Vĩnh biệt nhạc sĩ của “Miền Nam nhớ mãi ơn Người”

(VOV) - Là người con của đất Sóc Trăng, mới 17 tuổi, nhạc sĩ Lưu Cầu đã thoát ly gia đình đi kháng chiến, trở thành nhạc sĩ nổi tiếng…

Sau sự ra đi của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, làng nhạc TP HCM nói riêng và cả nước nói chung lại thêm một mất mát lớn khi nhạc sĩ Lưu Cầu của ca khúc “Miền Nam nhớ mãi tên Người” cũng qua đời vì tuổi cao, sức yếu.

Linh cữu nhạc sĩ được quàn tại Nhà tang lễ TP HCM, lễ viếng lúc 17h ngày 11/1 và lễ động quan diễn ra lúc 6h ngày 13/1.

Tên thật của ông là Nguyễn Hoàn Cầu. Lưu Cầu là bút danh. Hỏi chữ “Lưu” ở đâu mà ra, ông cười và cho biết đó là một kỷ niệm riêng tư “bí mật”. Lưu Cầu sinh ngày 30/11/1930, quê Sóc Trăng, thời niên thiếu sống ở Sài Gòn. Năm 1944, lúc 14 tuổi, cậu thiếu niên Cầu đi ngang qua một tiệm đàn ở Sài Gòn, tình cờ nghe vọng ra tiếng đàn mandoline bài “Tango chinois” (Hà nhật quân tái lai, có nghĩa là “bao giờ chàng trở lại”, một tình khúc Trung Hoa) quen thuộc.

Thích quá, cậu ta tìm cách học đàn này, rồi học guitare espagnole, rồi guitare hawaienne… sau một thời gian ngắn, có thể hòa đàn với bạn bè cùng trang lứa và cùng hát các bài nhạc Tây, lời ta. Cách mạng Tháng Tám 1945 bùng nổ, các bản hùng ca của Lưu Hữu Phước như: Tiếng gọi thanh niên, Lên đàng… làm cậu ta bừng tỉnh đi theo cách mạng, nhưng thỉnh thoảng trái tim vẫn còn rung động với các bài hát buồn: Con thuyền không bến, Giọt mưa thu… của Đặng Thế Phong.

Nhạc sĩ Lưu Cầu 

Nam bộ kháng chiến, rồi toàn quốc kháng chiến, đầu năm 1947, một bước ngoặt đến, Lưu Cầu tạm biệt gia đình, xách cây guitare vào chiến khu tham gia kháng chiến chống Pháp. Ngay trong năm ấy, Lưu Cầu có sáng tác đầu tay, bài “Chiều trong rừng mía”, tiếp đến là bài “Liên Việt hành khúc” khá phổ biến ở chiến khu hồi đó.

Năm 1948, Lưu Cầu được chuyển về Đài phát thanh Tiếng nói Nam bộ, khi ấy đóng tại rừng U Minh. Từ 1949 - 1954, ông có những sáng tác như: Thu Đông chiến thắng, Chuyện trung du, Bài hát Thu Đông, Thu Đông về Tây Bắc, Đế quốc hết thời, Quê em nơi tỉnh Bạc Liêu, Anh và tôi, Khu rừng miền Đông… Ông còn viết bài “Trăng thu nhớ Bác Hồ” cho thiếu nhi.

Cuối 1954, Lưu Cầu ra tập kết ở miền Bắc và công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Thời kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975, đây cũng là lúc tài năng sáng tác của Lưu Cầu nở rộ nhất. 

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Lưu Cầu đã đạt đỉnh cao với ca khúc “Miền Nam nhớ mãi ơn Người” (lời phỏng thơ Trần Nhật Lam), một trong những tác phẩm âm nhạc viết về Bác thành công nhất. Một buổi sáng mùa thu năm 1969, Lưu Cầu theo chân Đoàn cán bộ Đài Tiếng nói Việt Nam đến quảng trường Ba Đình tiễn biệt Bác Hồ.


Trong niềm thương tiếc vô hạn, Lưu Cầu như nghe văng vẳng đâu đây câu nói tâm huyết của Bác ngày nào: “Nam bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Câu nói chí tình ấy từ lâu làm rung động trái tim nóng bỏng những người con Nam bộ tập kết, giờ đây đem lại cho Lưu Cầu cảm xúc viết nên bài hát này: “Dẫu núi có mòn, mà sông kia có cạn/Miền Nam ơi, Miền Nam nhớ mãi ơn Người thiết tha? Hai tiếng miền Nam luôn trong tim của Người/Thương nhớ ngày đêm không phút giây nào nguôi…”.

Trong những ca khúc viết về Bác Hồ kính yêu của các nhạc sĩ cả nước, “Miền Nam nhớ mãi ơn Người” là một trong những sáng tác còn âm vang mãi cho đến hôm nay và cả mai sau, là điểm son trong hàng trăm sáng tác của nhạc sĩ Lưu Cầu từ ca khúc đến hợp xướng, từ tiểu phẩm khí nhạc đến nhạc múa, nhạc phim... /.

