9 bậc cầu thang, cầu nối văn hóa của người Tày - Nùng

VOV.VN - Ngôi nhà sàn và những bậc cầu thang ẩn chứa cả một bề dày văn hóa và những tập tục của đồng bào Tày, Nùng. Cuộc đời mỗi người từ khi mới có hình hài cho đến khi nhằm mắt xuôi tay về với tổ tiên đều gắn với mái nhà sàn và những bậc cầu thang ấy.

Theo các chuyên gia văn hóa, nhà sàn của người Tày, Nùng ra đời bắt nguồn từ thuở xưa có nhiều thú dữ, rắn rết nên con người phải làm nhà cao vừa để tránh bị các loại thú ăn thịt, vừa thoáng mát hợp vệ sinh. Nhà sàn thường có ba gian chính và hai chái, mỗi gian có một chức năng riêng biệt. Trước đây, gầm nhà sàn thường là chỗ nuôi nhốt gia súc gia cầm nhưng hiện nay gầm nhà sản chỉ còn là nơi cất giữ nông cụ... Lên cầu thang đến tầng 2, gian đầu là nơi chủ nhà tiếp khách, gian giữa để thờ cúng tổ tiên, kế đó gian bếp chính còn các gian phụ là chỗ ngủ... 

Ông Giá Văn Vụ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn cho biết, khi làm nhà sàn, người Tày-Nùng chú trọng chiếc cầu thang, bởi cầu thang cũng là cầu nối giữa hai thế giới bên trong và bên ngoài của ngôi nhà: "Cầu thang lên nhà sàn của người Tày, Nùng được quy định từ thời cha ông xa xưa rồi, cứ nhà sàn là phải có cầu thang mà số bậc thang bắt buộc phải là số lẻ 7 bậc, 9 bậc... còn số bậc chẵn phải kiêng. Theo các cụ kể lại bậc thang chẵn là "thang ma" vì vậy người Tày, Nùng làm cầu thang phải làm số lẻ".

Vị trí cầu thang cũng có thể ở bên phải hoặc bên trái ngôi nhà, tùy thuộc thế đất và vị trí dựng nhà. Ngoài mục đích phục vụ việc đi lại, trong đời sống tâm linh của người Tày - Nùng còn xuất hiện chiếc thang đón "khoăn" hay còn gọi là thang vía. Họ quan niệm con người có phần xác và phần hồn vía gọi là “khoăn”. Phần xác và "khoăn" luôn tồn tại song song nhưng có thể một số phần khoăn rời cơ thể đi chơi hoặc siêu tán không về tập trung thì cơ thể người sẽ ăn uống kém, sinh ra ốm đau. Muốn gọi "khoăn" về phải mời thầy về làm lễ và các lễ này bao giờ cũng có chiếc thang đón “khoăn”. Tùy từng lễ mà người ta dùng chiếc thang 7 bậc, 9 bậc, 13 bậc... 

Theo Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Dương Sách, trong đời sống tâm linh của người Tày - Nùng, 7 hay 9 bậc cầu thang là sự thể hiện số lượng con vía - cũng được coi là sợi dây nối sự sống và cái chết của con người: "Gọi hồn thường phải đón thầy cúng, thầy then, thầy pựt hoặc thầy tào về làm lễ. Khi làm lễ gọi hồn, giải hạn thường lấy cọng lá chuối về làm thang tượng trưng là thang để quân binh mã của thầy cúng lên trời đón vía con người trở về. Trên các bậc thang có gắn tiền âm, trên hai thanh dọc cầu thang cắm hình nhân và cờ cắt bằng giấy màu...các vật này là tiền cho quân binh bên cõi âm trông coi thang vía". 

Từ đời sống sinh hoạt hằng ngày cho đến đời sống tâm linh, chiếc cầu thang gắn bó, trở thành biểu tượng về văn hóa truyền thống của người Tày, Nùng. Thường người Tày, người Nùng sẽ chọn làm 9 bậc cầu thang và 9 bậc cầu thang là nơi mà người mẹ, người vợ lên xuống nhiều nhất trong cả một ngày, một tháng, một năm và một đời người. Chính vì thế, khi đi xa nhớ về nhà, người Tày luôn nhớ đến người mẹ, người vợ gắn với chín bậc cầu thang.

Có thể nói 9 bậc cầu thang là vật chứng kiến niềm hạnh phúc, sự khó khăn vất vả, thậm trí cả khổ đau của người phụ nữ. Chín bậc cầu thang cũng là vật che chở, dìu dắt và nguồn động viên, cũng là thước đo từng bước đi của trẻ nhỏ đến khi trưởng thành. Một đứa trẻ tự lên cầu thang bằng cách bò, vịn rồi đứng thẳng, đó là cả một quá trình vượt lên chính mình để làm người lớn... 9 bậc cầu thang cũng là nơi các em bé ngồi ngóng mẹ, ngóng bà đi làm về. 

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Dương Sách cho biết thêm, người con gái Tày, Nùng khi bước xuống cầu thang về nhà chồng cũng đánh dấu một đoạn đời mới bắt đầu từ nấc thang đầu tiên. Sướng hay khổ sẽ phải gắn với cầu thang nhà chồng suốt đời.

"Cầu thang của người Tày, Nùng, trong ngày cưới đến giờ phút người con gái ra cửa về nhà chồng thì người Tày, Nùng gọi là xuống sàn, hai tay vịn đầu cầu thang xuống sàn khi đó ông bà, bố mẹ, họ hàng sẽ đến giữ thang để con gái đi xuống, tiễn đưa con gái bước chân về nhà chồng. Vì vậy, những bậc cầu thang như những bậc tình yêu chứng kiến những bước của cô gái Tày, Nùng rời khỏi nhà bố mẹ đẻ đi làm dâu" - Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Dương Sách chia sẻ.

Cuộc sống ngày một hiện đại, người Tày - Nùng không ngừng sáng tạo để cải tiến ngôi nhà của mình sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và cuộc sống lao động sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn không quên gìn giữ nét đặc trưng truyền thống. Chính điều này đã tạo nên một phong cách riêng của dân tộc Tày - Nùng được thể hiện trong nghệ thuật kiến trúc nhà sàn và đặc biệt là hình ảnh 9 bậc cầu thang. Những mái nhà sàn thấp thoáng, những bản làng luôn vang vọng lời then, tiếng tính da diết… sẽ là nơi để những người con Tày - Nùng tìm về với những nét đẹp vốn có bao đời nay của cha ông.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiểu rõ hơn về "bán đứt" tác phẩm trong khai thác bản quyền âm nhạc
Hiểu rõ hơn về "bán đứt" tác phẩm trong khai thác bản quyền âm nhạc

VOV.VN - Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Công ty Meta mới đây vừa phối hợp tổ chức Hội thảo Bản quyền âm nhạc VCPMC 2023 tại TP.HCM.

Hiểu rõ hơn về "bán đứt" tác phẩm trong khai thác bản quyền âm nhạc

Hiểu rõ hơn về "bán đứt" tác phẩm trong khai thác bản quyền âm nhạc

VOV.VN - Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, Công ty Meta mới đây vừa phối hợp tổ chức Hội thảo Bản quyền âm nhạc VCPMC 2023 tại TP.HCM.

Triển lãm “Nguyên và Nguyên”- những giấc mơ tuổi trẻ
Triển lãm “Nguyên và Nguyên”- những giấc mơ tuổi trẻ

VOV.VN - Nguyên và “Nguyên” là chủ đề triển lãm cá nhân của họa sĩ trẻ Nguyễn Trần Thảo Nguyên diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ 14/11 đến hết ngày 21/11.

Triển lãm “Nguyên và Nguyên”- những giấc mơ tuổi trẻ

Triển lãm “Nguyên và Nguyên”- những giấc mơ tuổi trẻ

VOV.VN - Nguyên và “Nguyên” là chủ đề triển lãm cá nhân của họa sĩ trẻ Nguyễn Trần Thảo Nguyên diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ 14/11 đến hết ngày 21/11.

Festival làng nghề Việt Nam 2023: Hồi sinh, phát triển nhiều nghề và làng nghề
Festival làng nghề Việt Nam 2023: Hồi sinh, phát triển nhiều nghề và làng nghề

VOV.VN - Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 trưng bày sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP có sự tham gia của 42 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Festival làng nghề Việt Nam 2023: Hồi sinh, phát triển nhiều nghề và làng nghề

Festival làng nghề Việt Nam 2023: Hồi sinh, phát triển nhiều nghề và làng nghề

VOV.VN - Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 trưng bày sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP có sự tham gia của 42 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Nghề làm nem Lai Vung vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Nghề làm nem Lai Vung vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa Nghề thủ công truyền thống – Nghề làm nem Lai Vung (xã Tân Thành, thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghề làm nem Lai Vung vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm nem Lai Vung vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa Nghề thủ công truyền thống – Nghề làm nem Lai Vung (xã Tân Thành, thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phum Sóc rộn ràng chuẩn bị đón Lễ hội đua ghe Ngo đồng bào Khmer
Phum Sóc rộn ràng chuẩn bị đón Lễ hội đua ghe Ngo đồng bào Khmer

VOV.VN -Giải Đua ghe Ngo truyền thống nằm Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (dự án 6) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Phum Sóc rộn ràng chuẩn bị đón Lễ hội đua ghe Ngo đồng bào Khmer

Phum Sóc rộn ràng chuẩn bị đón Lễ hội đua ghe Ngo đồng bào Khmer

VOV.VN -Giải Đua ghe Ngo truyền thống nằm Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (dự án 6) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.