Vở kịch “Đồng chí Việt” lên sân khấu kịch nói Lào

VOV.VN -"Đồng chí Việt" có độ dài 90 phút, tái hiện lại bức tranh các anh bộ đội Việt-Lào sát cánh chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Vở kịch "Đồng chí Việt" do NSƯT Hongnakhon Thumphala, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào viết kịch bản và đạo diễn, được xây dựng từ câu chuyện có thật về anh bộ đội tình nguyện Việt Nam đã cùng các đồng đội Lào chiến đấu và hy sinh anh dũng trên một chốt tiền tiêu tại mặt trận Xiengkhuang (bắc Lào) năm 1972. Vở kịch sẽ được công diễn vào ngày 13/7/2017 tới đây tại Cung văn hóa Quốc gia ở thủ đô Vientiane, Lào để chào mừng Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào 2017.

Hình tượng người chiến sỹ tình nguyện trên sân khấu kịch Lào

Trong những ngày cuối cùng của tháng 6, thời tiết tại thủ đô Vientiane vô cùng oi bức, trời chợt mưa chợt nắng….nhưng nếu bạn có dịp ghé thăm trụ sở của Đoàn cải lương Trung ương, tọa lạc trên một con phố nhỏ ở trung tâm thủ đô, bạn sẽ cảm nhận được không khí hăng say luyện tập của các diễn viên. Nơi đây vốn là sân khấu cải lương, một ngôi nhà cũ kỹ, tuềnh toàng với một sân khấu nhỏ và năm hàng ghế khán giả bên dưới, ước chừng 50 ghế ngồi….nhưng tất cả đều không làm giảm nhiệt huyết của các diễn viên đang hóa thân trong từng vai diễn…

Một cảnh trong vở kịch.

Vở kịch "Đồng chí Việt" có độ dài 90 phút, nội dung tái hiện lại bức tranh các anh bộ đội Việt-Lào sát cánh chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến thắng và xây dựng đất nước Lào tươi đẹp; thể hiện tình yêu quê hương đất nước của người chiến sỹ, tình cảm đối với gia đình, tình yêu đôi lứa,… Vở kịch xây dựng hình tượng anh bộ đội tình nguyện Việt Nam chiến đấu trên chiến trường Lào thành biểu tượng của ý chí, của lòng dũng cảm và tràn đầy tình thương mến trong lòng nhân dân các dân tộc Lào. Vở kịch được sử dụng nhiều loại hình nghệ thuật với sự tham gia của hơn 100 diễn viên cả Lào và Việt Nam, trong đó có nhiều diễn viên của đoàn nghệ thuật Quốc gia Lào, đoàn xiếc Quốc gia, đoàn nghệ thuật múa rối Quốc gia, đoàn ca múa nhạc dân gian, đoàn nghệ thuật Saikhong…

Nội dung hấp dẫn, xúc động

Trò chuyện với phóng viên Đài TNVN thường trú tại Lào, NSƯT Hongnakhon Thumphala, tác giả kịch bản kiêm đạo diễn chia sẻ: nhân vật chính của vở kịch là Họa sỹ Khamken. Vở kịch là câu chuyện kể của Khamken hiện tại, ông kể lại cuộc chiến đấu gian khổ khốc liệt trên mặt trận bắc Lào ngày ấy. Trên sân khấu là 9 nhân vật tái hiện lại một phần nhỏ của cuộc chiến khi đó... ngoài ra là tuyến nhân vật phụ gồm bố,  mẹ, một số đồng bào dân tộc mông, cô gái người yêu của anh bộ đội Việt...... trong vở kịch cũng sẽ có nhiều bài hát Việt Nam được trình diễn thể hiện cảm xúc của nhân vật anh bộ đội Việt khi nhớ về quê hương.

Tác giả cho biết: "Vở kịch này ông viết dựa trên nhiều câu chuyện có thật diễn ra trong lịch sử, trong đó  nhân vật Nam được xây dựng là hình ảnh đại diện cho anh bộ đội tình nguyện Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến đấu giải phóng đất nước Lào. Sự hy sinh này là để bảo vệ đất nước, cho thế hệ hôm nay có cuộc sống ấm no hạnh phúc".

