Lễ hội Dinh Thầy Thím ở Bình Thuận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Sáng nay (14/7), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận phối hợp UBND thị xã La Gi tổ chức lễ đón nhận Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa lễ hội Dinh Thầy Thím vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Dinh Thầy Thím được tổ chức vào rằm tháng 9 hàng năm với các lễ là nghi truyền thống như: Lễ nghinh Thần, rước sắc phong, lễ nhập điện an vị, thỉnh thực, giỗ Tiền Hiền và cúng binh gia… nhằm ghi khắc công đức của Thầy Thím. Bên cạnh phần lễ, người dân và du khách còn được tham gia các hoạt động vui chơi như: thi đấu cờ người, thi khiêng thúng ra khơi, thi gánh cá, đan lưới,…

Lễ hội Dinh Thầy Thím không chỉ của cộng đồng người dân địa phương mà còn là di sản văn hóa chung của người dân nhiều tỉnh, thành lân cận và ở khu vực phía Nam. Mặc dù chịu ảnh hưởng của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa nhưng đến nay lễ hội vẫn được gìn giữ, bảo tồn, duy trì đầy đủ cả về thời gian, không gian, trình tự, cách thức thực hành có từ lâu đời của cộng đồng cư dân địa phương.

Ngày 12/1/2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định đưa lễ hội Dinh Thầy Thím vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây được xem là dấu mốc quan trọng, góp phần phát triển du lịch và thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương; góp phần nâng cao ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy nét văn hóa truyền thống của cộng đồng, làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bảo tồn mộc bản Phật giáo ở Huế
Bảo tồn mộc bản Phật giáo ở Huế

VOV.VN - Là vùng đất lưu giữ nhiều dấu ấn của Phật giáo, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 13 ngôi chùa đang gìn giữ hệ thống mộc bản Phật giáo đồ sộ với gần 3.000 bản khắc được thống kê và phân loại.

Bảo tồn mộc bản Phật giáo ở Huế

Bảo tồn mộc bản Phật giáo ở Huế

VOV.VN - Là vùng đất lưu giữ nhiều dấu ấn của Phật giáo, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 13 ngôi chùa đang gìn giữ hệ thống mộc bản Phật giáo đồ sộ với gần 3.000 bản khắc được thống kê và phân loại.

Bảo tồn và phát huy di sản đờn ca tài tử: Cần sự tích cực chung tay góp sức
Bảo tồn và phát huy di sản đờn ca tài tử: Cần sự tích cực chung tay góp sức

VOV.VN - Từ năm 2013, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ đã được thế giới vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo thống kê năm 2020, TP.HCM có 292 câu lạc bộ, đội nhóm đờn ca tài tử với 3.017 thành viên, khá đông so với các tỉnh thành Nam bộ khác.

Bảo tồn và phát huy di sản đờn ca tài tử: Cần sự tích cực chung tay góp sức

Bảo tồn và phát huy di sản đờn ca tài tử: Cần sự tích cực chung tay góp sức

VOV.VN - Từ năm 2013, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ đã được thế giới vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo thống kê năm 2020, TP.HCM có 292 câu lạc bộ, đội nhóm đờn ca tài tử với 3.017 thành viên, khá đông so với các tỉnh thành Nam bộ khác.

Bảo tồn cầu Long Biên - Việc không thể trì hoãn
Bảo tồn cầu Long Biên - Việc không thể trì hoãn

VOV.VN - Câu chuyện cải tạo, nâng cấp cầu Long Biên đi cùng giữ gìn giá trị lịch sử, du lịch trở thành cấp thiết - không thể trì hoãn. Cần đồng lòng suy nghĩ và hành động vì di sản có một không hai này.

Bảo tồn cầu Long Biên - Việc không thể trì hoãn

Bảo tồn cầu Long Biên - Việc không thể trì hoãn

VOV.VN - Câu chuyện cải tạo, nâng cấp cầu Long Biên đi cùng giữ gìn giá trị lịch sử, du lịch trở thành cấp thiết - không thể trì hoãn. Cần đồng lòng suy nghĩ và hành động vì di sản có một không hai này.