Việt Nam có tên trong bản đồ phân bố sự tiến hóa của loài người

VOV.VN - Các di tích thời đại đá cũ cho thấy Việt Nam là một trong số ít quốc gia nằm trong bản đồ phân bố sự xuất hiện và tiến hóa của loài người.

Đây là khẳng định của các nhà nghiên cứu khảo cổ học tại buổi họp báo thông báo kết quả ban đầu "Nghiên cứu hệ thống di tích khảo cổ học thời đại Đá vùng thượng du sông Ba, tỉnh Gia Lai", do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức sáng 11/4, tại Hà Nội.

Họp báo thông báo kết quả ban đầu "Nghiên cứu hệ thống di tích khảo cổ học thời đại Đá vùng thượng du sông Ba, tỉnh Gia Lai"

Từ năm 2014 đến 2016, các cán bộ Viện Khảo cổ học Việt Nam kết hợp với Viện khảo cổ học - Dân tộc học Novosibirsk, Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga đã phát hiện 5 di tích thời đại đá cũ ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai là: Gò Đá, Rộc Tưng, Rộc Lớn, Rộc Hương, Rộc Giáo.

Tiến hành khai quật, các nhà khảo cổ học tìm thấy công cụ ghè hết một mặt, công cụ nạo cắt, chặt thô, mảnh cuội, mảnh tước... Đặc biệt trong năm 2016, đoàn đã phát hiện mới di tích Rộc Nếp, cùng với 2 rìu tay, điển hình cho rìu tay sơ kì đá cũ thế giới. Đáng chú ý là đã phát hiện 11 di tích Đá cũ sơ kì xung quanh khu vực Rộc Tưng, chúng hợp thành quần thể di tích tập trung trong thung lũng bồn địa xã Xuân An, thị xã An Khê.

Kết quả khoa học bước đầu cho thấy: Các phát hiện di tích sơ kì Đá cũ ở An Khê là bằng chứng khẳng định, thượng du sông Ba, vùng An Khê là địa bàn sinh sống của cộng đồng cư dân cổ cách nay trên dưới 80 vạn năm. Đây cũng tạm thời được xem là mốc mở đầu cổ nhất (cho đến thời điểm này) về sự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam.

Rìu tay

Đặc biệt, những phát hiện công cụ ghè hai mặt và rìu tay ở An Khê đã bổ sung tư liệu mới vào bản đồ phân bố sự xuất hiện và tiến hóa của loài người trên thế giới, tương đương với giai đoạn Người vượn đứng thẳng (Homo erectus) và là một trong những tổ tiên trực tiếp của người hiện đại (Homo sapiens) trên thế giới.

Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, Trưởng phòng nghiên cứu thời đại đá cho biết: “Khu vực An Khê là khu vực tập trung nhiều di tích thuộc gia đoạn đá cũ. Trong tương lai chúng tôi triển khai một dự án, vừa kết hợp để hợp tác với Nga trong việc tiếp tục khai quật trong 2-3 năm nữa các di chỉ này. Trong tương lai cũng gợi mở khả năng sẽ xây dựng khu vực An Khê thành một trung tâm nghiên cứu về lịch sử văn hóa, tiến hóa của nhân loại”.

Theo các nhà khoa học, những kết quả phát hiện ban đầu về di tích khảo cổ học sơ kì thời đại đá cũ ở Việt Nam sẽ có giá trị cho việc biên soạn lịch sử quốc gia, xây dựng bản đồ khảo cổ học Tây Nguyên, đề nghị xây dựng vùng An Khê, Gia Lai là di tích đặc biệt quốc gia./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ học tại Ba Bể
Phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ học tại Ba Bể

Những di chỉ khảo cổ học mới phát hiện thuộc thời đại đồ đá cũ cách đây khoảng 20.000 năm

Phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ học tại Ba Bể

Phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ học tại Ba Bể

Những di chỉ khảo cổ học mới phát hiện thuộc thời đại đồ đá cũ cách đây khoảng 20.000 năm

Tiếp tục khai quật di chỉ khảo cổ học Bãi Cọi, Hà Tĩnh
Tiếp tục khai quật di chỉ khảo cổ học Bãi Cọi, Hà Tĩnh

Sáng 29/12, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh tổ chức khai quật di tích khảo cổ học Phôi Phối – Bãi Cọi thuộc xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân.  

Tiếp tục khai quật di chỉ khảo cổ học Bãi Cọi, Hà Tĩnh

Tiếp tục khai quật di chỉ khảo cổ học Bãi Cọi, Hà Tĩnh

Sáng 29/12, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh tổ chức khai quật di tích khảo cổ học Phôi Phối – Bãi Cọi thuộc xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân.  

Phát hiện thêm hàng trăm hạt gạo cổ tại di chỉ làng Dền
Phát hiện thêm hàng trăm hạt gạo cổ tại di chỉ làng Dền

Số gạo cháy này đã thành than được tìm thấy ở độ sâu 1,2 m.

Phát hiện thêm hàng trăm hạt gạo cổ tại di chỉ làng Dền

Phát hiện thêm hàng trăm hạt gạo cổ tại di chỉ làng Dền

Số gạo cháy này đã thành than được tìm thấy ở độ sâu 1,2 m.

Phát hiện mới về di chỉ khảo cổ học thời tiền sử ở Lâm Đồng
Phát hiện mới về di chỉ khảo cổ học thời tiền sử ở Lâm Đồng
Phát hiện di chỉ cư trú-mộ táng niên đại hơn 2.000 năm
Phát hiện di chỉ cư trú-mộ táng niên đại hơn 2.000 năm

Sau hơn 3 năm phát hiện khảo sát và nghiên cứu, đoàn khảo cổ kết luận sợ bộ Vĩnh Yên (Khánh Hòa) là một di chỉ cư trú-mộ táng có niên đại cách đây 2.500-2.000 năm

Phát hiện di chỉ cư trú-mộ táng niên đại hơn 2.000 năm

Phát hiện di chỉ cư trú-mộ táng niên đại hơn 2.000 năm

Sau hơn 3 năm phát hiện khảo sát và nghiên cứu, đoàn khảo cổ kết luận sợ bộ Vĩnh Yên (Khánh Hòa) là một di chỉ cư trú-mộ táng có niên đại cách đây 2.500-2.000 năm