Trưng bày hiện vật văn hóa Chăm

VOV.VN - Bộ sưu tập văn hóa Chăm trưng bày lần này gồm có 426 hiện vật,  trong đó có 374 hiện vật bằng đồng, một số ít bằng bạc.

Sáng 27/8, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, đã diễn ra lễ khai mạc phòng trưng bày hiện vật văn hóa Chăm do Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm  tổ chức.

Bộ sưu tập văn hóa Chăm trưng bày lần này gồm có 426 hiện vật,  trong đó có 374 hiện vật bằng đồng, một số ít bằng bạc, thép và hợp kim. Các hiện vật chủ yếu là đồ dùng sinh hoạt, công cụ lao động sản xuất, nhạc cụ, đồ trang sức và đồ dùng trong các nghi lễ truyền thống của người Chăm có niên đại từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIX. Trong số này đáng chú ý có các hiện vật như: Bhik Cam (tượng phật Chăm), Nding njuk pakao (tẩu thuốc), Patil pariak (chén bạc), Klaong (hộp đựng xương người chết), Karah meta (nhẫn mư-ta), Padal cur (bình vôi)…Ngoài ra còn có một số hiện vật mang đậm nét giao thoa văn hóa Chăm với các dân tộc khác như Việt, Khmer.

Thông qua các hiện vật được trưng bày và giới thiệu này, chúng ta có thể hiểu hơn về đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của người Chăm hơn 10 thế kỷ đã qua. Đây là bộ sưu tập hiện vật mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm Ninh Thuận, do các nhà sưu tầm nhiều nơi trong nước như Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Thừa Thiên Huế… chuyển nhượng, hiến tặng và tham gia trưng bày.

Ông Sử Văn Ngọc, nguyên cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận cho biết: Là người đã từng làm việc ở đây tôi thấy rất là tự hào cho việc sưu tầm và trưng bày ngày hôm nay. Là một người Chăm tôi cũng xin cảm ơn những nhà sưu tầm, lưu giữ các cổ vật này hàng trăm năm và hôm nay đưa nó về với chủ nhân của nó tức là tại Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm, để trưng bày và giới thiệu rộng rãi đến công chúng”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không gian văn hóa Chăm tại Hà Nội
Không gian văn hóa Chăm tại Hà Nội

Với những bình gốm được làm thủ công bằng bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Chăm, khung dệt với những hoa văn thổ cẩm truyền thống… công chúng Hà Nội đang được nhìn ngắm lại một phần tinh hoa của vùng đất Champa xưa.  

Không gian văn hóa Chăm tại Hà Nội

Không gian văn hóa Chăm tại Hà Nội

Với những bình gốm được làm thủ công bằng bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Chăm, khung dệt với những hoa văn thổ cẩm truyền thống… công chúng Hà Nội đang được nhìn ngắm lại một phần tinh hoa của vùng đất Champa xưa.  

Xuất bản sách về văn hóa Chăm bằng 5 thứ tiếng
Xuất bản sách về văn hóa Chăm bằng 5 thứ tiếng

Cuốn sách “Di sản văn hóa Chăm” của tác giả Nguyễn Văn Kự được xuất bản bằng 5 dạng ký tự: Việt latin, Chăm cổ, Chăm latin, Anh và Pháp.

Xuất bản sách về văn hóa Chăm bằng 5 thứ tiếng

Xuất bản sách về văn hóa Chăm bằng 5 thứ tiếng

Cuốn sách “Di sản văn hóa Chăm” của tác giả Nguyễn Văn Kự được xuất bản bằng 5 dạng ký tự: Việt latin, Chăm cổ, Chăm latin, Anh và Pháp.

Bảo tồn, phát huy và hội nhập văn hóa Chăm
Bảo tồn, phát huy và hội nhập văn hóa Chăm

(VOV) -Đây là chủ đề Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm – Ninh Thuận 2012 vừa khai mạc.

Bảo tồn, phát huy và hội nhập văn hóa Chăm

Bảo tồn, phát huy và hội nhập văn hóa Chăm

(VOV) -Đây là chủ đề Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm – Ninh Thuận 2012 vừa khai mạc.

Nét văn hóa Chăm ở Tháp Bà Ponagar
Nét văn hóa Chăm ở Tháp Bà Ponagar

Trong không gian cổ kính của những tòa tháp sừng sững uy nghiêm thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu vẫn rộn rã những vũ điệu nhịp nhàng của các cô gái Chăm trong tiếng nhạc, tiếng trống…  

Nét văn hóa Chăm ở Tháp Bà Ponagar

Nét văn hóa Chăm ở Tháp Bà Ponagar

Trong không gian cổ kính của những tòa tháp sừng sững uy nghiêm thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu vẫn rộn rã những vũ điệu nhịp nhàng của các cô gái Chăm trong tiếng nhạc, tiếng trống…