Di tích tháp cổ ngàn năm ở Ninh Thuận đang bị lãng quên

VOV.VN - Tháp Hòa Lai (còn gọi Ba Tháp, thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, khu di tích này đang bị lãng quên, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng. Vị trí khu tháp nằm trên Quốc lộ 1A, khá thuận lợi để gắn kết phát triển du lịch, nhưng nhiều năm qua lợi thế này vẫn chưa được phát huy.

 

Di tích quốc gia đặc biệt đang bị lãng quên 

Cửa vào cổng khu Ba Tháp khoá chặt, ổ khoá rỉ sét, bên trong khuôn viên cỏ mọc um tùm, những viên gạch trên thân tháp bị sủi, bong tróc… đó là những gì phóng viên VOV quan sát được khi đặt chân đến khu di tích quốc gia đặc biệt này. Theo nhiều người dân sống gần khu di tích, những năm trước đây còn thấy người vào phát quang, dọn cỏ, nhưng mấy năm gần đây không có ai.

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận cho biết: "Tháp nằm trên địa bàn xã nhưng xã không quản lý. Tháp này trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, là di tích cấp quốc gia, Sở quản lý, địa phương không dám can thiệp vô".

Khu di tích tháp Hòa Lai thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2499/QĐ-TTg ngày 22/12/2016. Công trình được xây dựng vào khoảng thế kỷ VIII - IX, mang phong cách kiến trúc nghệ thuật độc đáo.

Thời gian qua, các ngành chức năng đã có nhiều hoạt động trùng tu, tu bổ, khai quật khảo cổ, xây dựng hồ sơ công nhận di tích… để bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích này. Nhưng do trải qua thời gian dài, một số vị trí của công trình có hiện tượng xuống cấp nghiêm trọng. Trong đó tháp Giữa - một trong ba ngôi tháp tại di tích đã bị sụp đổ, hiện chỉ còn hai ngôi tháp là tháp Nam và tháp Bắc.

Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận còn có tháp Pô Klong Garai (TP. Phan Rang – Tháp Chàm) và tháp Pô Rôme (huyện Ninh Phước). Trong khi hai ngôi tháp trên được người Chăm thờ phụng, gắn liền với nhiều nghi lễ, lễ hội, nhất là lễ hội Kate, thì gần như không diễn ra các nghi lễ, lễ hội nào, người Chăm cũng không ai thờ phụng tại đây. 

Ông Phạm Trọng Hùng - Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận nói: "Khu di tích Ba Tháp thực ra là không được người Chăm quan tâm, nhưng nó vẫn là một di tích lịch sử thuộc thẩm quyền quản lý của ngành văn hoá".

Cần trân trọng di tích 

Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên địa bàn, nhất là các di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, theo ông Phạm Văn Thành, Trưởng phòng Quản lý văn hóa và gia đình, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, cần thiết phải lập quy hoạch bảo tồn và phát triển di tích tháp Hòa Lai. Ông Thành cho biết, thời gian tới, UBND tỉnh sẽ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập quy hoạch tổng thể nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích tháp Hòa Lai và tháp Pô Klong Garai, gắn với phát triển du lịch Ninh Thuận đến năm 2030.

"Trên cơ sở xây dựng quy hoạch sẽ đề xuất đầu tư trùng tu tôn tạo di tích, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu trưng bày, tiến hành khai quật và trưng bày hiện vật khảo cổ liên quan đến di tích tháp Hòa Lai. Từ đó phát huy hiệu quả di tích quốc gia đặc biệt tháp Hòa Lai gắn với thu hút khách du lịch trong thời gian tới".

