn sang hạnh phúc, nhất là những đôi bạn trẻ. Đây là nét văn hoá rất độc đáo và riêng có của người Dao đỏ, tiếng kèn là nét văn hoá đặc trưng của Dao mà các dân tộc khác không có được”.

Người Dao đỏ có câu: “Sống kèn trống, chết đèn dầu”, điều này cho thấy rõ vị thế của kèn (phàn tỵ) trong đời sống của đồng bào. Vì thế, tiếng kèn trong ngày cưới - ngày hạnh phúc nhất của những chàng trai cô gái Dao càng thêm phần ý nghĩa. Trong lễ cưới, kèn được sử dụng vào từng thời điểm khác nhau, nên điệu thổi cũng phải tương ứng với bối cảnh của nó.

Đây là điệu kèn đầu tiên trong lễ rước dâu của người Dao đỏ. Điệu kèn này được thổi dài hơi hơn và tiết tấu vui nhộn thể hiện được tình cảm quý mến của gia đình nhà trai khi cô dâu cùng đoàn đưa dâu nhà gái đến nhà chồng.

Cùng với điệu kèn này, trong lễ cưới của người Dao đỏ, kèn được thổi ở 9 điệu khác nhau (gọi là 9 tìu dạt) như: điệu kèn rước dâu vào nhà chồng; điệu kèn cô dâu, chú rể làm lễ bái đường; điệu cảm ơn tấm lòng cha mẹ hai bên; điệu chào đón khách quý và tiễn đoàn đưa dâu khi kết thúc lễ cưới… Nhưng hay và ý nghĩa hơn cả là điệu thổi giành cho cha mẹ hai bên. Tiếng kèn được thổi với tiết tấu chậm rãi, nghe cảm nhận rõ sự trầm lắng, có chút buồn của người con gái sắp phải xa nơi mình sinh ra, lớn lên để đến nhà chồng. Và tiếng kèn này cũng như thay lời cô dâu cảm ơn cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi nấng, dạy dỗ con gái để trở thành người vợ hiền dâu thảo khi bước chân về nhà chồng.

Tiếng kèn như thay lời cô dâu cảm ơn cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi nấng, dạy dỗ con gái để trở thành người vợ hiền dâu thảo khi bước chân về nhà chồng. Ảnh: Hoàng Hà - VNE

Kèn tuy thổi ở nhiều giai điệu khác nhau nhưng trống, chiêng và chũm choẹ vẫn cùng một kiểu đánh. Kèn trong lễ cưới người Dao đỏ được thổi theo giờ (ăn trưa, ăn tối, ăn sáng và thổi đón chào khách đến chia vui cùng gia đình), người ta thường thổi một bài kéo dài năm đến bảy phút.

Kèn – phàn tỵ được cấu tạo khá đơn giản bởi bốn phần: Miệng kèn, cổ kèn, thân kèn và loa kèn, trên thân kèn đục 7 lỗ tương đương cho 7 âm thanh cao thấp khi thổi. Theo Nghệ nhân Triệu Quý Kim, ở thôn 2 Túc, xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, người đã có kinh nghiệm 16 năm thổi kèn, người nghệ nhân thổi được kèn hay không nhất thiết phải là người thổi kèn nhiều năm, điều quan trọng là phải hiểu được nội dung từng giai điệu:

“Học thổi phàn tỵ không khó, nhưng quan trọng hơn cả người học thổi kèn phải hiểu dược nội dung từng giai điệu, giai điệu đó thổi ở bối cảnh nào, nếu chúng ta thổi không đúng, coi như người đó chưa hiểu về văn hoá sử dụng kèn. Vì vậy, người bắt đầu học thổi kèn ngay từ đầu phải phân biệt được giai điệu đó thổi ở bối cảnh nào cho đúng”, ông Kim cho biết.

Cuộc sống ngày một đổi thay, nhưng từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng bào Dao đỏ vẫn sử dụng chiếc kèn (phàn tỵ) là loại nhạc cụ chính trong lễ cưới, lễ cấp sắc, với niềm mong ước về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi sẽ bền chặt mãi mãi. Và kèn đã góp phần tô thêm nét phong phú trong đời sống văn hoá đặc sắc đồng bào./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lào Cai: Sạt lở đất sau lũ quét đe doạ một bản người Dao Đỏ
Lào Cai: Sạt lở đất sau lũ quét đe doạ một bản người Dao Đỏ

Lũ ống làm sạt lở nghiêm trọng bờ suối có 7 ngôi nhà của dân bản

Lào Cai: Sạt lở đất sau lũ quét đe doạ một bản người Dao Đỏ

Lào Cai: Sạt lở đất sau lũ quét đe doạ một bản người Dao Đỏ

Lũ ống làm sạt lở nghiêm trọng bờ suối có 7 ngôi nhà của dân bản

Yên Bái: Người Dao đỏ làm lễ Cấp sắc
Yên Bái: Người Dao đỏ làm lễ Cấp sắc

Cấp sắc là một nghi lễ quan trọng không thể thiếu của người Dao đỏ để công nhận sự trưởng thành của một người đàn ông, một người phụ nữ.

Yên Bái: Người Dao đỏ làm lễ Cấp sắc

Yên Bái: Người Dao đỏ làm lễ Cấp sắc

Cấp sắc là một nghi lễ quan trọng không thể thiếu của người Dao đỏ để công nhận sự trưởng thành của một người đàn ông, một người phụ nữ.

Người Dao đỏ mở hội hát giao duyên
Người Dao đỏ mở hội hát giao duyên

Đây là một trong những lễ hội dân gian độc đáo nhất của đồng bào các dân tộc ít người ở huyện Sa Pa và cả tỉnh Lào Cai.

Người Dao đỏ mở hội hát giao duyên

Người Dao đỏ mở hội hát giao duyên

Đây là một trong những lễ hội dân gian độc đáo nhất của đồng bào các dân tộc ít người ở huyện Sa Pa và cả tỉnh Lào Cai.

Đám cưới người Dao đỏ ở Yên Bái
Đám cưới người Dao đỏ ở Yên Bái

Mùa xuân, mùa hoa nở, mùa của lễ hội và cũng là mùa cưới hỏi của người dân tộc Dao đỏ. Ngày nay, nhiều thủ tục lạc hậu đã được bà con lược bỏ, chỉ giữ lại những phần quan trọng để đám cưới vừa vui, vừa ý nghĩa.  

Đám cưới người Dao đỏ ở Yên Bái

Đám cưới người Dao đỏ ở Yên Bái

Mùa xuân, mùa hoa nở, mùa của lễ hội và cũng là mùa cưới hỏi của người dân tộc Dao đỏ. Ngày nay, nhiều thủ tục lạc hậu đã được bà con lược bỏ, chỉ giữ lại những phần quan trọng để đám cưới vừa vui, vừa ý nghĩa.