Năm 2001, nhạc sĩ Lưu Cầu vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học và Nghệ thuật cho các sáng tác: Miền Nam ơi chúng tôi đã sẵn sàng, Về đây với đường tàu, Miền Nam nhớ mãi ơn Người, Bài ca đất nước anh hùng và hợp xướng Cửu Long Giang. Có 2 tuyển tập ca khúc của ông đã được xuất bản là: Về đây với đường tàu và Tuyển tập ca khúc Lưu Cầu. Với những đóng góp xuất sắc, nhạc sĩ Lưu Cầu được trao Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất.

*****

Chiều 11/1, đoàn đại biểu TP HCM do đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, dẫn đầu đã đến viếng và chia buồn cùng gia đình nhạc sĩ Lưu Cầu. Đoàn Ban Tuyên giáo Thành ủy do đồng chí Thân Thị Thư, UV Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, dẫn đầu đã đến viếng và chia buồn cùng gia quyến nhạc sĩ Lưu Cầu. Ngoài ra, rất nhiều đoàn sở, ban ngành, đoàn thể, bạn bè, đồng nghiệp và các tầng lớp nhân dân TP đã đến viếng, thắp nén hương tưởng nhớ nhạc sĩ tài hoa này.

Tối cùng ngày, tại Nhà Tang lễ TP, các NSƯT: Thế Hiển, Hoàng Vĩnh, Quỳnh Liên và các nhóm ca: Áo Lính, Ánh Dương, một số ca sĩ của Đoàn Nghệ thuật Quân khu 7 đã thực hiện một chương trình ca nhạc, biểu diễn những bài hát nổi tiếng của hai nhạc sĩ tài hoa vừa ra đi: NS Hoàng Hiệp và NS Lưu Cầu.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triển lãm 40 bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Triển lãm 40 bức ảnh quý giá về Bác Hồ

Triển lãm “Ký ức ngày độc lập đầu tiên”, giới thiệu bộ sưu tập hình ảnh chụp những sự kiện chính trị diễn ra chủ yếu tại Hà Nội (trong khoảng thời gian từ ngày 17/8/1945 -  18/6/1946)  

Triển lãm 40 bức ảnh quý giá về Bác Hồ

Triển lãm 40 bức ảnh quý giá về Bác Hồ

Triển lãm “Ký ức ngày độc lập đầu tiên”, giới thiệu bộ sưu tập hình ảnh chụp những sự kiện chính trị diễn ra chủ yếu tại Hà Nội (trong khoảng thời gian từ ngày 17/8/1945 -  18/6/1946)  

Tổng kết Cuộc thi “Họa hai bài thơ Đường luật của Bác Hồ”
Tổng kết Cuộc thi “Họa hai bài thơ Đường luật của Bác Hồ”

20 giải thưởng đã được trao cho 20 tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất.

Tổng kết Cuộc thi “Họa hai bài thơ Đường luật của Bác Hồ”

Tổng kết Cuộc thi “Họa hai bài thơ Đường luật của Bác Hồ”

20 giải thưởng đã được trao cho 20 tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất.

Đại nhạc hội "Bác Hồ với đại đoàn kết dân tộc"
Đại nhạc hội "Bác Hồ với đại đoàn kết dân tộc"

(VOV) - Các tiết mục hướng đến ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu tượng và là niềm tin của ý chí, sức mạnh của dân tộc.

Đại nhạc hội "Bác Hồ với đại đoàn kết dân tộc"

Đại nhạc hội "Bác Hồ với đại đoàn kết dân tộc"

(VOV) - Các tiết mục hướng đến ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu tượng và là niềm tin của ý chí, sức mạnh của dân tộc.

Giới thiệu sách viết về Bác Hồ tới đông đảo độc giả Đức
Giới thiệu sách viết về Bác Hồ tới đông đảo độc giả Đức

Cuốn sách "Hồ Chí Minh-Một biên niên sử" do nhà báo lãnh thành Hellmut Kapfenberger đã nhiều năm dày công nghiên cứu, sưu tầm nên.

Giới thiệu sách viết về Bác Hồ tới đông đảo độc giả Đức

Giới thiệu sách viết về Bác Hồ tới đông đảo độc giả Đức

Cuốn sách "Hồ Chí Minh-Một biên niên sử" do nhà báo lãnh thành Hellmut Kapfenberger đã nhiều năm dày công nghiên cứu, sưu tầm nên.

Bảo tàng Hồ Chí Minh đón nhận phim tài liệu “Bác Hồ với Tây Nguyên”
Bảo tàng Hồ Chí Minh đón nhận phim tài liệu “Bác Hồ với Tây Nguyên”

Bộ phim tư liệu quý thể hiện tình cảm của Bác Hồ dành cho đồng bào Tây Nguyên cùng tình cảm của đồng bào Tây Nguyên dành cho Bác.

Bảo tàng Hồ Chí Minh đón nhận phim tài liệu “Bác Hồ với Tây Nguyên”

Bảo tàng Hồ Chí Minh đón nhận phim tài liệu “Bác Hồ với Tây Nguyên”

Bộ phim tư liệu quý thể hiện tình cảm của Bác Hồ dành cho đồng bào Tây Nguyên cùng tình cảm của đồng bào Tây Nguyên dành cho Bác.