Tuyên Quang bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử

VOV.VN - Việc làm này có ý nghĩa giáo dục truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang.

68 năm trước, Tuyên Quang được Bác Hồ và Trung ương  Đảng, Chính phủ chọn làm trung tâm căn cứ địa của cách mạng Việt Nam. Nơi đây hiện có hàng trăm di tích lịch sử cách mạng. Việc bảo tồn, phát huy giá trị của những di tích này không chỉ có ý nghĩa giáo dục truyền thống, tri ân các thế hệ lão thành cách mạng, mà còn góp phần tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang.

Nhân kỷ niệm 68 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, phóng viên VOV đã phỏng vấn ông Nguyễn Vũ Phan, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang về hoạt động trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng.

PV: Tuyên Quang là tỉnh có nhiều di tích lịch sử cách mạng. Xin ông cho biết tỉnh đã có những hoạt động gì để trùng tu, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của các di tích cách mạng này?

Ông Nguyễn Vũ Phan: Tuyên Quang hiện có trên 500 di tích, danh lam thắng cảnh trong đó có khoảng trên 200 di tích được công nhận là di tích quốc gia.

Đặc biệt, Tuyên Quang có khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, nơi mà trước đây là thủ đô kháng chiến. Hiện, khu di tích này có gần 200 di tích lớn nhỏ. Đây là điểm di tích đặc biệt và có ý nghĩa lịch sử, văn hóa rất lớn của tỉnh Tuyên Quang.

Trong khu di tích đặc biệt này, chúng tôi đang đầu tư rất nhiều nguồn lực để trùng tu, bảo tồn, cho đồng bào cả nước đến có thể thăm quan, học tập và biết được lịch sử cách mạng nước ta những ngày đầu hết sức gian khó.

Những di tích như đình Tân Trào hay lán Nà Lừa vật liệu là tre nứa nên chúng tôi thường xuyên tăng cường kiểm tra, theo dõi xử lý ngay về mặt kỹ thuật như xử lý mối mọt, cong vênh, cố gắng giữ gìn đúng vật liệu nguyên bản.


Ông Nguyễn Vũ Phan

Bên cạnh đó, chúng tôi tổ chức những sự kiện, như lễ hội Tân Trào vào ngày 16/8 hàng năm, là ngày mà Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào, để cho bà con các dân tộc của Tuyên Quang về đây và được ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng của dân tộc; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân các dân tộc ở vùng có những di tích đó nhận thức được giá trị và tự giác bảo vệ di tích đó.

Chúng tôi muốn tạo ra một khu rừng, suối đảm bảo như trước đây các vị lãnh tụ cách mạng đã ở, làm sao cho đẹp cảnh quan, gần gũi với phong cảnh ngày xưa để phục vụ cho du lịch.

PV: Trong quá trình gìn giữ và bảo tồn các di tích cách mạng, ngành văn hóa tỉnh Tuyên Quang đã gặp những khó khăn gì thưa ông?

Ông Nguyễn Vũ Phan: Hầu hết những di tích cách mạng của Tuyên Quang thời kỳ kháng chiến được làm bằng những vật liệu tre nứa, trải qua thời gian ít nhiều đã bị hủy hoại vì tre nứa là vật liệu không được bền vững. Đây là một trong những khó khăn mà chúng tôi gặp phải.

Hơn nữa, Tuyên Quang là tỉnh miền núi, đời sống nhân dân đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, ngân sách của tỉnh hạn hẹp mà số lượng di tích cần tôn tạo tương đối nhiều nên tốc độ tôn tạo gìn giữ còn chậm; hạ tầng cơ sở còn chưa tốt nên việc du khách đến với Tuyên Quang còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện, ngành văn hóa của tỉnh đang có những dự án lồng ghép trong khu vực của di tích, tuy nhiên, chúng tôi cũng phải chú ý sao cho hài hòa để không phá vỡ cảnh quan của di tích.

PV: Trong thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có kế hoạch trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị của những di tích lịch sử này như thế nào, đặc biệt là việc phát huy giá trị của di tích trong phát triển du lịch?

Ông Nguyễn Vũ Phan: Chúng tôi cũng đã có kế hoạch và Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về mặt chủ trương cho chúng tôi lập dự án để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào. Đây là dự án có tính chất tổng hợp vừa bảo tồn và những hạng mục cần phải trùng tu, phát triển thêm những vùng đệm và dịch vụ để phục vụ cho du lịch.

Chúng tôi đang phấn đấu để Tân Trào trở thành khu du lịch mang tầm cỡ quốc gia. Chính vì thế nên sẽ có một số dự án phát triển du lịch xung quanh khu vực này. Để không thể phá vỡ cảnh quan môi trường trong khu di tích, mọi  sinh hoạt du lịch sẽ được đưa ra vùng ngoài, vùng hành lang.

Ngoài ra, chúng tôi đang xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, lồng ghép vào những dự án vào để đường đi lối lại phía trong khu di tích được sạch đẹp và  phù hợp với cảnh quan, đảm bảo giữ gìn tính nguyên bản của di tích.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng làm việc tại Tuyên Quang
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng làm việc tại Tuyên Quang

(VOV) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị chính quyền các cấp tỉnh Tuyên Quang và bà con xã Tân Trào chủ động vươn lên để phát triển kinh tế-xã hội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng làm việc tại Tuyên Quang

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng làm việc tại Tuyên Quang

(VOV) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị chính quyền các cấp tỉnh Tuyên Quang và bà con xã Tân Trào chủ động vươn lên để phát triển kinh tế-xã hội.

Thăm nơi làm việc của VOV những năm kháng chiến chống Pháp
Thăm nơi làm việc của VOV những năm kháng chiến chống Pháp

(VOV) -Bản Đung là 1 trong 14 địa điểm mà VOV đã ở và làm việc trong thời gian kháng chiến chống Pháp.

Thăm nơi làm việc của VOV những năm kháng chiến chống Pháp

Thăm nơi làm việc của VOV những năm kháng chiến chống Pháp

(VOV) -Bản Đung là 1 trong 14 địa điểm mà VOV đã ở và làm việc trong thời gian kháng chiến chống Pháp.

Chủ tịch nước thăm Khu di tích quốc gia Tân Trào
Chủ tịch nước thăm Khu di tích quốc gia Tân Trào

(VOV) -Chủ tịch nước tìm hiểu công tác xây dựng nông thôn mới, thăm và chúc Tết bà con Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang.

Chủ tịch nước thăm Khu di tích quốc gia Tân Trào

Chủ tịch nước thăm Khu di tích quốc gia Tân Trào

(VOV) -Chủ tịch nước tìm hiểu công tác xây dựng nông thôn mới, thăm và chúc Tết bà con Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang.