Nhạc sĩ Nguyễn Cường: “Tôi tin vào định mệnh”

VOV.VN - Có thể nói, Tây Nguyên là chất men sáng tạo của nhạc sĩ Nguyễn Cường. Sự gắn kết giữa ông với Tây Nguyên có lẽ là "định mệnh".

Có thể nói, Tây Nguyên là chất men sáng tạo của nhạc sĩ Nguyễn Cường. Người nhạc sĩ đã ngoài thất thập cứ đắm chìm trong chất men say ấy hàng chục năm, tới giờ vẫn chưa ngừng nghỉ. Sự gắn kết giữa ông với Tây Nguyên có lẽ đã là “định mệnh”.

PV: Thưa nhạc sĩ, ông có thể chia sẻ về một thời điểm được coi là sự gián đoạn trên chặng đường nghệ thuật của ông - đó là năm 1967, khi ông chuyển về công tác tại phòng Giáo dục chính trị, trường Đại học Mỏ - Địa chất?

Nhạc sĩ Nguyễn Cường: Đó có thể nói là một thay đổi rất lớn với tôi. Thời kỳ đó, thế hệ chúng tôi đều có ước mơ được ra tiền tuyến. Năm 1965, khi tốt nghiệp trung cấp violoncelle, tôi đã viết đơn xin được “đi B” và nhà trường phân tôi về đoàn ca múa Tây Nguyên. Lúc đó, đoàn ca múa Tây Nguyên chuẩn bị chương trình, tập hợp các nghệ nhân Tây Nguyên ra tập kết ngoài Bắc.

Năm 1967, đoàn tách ra nhưng Bộ Văn hóa muốn bảo tồn, muốn giữ hạt giống của Tây Nguyên ở miền Bắc. Và năm ấy, tôi được phân về Đại học Mỏ - Địa chất, làm công tác phong trào ca hát của sinh viên. Tôi như hạt mầm được ném xuống đất, được hòa vào đời sống.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường

PV: Vậy từ lúc nào nhạc sĩ bắt đầu bén duyên với Tây Nguyên?

Nhạc sĩ Nguyễn Cường: Đó là khi tôi công tác tại đoàn ca múa Tây Nguyên. Hai năm sau, tôi được tiếp xúc với dân ca của Gia Rai, Bana qua các nghệ sĩ Y Dơn, Kim Nhớ... như một cái duyên. Năm 1976, tôi quay lại trường để học về sáng tác. Năm 1980, tôi tốt nghiệp. Năm 1981, tôi bắt đầu vào Tây Nguyên đi sáng tác và đã ở Đắk Lắk suốt 8 tháng. Ở đó, tôi được tiếp cận với dân ca Ê đê, một nền âm nhạc mà tôi bị quyến rũ suốt cuộc đời tôi.

PV: Vừa rồi, nhạc sĩ có nhắc đến “định mệnh”. Vậy, ông có thực sự tin vào “định mệnh” và “định mệnh” giữa nhạc sĩ với Tây Nguyên như thế nào?

Nhạc sĩ Nguyễn Cường: Đến tuổi này, tôi có thể nói là tôi tin vào định mệnh 100% chứ không phải 99% đâu. Những thành công cũng là định mệnh, đừng nói chuyện tài năng ở đây, nếu không có những cơ hội, những định mệnh lạ lùng như thế. Tôi kể một chuyện như thế này: Thời kỳ tôi làm ở đoàn ca múa Tây Nguyên, chúng tôi đã tập xong các tiết mục dự thi nhưng do quan niệm thời kỳ đó, ông Kpă Púi - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Đắk Lắk - không chấp nhận âm nhạc của tôi và tuyên bố sẽ không cho đoàn đi hội diễn. Nhưng, ông Y Ngông Niê Kdăm, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk lại rất thích chương trình đó.

Vào hôm tổng duyệt, có một người đã đến, đó là bạn của ông Y Ngông - nhà thơ Nông Quốc Chấn. Sau khi xem xong buổi tổng duyệt, nhà thơ Nông Quốc Chấn đã thốt lên: “Ôi, một chương trình hay quá, đúng với đường lối mà chúng ta đang mong ước”. Vậy là đoàn Đắk Lắk được tham dự dội diễn và trở thành đoàn xuất sắc. Thử hỏi đấy có phải định mệnh không? Tất nhiên, cũng phải có cả sự lao động cần cù, vất vả của chúng tôi trong suốt thời gian đó nữa.