Câu chuyện diễn ra tại một đơn vị bộ đội thuộc tiểu đoàn 1, trong trận chiến khốc liệt năm ấy chỉ còn lại mình Khamken sống sót. Trong vở kịch có cảnh Khamken ôm Nam khi Nam hy sinh trong lúc đỡ đạn cho mình và hát bài hát "Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây", là bài hát mà Nam đã từng hát cho Khamken nghe. Khamken có kể lại rằng, trước khi vào bộ đội,  anh mơ ước làm bác sỹ, nhưng khi gặp anh bộ đội Nam, vốn là một họa sỹ và sau khi chứng kiến sự hy sinh anh dũng của Nam, trở về cuộc sống đời thường, Khamken  đã quyết tâm trở thành một họa sỹ như bạn mình và đã có một tác phẩm để đời được anh đặt tên là "Đất nước tự do" như một lời tri ân người đồng đội Việt của mình.

Bộ đôi Nam và Khamken/

Sự ra đời của tác phẩm

"Tuy tôi không sống trong chiến trường khốc liệt đó nhưng đã sống trong khu giải phóng, tôi đã được học tập tại Việt Nam, đã ở trong khu căn cứ cách mạng Viêng Xay của Lào, tôi có cảm nhận rất rõ về mối quan hệ gắn bó giữa bộ đội Việt Nam Lào và tôi muốn thể hiện nó trên sân khấu kịch". NSƯT Hongnakhon Thumphala  đã xúc động chia sẻ với chúng tôi như vậy khi nói về sự ra đời của tác phẩm.

Kịch bản "Đồng chí Việt" được tác giả viết từ  nhiều năm trước và được dàn dựng lại với mong muốn một lần nữa giúp cho nhân dân hai nước, nhất là  thế hệ trẻ hiểu hơn về mối quan hệ gắn bó giữa hai dân tộc Việt Lào. Đây là lần thứ 3 vở kịch được công diễn trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của hai nước. Tác giả cho biết, khác với những lần công diễn trước, lần này vở kịch được dàn dựng lại với phong cách mới để tạo không khí vui tươi hơn, bớt tính bi lụy và lạc quan hơn với điểm nhấn là những bài hát, điệu múa dân gian Việt Nam và Lào thể hình tình yêu quê hương đất nước, những bài hát ca ngợi tình cảm gắn bó giữa anh bộ đội tình nguyện Việt Nam và bộ đội Pa thét Lào, tình cảm gia đình và  tình yêu đôi lứa..

Đạo diễn chỉ đạo diễn xuất.

Tình hữu nghị Việt Lào sẽ  được tiếp tục gìn giữ và phát huy

Athith Xidavonge, một diễn viên trẻ của Đoàn nghệ thuật Saikhong, người đóng vai anh bộ đội Khamken lúc trẻ có rất nhiều cảm xúc về nhân vật của mình. Athith Xidavonge nói: "Em cũng được học về lịch sử, hiểu về mối quan hệ gắn bó Việt Lào, các bạn Việt Nam đã giúp Lào giải phóng đất nước. Em được sinh ra trong hòa bình nhưng em cũng hiểu được, để có cuộc sống tươi đẹp như hôm nay, không chỉ có một mình mình mà còn có sự giúp đỡ rất lớn từ bạn bè, nhất là bạn Việt Nam.

Em rất vinh dự được thể hiện, phản ánh về mối quan hệ gắn bó giữa hai nước chúng ta, với tình cảm yêu thương như anh em thông qua nhân vật của mình. Khi đọc kịch bản em đã rất ấn tượng với nhân vật anh bộ độ Lào và  khi được đạo diễn chọn đóng vai này, em rất vui mừng và hào hứng cùng với những diễn viên khác để thể hiện thật  tốt vai diễn của mình, để cho khán giả có thể hiểu hơn về một thời chiến tranh gian khổ của người chiến sỹ Việt Nam và Lào".

