Trùng tu di sản cố đô Huế: Lúng túng xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển

VOV.VN - Trong bài 1 “Trùng tu di sản cố đô Huế: Gian nan chuyện bảo tồn nguyên bản” đã nói về việc trùng tu, sửa chữa các di sản, di tích nhưng không làm mất tính nguyên bản quả là câu chuyện kéo dài nhiều năm qua. Bài 2 sẽ nói về những vấn đề liên quan đến ý kiến của dư luận về di sản, di tích sau trùng tu, tôn tạo; vấn đề cần quan tâm trong công tác trùng tu, bảo tồn di sản.

 

>>Trùng tu di sản cố đô Huế: Gian nan chuyện bảo tồn nguyên bản

Công tác bảo tồn di tích, di sản được tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm đặc biệt. Từ năm 2009 đến nay, địa phương này tập trung bảo tồn cấp thiết, tu bổ từng phần và tu bổ hoàn nguyên hơn 200 công trình, hạng mục. Tuy nhiên, đối với hàng trăm di tích hàng trăm năm tuổi thì việc trùng tu hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Quỹ Bảo tồn Di sản Huế là Quỹ quốc gia được Chính phủ thành lập và giao cho tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp quản lý. Quỹ này được tiếp nhận từ nguồn ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hỗ trợ; nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác.

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, nguồn thu của Quỹ chỉ dùng đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và tu bổ các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ: “Giai đoạn vừa rồi chúng tôi kêu gọi gần 9 tỷ đồng. Đây là sự đóng góp rất ý nghĩa của các nhà hảo tâm, cộng đồng xã hội cho công tác bảo tồn di sản. Giờ đây, Quỹ này dành rất nhiều cho việc bảo tồn di sản vật thể, phi vật thể, những di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh”.

Những năm qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tuy nhiên, các quy định pháp luật vẫn còn chồng chéo, làm chậm trễ trong hoạt động thẩm định  các dự án tu bổ di tích. Các dự án tu bổ di tích thường bị kéo dài tiến độ so với kế hoạch, nhất là trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thẩm định , phê duyệt dự án. Nhiều địa phương còn lúng túng trong việc xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, giữa kinh tế và văn hóa, giữa lợi ích trước mắt với sự phát triển bền vững. Việc bố trí ngân sách bảo tồn, tu bổ ít được các địa phương chú trọng, trong khi đó quá chú trọng khai thác di sản.

Giáo sư - Tiến sĩ Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia cho rằng, nguồn thu từ du lịch dựa vào di sản cũng cần có sự đầu tư trở lại một cách rõ ràng đối với hệ thống các di sản, phải “lấy di sản nuôi di sản”: “Nhà nước cũng phải đầu tư thỏa đáng để giúp cho Huế có thể phát triển du lịch, trở thành một ngành công nghiệp văn hóa điển hình của cả nước. Chúng ta giải tỏa những vi phạm trên Thượng Thành và Eo Bầu. Đây là bước thay đổi nhận thức rất lớn. Du lịch dựa trên di sản, di sản phải bảo vệ nguyên gốc nhưng sản phẩm du lịch phải luôn luôn mới, khác thì mới hấp dẫn được”.

Ông Lazare Eloundou Assomo, Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO khẳng định, điều ấn tượng nhất ở Quần thể Di tích Cố đô Huế là sự cam kết mạnh mẽ và sự chuyên nghiệp từ đơn vị quản lý di sản, chuyên gia và cả người dân địa phương: “Để đạt được sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển bền vững là điều không dễ dàng. Thế nhưng hơn 30 năm qua, với sự nỗ lực của các chuyên gia và người dân nơi đây đã tạo nên một điểm đến độc đáo, nơi mà lịch sử được lưu giữ. Câu chuyện thành công của di sản thế giới này đã mang lại hy vọng và nguồn cảm hứng quý giá cho chúng ta trong bối cảnh thế giới đầy thách thức ngày nay để bảo vệ những Di sản Thế giới đang đối diện với sự đe dọa nghiêm trọng”.

Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế thì hiện nay, khoa học kỹ thuật đã giúp cho công tác trùng tu di sản có thêm những giải pháp bảo vệ, giữ gìn các di tích một cách bền vững hơn. Thế nhưng, hiện vẫn còn rất nhiều khó khăn về nguồn lực, kinh phí, nhân lực, tư liệu, nguyên vật liệu thay thế: “Một khó khăn lớn của chúng ta đó là nghệ nhân. Ngày xưa, Huế là nơi tập hợp của những người tài giỏi của cả nước về đây. Bây giờ trong điều kiện mới làm sao phải có đội ngũ nghệ nhân đào tạo đạt được trình độ như xưa, điều đó không dễ dàng tí nào. Chúng ta phải có thời gian đào tạo”.

Việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản phục vụ cho sự phát triển cũng như xem di sản là nguồn lực để phát triển bền vững ngày càng trở nên quan trọng. Các địa phương sở hữu di sản đã tăng cường công tác quản lý, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Nghị quyết 54 của Bộ Chính Trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu đến năm 2025 Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh. “Tỉnh đang xây dựng Huế trở thành một trung tâm văn hóa du lịch của cả nước trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản thì công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản được hết sức quan tâm. Chúng tôi đang tiến hành các giải pháp để vừa làm tốt công tác bảo tồn nhưng đồng thời phải thực sự phát huy giá trị của các thiết chế này”.

Trùng tu di sản cố đô Huế: Gian nan chuyện bảo tồn nguyên bản

VOV.VN - Hàng trăm di tích, di sản ở thành phố Huế đều có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, thường xuyên chịu tác động dữ dội của thời tiết, thiên tai, chiến tranh… nên đa phần đã xuống cấp nghiêm trọng. Làm thế nào để trùng tu, sửa chữa nhưng không làm mất tính nguyên bản của di sản, quả là câu chuyện rất khó, kéo dài nhiều năm qua.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trùng tu di tích – Làm sao cho đúng?
Trùng tu di tích – Làm sao cho đúng?

VOV.VN - Trùng tu di tích luôn là vấn đề nóng trong lĩnh vực bảo tồn văn hóa. Việc trùng tu di tích là cần thiết để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tuy nhiên, trùng tu như thế nào để thực sự mang lại hiệu quả là câu hỏi không dễ giải quyết.

Trùng tu di tích – Làm sao cho đúng?

Trùng tu di tích – Làm sao cho đúng?

VOV.VN - Trùng tu di tích luôn là vấn đề nóng trong lĩnh vực bảo tồn văn hóa. Việc trùng tu di tích là cần thiết để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tuy nhiên, trùng tu như thế nào để thực sự mang lại hiệu quả là câu hỏi không dễ giải quyết.

Đẩy nhanh hoàn thiện trùng tu Điện Thái Hòa
Đẩy nhanh hoàn thiện trùng tu Điện Thái Hòa

VOV.VN - Dự án Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa dự kiến sẽ được khánh thành, đón khách tham quan vào cuối tháng 11 tới, vượt tiến độ nhiều tháng so với kế hoạch. Đây là nỗ lực rất lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế và các bên liên quan trong việc từng bước phục hồi, giữ gìn Quần thể di tích Cố đô Huế.

Đẩy nhanh hoàn thiện trùng tu Điện Thái Hòa

Đẩy nhanh hoàn thiện trùng tu Điện Thái Hòa

VOV.VN - Dự án Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa dự kiến sẽ được khánh thành, đón khách tham quan vào cuối tháng 11 tới, vượt tiến độ nhiều tháng so với kế hoạch. Đây là nỗ lực rất lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế và các bên liên quan trong việc từng bước phục hồi, giữ gìn Quần thể di tích Cố đô Huế.

Trùng tu di sản cố đô Huế: Gian nan chuyện bảo tồn nguyên bản
Trùng tu di sản cố đô Huế: Gian nan chuyện bảo tồn nguyên bản

VOV.VN - Hàng trăm di tích, di sản ở thành phố Huế đều có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, thường xuyên chịu tác động dữ dội của thời tiết, thiên tai, chiến tranh… nên đa phần đã xuống cấp nghiêm trọng. Làm thế nào để trùng tu, sửa chữa nhưng không làm mất tính nguyên bản của di sản, quả là câu chuyện rất khó, kéo dài nhiều năm qua.

Trùng tu di sản cố đô Huế: Gian nan chuyện bảo tồn nguyên bản

Trùng tu di sản cố đô Huế: Gian nan chuyện bảo tồn nguyên bản

VOV.VN - Hàng trăm di tích, di sản ở thành phố Huế đều có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, thường xuyên chịu tác động dữ dội của thời tiết, thiên tai, chiến tranh… nên đa phần đã xuống cấp nghiêm trọng. Làm thế nào để trùng tu, sửa chữa nhưng không làm mất tính nguyên bản của di sản, quả là câu chuyện rất khó, kéo dài nhiều năm qua.