PV:
Nhạc sĩ cũng từng nói rằng, các tác phẩm âm nhạc của mình đều có hình bóng của người con gái, hoặc là những đôi mắt rất ám ảnh, ví dụ như trong “H’zen lên rẫy” có hình ảnh của một cô H’zen. Vậy hình bóng ấy còn tồn tại trong những sáng tác sau này của nhạc sĩ không?

Nhạc sĩ Nguyễn Cường: Những hình ảnh trong các sáng tác của tôi đều chỉ là lý do thôi, còn sau đó là hình ảnh của bao nhiêu người con gái đẹp của Việt Nam chứ. Và còn bao nhiêu vẻ đẹp khác.

PV: Các sáng tác của nhạc sĩ có giai điệu sôi nổi, chút gì đó ngẫu hứng và mãnh liệt. Tính cách của nhạc sĩ Nguyễn Cường có giống những gì nhạc sĩ thể hiện trong phong cách âm nhạc của mình không?

Nhạc sĩ Nguyễn Cường: Tôi nghĩ không nên tự nói về mình, cái này nên để cho mọi người suy nghĩ và đưa ra nhận xét. (Cười)

Trước kia, nhạc sĩ từng chia sẻ: “Tôi tự nhận mình là một giấc mơ gãy cánh (nói như nhạc sĩ Dương Thụ), có thể “thành” nhưng không “đạt”. Nhạc sĩ có thể nói rõ hơn về “giấc mơ gãy cánh” này được không?

Tôi cũng rất muốn chia sẻ về điều này. Thế hệ chúng tôi khi đến với âm nhạc đều mơ giấc mơ Chopin, Beethoven, Mozart... Chính vì giấc mơ đó mà bằng mọi giá tôi phải vào trường nhạc để nắm được những kiến thức lớn, kiến thức của nhân loại. Nhưng, do điều kiện đời sống, điều kiện kinh tế của Việt Nam, rồi trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, việc dựng giao hưởng phức tạp lắm.

Và để tạo được công chúng cũng là một điều khó khăn nữa. Cho nên tôi mới nói giấc mơ của mình “gãy cánh”. “Gãy cánh” là lý do đó, mình “thành” là vì mình có tên tuổi một chút, nhưng “không đạt” được ước muốn của mình. Tuy nhiên, bọn tôi vẫn cứ túc tắc, làm những tác phẩm nhỏ mà tôi gọi là “mèo nhỏ bắt chuột con”. Tôi viết những bản sonat piano, violon,... và có lúc lại viết giao hưởng thơ.

PV: Trong số những tác phẩm âm nhạc mà nhạc sĩ gọi là “những đứa con hoang”, có một số tác phẩm được khán giả dành nhiều tình cảm như: “Tôi về đây nghe sóng”, “Em muốn sống bên anh trọn đời”,... Không biết trong cuộc đời sáng tác của nhạc sĩ còn có bao nhiêu “đứa con hoang” nữa, và số phận của “những đứa con” đó ra sao?

Nhạc sĩ Nguyễn Cường: Đó là cách gọi chơi chơi thôi. Ý tôi muốn nói, nhiều khi mình viết ra một tác phẩm, mình tưởng là hay nhưng nó lại khó đi vào đời sống, có những tác phẩm mình không nghĩ là đi được vào đời sống thì cuối cùng nó lại rất ấn tượng và sống dai dẳng, hằng năm nó cứ đến “gõ cửa” nhà mình liên tục, đây là cái gọi là “con hoang”.

Trong cuộc đời làm nghệ thuật, tôi luôn đặt ra cho mình tiêu chí là một tác phẩm phải hội được 3 yếu tố. Thứ nhất là yếu tố dân gian, tức nó phải có màu sắc của Việt Nam. Thứ hai, phải mang tính bác học, phải có nền tảng vững chãi về cấu trúc, hòa thanh. Thứ ba, nó phải mang hơi thở hiện đại. Tác phẩm nào kết hợp được cả ba yếu tố đó thì có thể gọi là “con ruột”.

