Dấu ấn Văn hóa Việt 2024

VOV.VN - Năm 2024 ghi dấu những bước chuyển mình đầy ấn tượng của văn hóa Việt với nhiều điểm nhấn đáng nhớ, ngày càng khẳng định giá trị và sức lan tỏa của văn hóa tới mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Những điểm nhấn đáng nhớ của Văn hóa Việt 2024 (dưới góc nhìn VOV2):

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 với tỉ lệ đại biểu tán thành cao (gần 90%). Điều này thêm một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong xây dựng và phát triển đất nước, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Với mức đầu tư tương xứng cùng các chính sách, cơ chế phù hợp, Chương trình được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá nhằm cụ thể hóa, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các quan điểm, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa, con người, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với đó, tạo nền móng định hình cho sự phát triển toàn diện của quốc gia, khơi gợi nguồn lực mạnh mẽ và bền vững từ xã hội, tạo nguồn lực cho văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Năm 2024 - năm của những “điểm nghẽn”, “nút thắt” về thể chế, chính sách trong lĩnh vực văn hóa dần được tháo gỡ

Năm qua ghi dấu sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt, đổi mới và đầy trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ trong việc từng bước thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và chỉ đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, nhằm khơi thông dòng chảy cho văn hóa phát triển.

Cùng với Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, Quốc hội cũng đã chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), dấu mốc quan trọng hoàn thiện hành lang pháp lý cho lĩnh vực di sản văn hóa. Cùng với đó, “Quy hoạch mạng lưới cơ sở Văn hóa và Thể thao; Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được công bố, có thể xem là chủ trương quan trọng để phát triển văn hóa, thể thao, du lịch tại từng địa phương, biến khát vọng, tầm nhìn thành hiện thực.

"Những “điểm nghẽn” về thể chế, chính sách đang dần được tháo gỡ, tạo đà cho hướng đi mới của ngành văn hóa khi thay đổi tư duy từ “làm văn hóa” sang “quản lý nhà nước về văn hóa”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội.

Việt Nam có thêm 2 di sản được UNESCO ghi danh: “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam”

“Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ngày 8.5.2024. Và “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam” được ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 4.12.2024 (theo giờ địa phương).

Việc hai di sản được UNESCO ghi danh trong một năm thêm minh chứng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã đạt được nhiều thành tựu. Đây cũng chính là một trong những hoạt động thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của Việt Nam - thành viên tích cực của UNESCO trong việc nỗ lực nội luật hóa các điều ước quốc tế, chương trình về di sản văn hóa mà Việt Nam là thành viên.

Công nghiệp văn hóa được đặc biệt chú trọng. Đảng, Nhà nước quyết tâm xây dựng môi trường thuận lợi nhất để phát triển công nghiệp văn hóa

Năm 2024 là năm ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam. Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, concert của các chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi”, chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024, thành công của các bộ phim “Đào, Phở và Piano”, “Lật mặt”… đã tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.

Cùng với việc tiếp tục hoàn thiện Chiến lược Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị 30/CT-TTg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Đây là một bước để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công nghiệp văn hóa; khuyến khích doanh nghiệp và xã hội làm công nghiệp văn hóa. Có thể thấy, Đảng, Chính phủ đã có những nỗ lực không nhỏ để từng ngày hoàn thiện thể chế, khung pháp lý cũng như xây dựng môi trường thuận lợi nhất để phát triển công nghiệp văn hoá.

Xác định mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần quảng bá văn hóa và khẳng định thương hiệu, vị thế quốc gia của Việt Nam trên trường quốc tế, đóng góp 7% GDP.

Tiến tới mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia đứng đầu về phát triển công nghiệp văn hóa trong khu vực Đông Nam Á và là một trong những quốc gia có ngành công nghiệp văn hóa phát triển trong khu vực Châu Á…

Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch tại các thị trường trọng điểm là Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam

Năm 2024, Việt Nam liên tiếp tổ chức các Chương trình xúc tiến quảng bá du lịch tại các thị trường trọng điểm trên thế giới, nổi bật trong đó là các quốc gia là Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam: Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Úc. Các chương trình được tổ chức tại mỗi thị trường đều mang những dấu ấn, nét độc đáo riêng, nhằm lan tỏa vẻ đẹp đất nước, con người, văn hóa, du lịch Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Bên cạnh đó, lần đầu tiên Chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam được tổ chức tại kinh đô điện ảnh Hollywood (Hoa Kỳ) với quy mô lớn, quy tụ nhiều nhà sản xuất, đạo diễn hàng đầu Hollywood. Sự kiện đánh dấu bước đột phá, sự đổi mới sáng tạo trong công tác xúc tiến du lịch Việt Nam nhằm khai thác phát triển du lịch thông qua điện ảnh. Đồng thời khẳng định Việt Nam vừa là điểm đến tuyệt vời dành cho khách du lịch, vừa là phim trường lý tưởng cho điện ảnh thế giới với bối cảnh quay đa dạng, hấp dẫn.

Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, đón khoảng 17 triệu khách du lịch quốc tế, 120 triệu lượt khách du lịch nội địa

Năm 2024, mặc dù bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều biến động nhưng du lịch vẫn là một điểm sáng của nền kinh tế. Với việc đón 17 triệu lượt khách quốc tế, 120 triệu lượt khách nội địa, ngành Du lịch Việt Nam đã đánh dấu sự phục hồi hoàn toàn sau dịch Covid-19. Cùng với đó tiếp tục là một loạt các giải thưởng du lịch uy tín. Sự ghi nhận này được xem là động lực để Việt Nam khai thác tiềm năng to lớn, không ngừng lan tỏa sức hấp dẫn, thu hút du khách quốc tế trên toàn cầu đến khám phá và trải nghiệm trọn vẹn tại Việt Nam.

Năm 2024, Việt Nam vinh dự đón nhận 3 giải thưởng: “Điểm đến hàng đầu châu Á”, “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới” và “Điểm đến thiên nhiên hàng đầu châu Á”.

Đáng chú ý, đây là lần thứ 6 trong 7 năm qua Việt Nam được tôn vinh là “Điểm đến hàng đầu châu Á”, khẳng định vị thế của du lịch Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, là ngôi sao sáng trên bản đồ du lịch khu vực châu Á và thế giới.

Nhìn lại những dấu ấn năm qua để cùng bước vào năm mới 2025, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với với bản lĩnh và sự tự tin, quyết tâm, quyết liệt.

"Năm mới, ngành Văn hóa phải bứt phá, tăng tốc, phải nghĩ sâu làm lớn, nhìn xa trông rộng để phát triển văn hóa đúng nghĩa là sức mạnh nội sinh, là hồn cốt của dân tộc" - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công nghiệp văn hóa - ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia
Công nghiệp văn hóa - ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia

VOV.VN - Công nghiệp văn hóa - ngành kinh tế không lệ thuộc tài nguyên, đã và đang là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia. Để phát triển ngành công nghiệp này, mỗi nước lại có cách khai thác và con đường đi riêng.

Công nghiệp văn hóa - ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia

Công nghiệp văn hóa - ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia

VOV.VN - Công nghiệp văn hóa - ngành kinh tế không lệ thuộc tài nguyên, đã và đang là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia. Để phát triển ngành công nghiệp này, mỗi nước lại có cách khai thác và con đường đi riêng.

Tổng Bí thư: Sứ mệnh cao cả của đội ngũ văn nghệ sỹ là kiến tạo nhân cách văn hóa
Tổng Bí thư: Sứ mệnh cao cả của đội ngũ văn nghệ sỹ là kiến tạo nhân cách văn hóa

VOV.VN - Tổng Bí thư Tô Lâm đặc biệt lưu ý đến sứ mệnh cao cả nhất của đội ngũ văn nghệ sỹ cách mạng là kiến tạo nhân cách văn hóa, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.

Tổng Bí thư: Sứ mệnh cao cả của đội ngũ văn nghệ sỹ là kiến tạo nhân cách văn hóa

Tổng Bí thư: Sứ mệnh cao cả của đội ngũ văn nghệ sỹ là kiến tạo nhân cách văn hóa

VOV.VN - Tổng Bí thư Tô Lâm đặc biệt lưu ý đến sứ mệnh cao cả nhất của đội ngũ văn nghệ sỹ cách mạng là kiến tạo nhân cách văn hóa, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa.

Tôn vinh văn hóa sông nước tại Ngày hội Du lịch – Đêm Hoa đăng Ninh Kiều
Tôn vinh văn hóa sông nước tại Ngày hội Du lịch – Đêm Hoa đăng Ninh Kiều

VOV.VN - Ngày hội Du lịch – Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, Cần Thơ lần thứ VII – năm 2024 do UBND quận Ninh Kiều phối hợp Sở VH - TT&DL Cần Thơ tổ chức diễn ra từ ngày 28/12/2024 đến 01/01/2025, tại khu vực Bến Ninh Kiều và các điểm lân cận. Ngày hội có nhiều sự kiện mới lạ, hấp dẫn, thu hút du khách.

Tôn vinh văn hóa sông nước tại Ngày hội Du lịch – Đêm Hoa đăng Ninh Kiều

Tôn vinh văn hóa sông nước tại Ngày hội Du lịch – Đêm Hoa đăng Ninh Kiều

VOV.VN - Ngày hội Du lịch – Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, Cần Thơ lần thứ VII – năm 2024 do UBND quận Ninh Kiều phối hợp Sở VH - TT&DL Cần Thơ tổ chức diễn ra từ ngày 28/12/2024 đến 01/01/2025, tại khu vực Bến Ninh Kiều và các điểm lân cận. Ngày hội có nhiều sự kiện mới lạ, hấp dẫn, thu hút du khách.