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, đơn vị chủ quản cho biết: Vở kịch nhằm góp phần giáo dục nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ biết trân trọng, gìn giữ và vun đắp,  phát triển tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt và toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Lào. Đồng thời đây cũng là nghĩa cử tri ân, tôn vinh sự hy sinh quên mình của người lính tính nguyện Việt Nam trên đất nước Lào, cũng như khẳng định tầm quan trọng và đúng đắn của liên minh chiến đấu Việt Lào thủy chung trong sáng đã làm nên mọi thắng lợi vẻ vang của hai dân tộc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Táo quân Việt “vi hành” với vở kịch bạc tỷ trên đất Singapore
Táo quân Việt “vi hành” với vở kịch bạc tỷ trên đất Singapore

VOV.VN - Đoàn nghệ sĩ Việt Nam, trong đó có “Ngọc Hoàng” và các “Táo”, giới thiệu kịch nghệ Việt với khán giả Singapore.

Táo quân Việt “vi hành” với vở kịch bạc tỷ trên đất Singapore

Táo quân Việt “vi hành” với vở kịch bạc tỷ trên đất Singapore

VOV.VN - Đoàn nghệ sĩ Việt Nam, trong đó có “Ngọc Hoàng” và các “Táo”, giới thiệu kịch nghệ Việt với khán giả Singapore.

Vở kịch “Vua Lợn” tham dự Liên hoan Nghệ thuật quốc tế Tuyền Châu
Vở kịch “Vua Lợn” tham dự Liên hoan Nghệ thuật quốc tế Tuyền Châu

VOV.VN - Vở kịch “Vua lợn” sẽ đại diện sân khấu Việt Nam tham dự Liên hoan nghệ thuật quốc tế Tuyền Châu 2016 tại Trung Quốc.

Vở kịch “Vua Lợn” tham dự Liên hoan Nghệ thuật quốc tế Tuyền Châu

Vở kịch “Vua Lợn” tham dự Liên hoan Nghệ thuật quốc tế Tuyền Châu

VOV.VN - Vở kịch “Vua lợn” sẽ đại diện sân khấu Việt Nam tham dự Liên hoan nghệ thuật quốc tế Tuyền Châu 2016 tại Trung Quốc.

Đạo diễn Trần Lực dựng lại vở hài kịch nổi tiếng trên sân khấu Thủ đô
Đạo diễn Trần Lực dựng lại vở hài kịch nổi tiếng trên sân khấu Thủ đô

VOV.VN - Vở hài kịch “Quẫn” do NSƯT Trần Lực đạo diễn sẽ ra mắt khán giả vào ngày 18 và 25/2 tại Nhà hát Tuổi trẻ, Hà Nội. 

Đạo diễn Trần Lực dựng lại vở hài kịch nổi tiếng trên sân khấu Thủ đô

Đạo diễn Trần Lực dựng lại vở hài kịch nổi tiếng trên sân khấu Thủ đô

VOV.VN - Vở hài kịch “Quẫn” do NSƯT Trần Lực đạo diễn sẽ ra mắt khán giả vào ngày 18 và 25/2 tại Nhà hát Tuổi trẻ, Hà Nội. 

Hình tượng Bác Hồ dung dị, gần gũi trong vở kịch “Dấu xưa“
Hình tượng Bác Hồ dung dị, gần gũi trong vở kịch “Dấu xưa“

VOV.VN -Vở kịch đang được biểu diễn tại nhiều trường học, khu công nghiệp phục vụ sinh viên, học sinh và công nhân lao động.

Hình tượng Bác Hồ dung dị, gần gũi trong vở kịch “Dấu xưa“

Hình tượng Bác Hồ dung dị, gần gũi trong vở kịch “Dấu xưa“

VOV.VN -Vở kịch đang được biểu diễn tại nhiều trường học, khu công nghiệp phục vụ sinh viên, học sinh và công nhân lao động.