Tuy nhiên, có những tác phẩm chỉ có một yếu tố hoặc mình chưa thực sự hài lòng, đôi khi công chúng lại tiếp nhận nó, đời sống lạ lùng vậy đấy! Bài “Tôi về đây nghe sóng” là một điển hình, bài đó không có chất dân gian, chất bác học cũng không có nhưng nó có hơi thở dạt dào của đời sống nên nhận được sự yêu thích của công chúng. Hoặc bài “Đôi bờ sông Công”, tôi viết riêng cho sinh viên trường Đại học Mỏ - Địa chất, vậy mà bây giờ trở thành một bài hát được nhiều người biết đến. Điều đó không lý giải được, và tôi tin là bài hát cũng có định mệnh.

PV: Cảm ơn nhạc sĩ Nguyễn Cường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tùng Dương hát liên tục trong 3 tiếng giữa Paris
Tùng Dương hát liên tục trong 3 tiếng giữa Paris

VOV.VN - Hát liên tục trong 3 tiếng, Tùng Dương đã "thăng" hết mình cùng các đồng nghiệp nước ngoài để làm nên một "Độc đạo" thành công.

Tùng Dương hát liên tục trong 3 tiếng giữa Paris

Tùng Dương hát liên tục trong 3 tiếng giữa Paris

VOV.VN - Hát liên tục trong 3 tiếng, Tùng Dương đã "thăng" hết mình cùng các đồng nghiệp nước ngoài để làm nên một "Độc đạo" thành công.

Chuyện chưa kể về "Huyền thoại mẹ" của Trịnh Công Sơn
Chuyện chưa kể về "Huyền thoại mẹ" của Trịnh Công Sơn

VOV.VN - "Huyền thoại mẹ" là tác phẩm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong đó khắc họa hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng.

Chuyện chưa kể về "Huyền thoại mẹ" của Trịnh Công Sơn

Chuyện chưa kể về "Huyền thoại mẹ" của Trịnh Công Sơn

VOV.VN - "Huyền thoại mẹ" là tác phẩm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trong đó khắc họa hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng.

Ca sĩ Phạm Phương Thảo: "Bởi em là gái Nghệ"
Ca sĩ Phạm Phương Thảo: "Bởi em là gái Nghệ"

VOV.VN - Nhân dịp 8/3, Sao Mai Phạm Phương Thảo vừa phát hành album “Tình trong câu hát” như một món quà tặng cho “một nửa thế giới”.

Ca sĩ Phạm Phương Thảo: "Bởi em là gái Nghệ"

Ca sĩ Phạm Phương Thảo: "Bởi em là gái Nghệ"

VOV.VN - Nhân dịp 8/3, Sao Mai Phạm Phương Thảo vừa phát hành album “Tình trong câu hát” như một món quà tặng cho “một nửa thế giới”.

Hà Trần tái ngộ khán giả TP.HCM đúng dịp 8/3
Hà Trần tái ngộ khán giả TP.HCM đúng dịp 8/3

VOV.VN - Nữ diva sẽ cùng Nguyễn Đình Thanh Tâm hát trong đêm nhạc đặc biệt nhân dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ.

Hà Trần tái ngộ khán giả TP.HCM đúng dịp 8/3

Hà Trần tái ngộ khán giả TP.HCM đúng dịp 8/3

VOV.VN - Nữ diva sẽ cùng Nguyễn Đình Thanh Tâm hát trong đêm nhạc đặc biệt nhân dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ.

Hơn 100 văn nghệ sĩ hành hương nghệ thuật về Điện Biên Phủ
Hơn 100 văn nghệ sĩ hành hương nghệ thuật về Điện Biên Phủ

VOV.VN - Chương trình mở đầu cho hoạt động nghệ thuật kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014).

Hơn 100 văn nghệ sĩ hành hương nghệ thuật về Điện Biên Phủ

Hơn 100 văn nghệ sĩ hành hương nghệ thuật về Điện Biên Phủ

VOV.VN - Chương trình mở đầu cho hoạt động nghệ thuật kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014).