Theo ông Nguyễn Thanh Hải - giảng viên Trường Đại học Văn Hóa TP.HCM, muốn khai thác du lịch ở 1 điểm di tích thì cần rất nhiều yếu tố. Cụ thể là di tích tháp Hòa Lai, dù có giá trị rất lớn về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nhưng các công trình còn lại có qui mô hạn chế, kiến trúc và di vật không còn nhiều, phần lớn đã bị hư hại, sụp đổ. Do việc trùng tu, khôi phục chưa tốt nên không thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của di tích. Bên cạnh đó, điểm bất lợi và khó nhất hiện tại của tháp Hòa Lai là nằm cách biệt so với các tuyến, điểm du lịch khác trong tỉnh. 

"Có thể những điều kiện để phát triển du lịch tại di tích tháp Hoà Lai có những hạn chế, bất lợi nhưng nếu chúng ta có nhận thức và quan điểm phát triển đúng từ phía các cơ quan quản lý, cũng như những người làm du lịch thì hoàn toàn khắc phục được", ông Nguyễn Thanh Hải nhận định.

Liên quan đến vấn đề khai thác di tích tháp Hoà Lai để làm đa dạng thêm tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Thuận, ngoài việc tăng cường quảng bá di tích tháp cổ cũng như kiến trúc nghệ thuật độc đáo của nó, có thể phối hợp với nhà đầu tư để tổ chức khai thác, kinh doanh du lịch gắn với trùng tu, tôn tạo di tích. Ngôi tháp cổ bị bỏ hoang thời gian dài cũng đặt ra trách nhiệm của các ngành chức năng liên quan, nên có sự quan tâm, trân trọng hơn đối với một di tích cấp quốc gia đặc biệt trên địa bàn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hai Di tích Quốc gia ở Bắc Ninh bị xâm hại nghiêm trọng giờ ra sao?
Hai Di tích Quốc gia ở Bắc Ninh bị xâm hại nghiêm trọng giờ ra sao?

VOV.VN - Sau thời gian dài bị chính quyền địa phương xã Tam Đa (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) tự ý tháo dỡ, xâm hại nghiêm trọng, đến nay hai di tích nghệ thuật kiến trúc Quốc gia Đình Đại Lâm và Chùa Thiên Phúc vẫn chỉ còn là bãi đất trống hoang tàn, cột kèo, mái gói xuống cấp do không được trùng tu, tôn tạo.

Hai Di tích Quốc gia ở Bắc Ninh bị xâm hại nghiêm trọng giờ ra sao?

Hai Di tích Quốc gia ở Bắc Ninh bị xâm hại nghiêm trọng giờ ra sao?

VOV.VN - Sau thời gian dài bị chính quyền địa phương xã Tam Đa (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) tự ý tháo dỡ, xâm hại nghiêm trọng, đến nay hai di tích nghệ thuật kiến trúc Quốc gia Đình Đại Lâm và Chùa Thiên Phúc vẫn chỉ còn là bãi đất trống hoang tàn, cột kèo, mái gói xuống cấp do không được trùng tu, tôn tạo.

Xây dựng hồ sơ đề nghị đình Trà Cổ là di tích Quốc gia đặc biệt
Xây dựng hồ sơ đề nghị đình Trà Cổ là di tích Quốc gia đặc biệt

VOV.VN - UBND thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng hồ sơ khoa học, đề nghị xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt với đình Trà Cổ - di tích đầu tiên của thành phố Móng Cái được xếp hạng di tích Quốc gia, cách đây gần 50 năm.

Xây dựng hồ sơ đề nghị đình Trà Cổ là di tích Quốc gia đặc biệt

Xây dựng hồ sơ đề nghị đình Trà Cổ là di tích Quốc gia đặc biệt

VOV.VN - UBND thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng hồ sơ khoa học, đề nghị xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt với đình Trà Cổ - di tích đầu tiên của thành phố Móng Cái được xếp hạng di tích Quốc gia, cách đây gần 50 năm.

Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi danh thắng Ngũ Hành Sơn
Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi danh thắng Ngũ Hành Sơn

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi danh thắng Ngũ Hành Sơn

Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi danh thắng Ngũ Hành Sơn

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.