Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” diễn ra từ ngày 18 - 23/11

VOV.VN - Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” sẽ chính thức khai mạc tối 18/11 tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Theo kế hoạch, chương trình nghệ thuật khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2021 diễn ra tối 18/11 tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ban Tổ chức sẽ điều chỉnh quy mô sự kiện tương ứng với từng cấp độ dịch Covid-19 được công bố tại địa phương.

Sau lễ khai mạc, nhiều hoạt động trong khuôn khổ Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” sẽ được tổ chức như thăm hỏi, tặng quà cho đồng bào các dân tộc; tái hiện các nét sinh hoạt cộng đồng, dân ca dân vũ, ẩm thực, trang phục, phong tục tập quán; các chương trình của 13 dân tộc đang hoạt động thường xuyên tại Làng như Tày, Nùng, Dao, Tà Ôi, Cơ Tu…

Đặc biệt, đến Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp này du khách sẽ được hòa mình vào ngày hội văn hóa dân tộc các vùng miền cùng nhiều hoạt động trải nghiệm. Trong đó, Lễ hội Xuân (Nò Pê Chầu) sẽ được tái hiện, cùng màn biểu diễn nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc Mông tỉnh Nghệ An. Du khách cũng được thử mặc trang phục dân tộc, tham gia làm các món ăn dân tộc, trải nghiệm nghề thủ công truyền thống...

Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” là sự kiện nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam, cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19; lan tỏa những giá trị nhân văn, tinh thần tương thân tương ái, tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

Đây cũng là dịp phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam trong thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa cộng đồng góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tái hiện phiên chợ vùng cao Hoàng Su Phì tại Hà Nội
Tái hiện phiên chợ vùng cao Hoàng Su Phì tại Hà Nội

VOV.VN - “Chợ phiên vùng cao - Điểm hẹn Hoàng Su Phì, Hà Giang” nằm trong chuỗi hoạt tháng 4 với chủ đề “Việt Nam với những sắc màu dân tộc” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tái hiện phiên chợ vùng cao Hoàng Su Phì tại Hà Nội

Tái hiện phiên chợ vùng cao Hoàng Su Phì tại Hà Nội

VOV.VN - “Chợ phiên vùng cao - Điểm hẹn Hoàng Su Phì, Hà Giang” nằm trong chuỗi hoạt tháng 4 với chủ đề “Việt Nam với những sắc màu dân tộc” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

“Đón Xuân vùng cao” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
“Đón Xuân vùng cao” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

VOV.VN - Với chủ đề “Đón Xuân vùng cao”, các hoạt động trong tháng 1/2021 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ giới thiệu không khí vui Tết đón xuân đầu năm mới, cùng các nghi lễ, phong tục tập quán và giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc tại làng.

“Đón Xuân vùng cao” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

“Đón Xuân vùng cao” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

VOV.VN - Với chủ đề “Đón Xuân vùng cao”, các hoạt động trong tháng 1/2021 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ giới thiệu không khí vui Tết đón xuân đầu năm mới, cùng các nghi lễ, phong tục tập quán và giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc tại làng.

Lù cở - Vật dụng gắn liền với đời sống của đồng bào Mông vùng cao Sơn La
Lù cở - Vật dụng gắn liền với đời sống của đồng bào Mông vùng cao Sơn La

VOV.VN - Người Mông chủ yếu sinh sống trên những vùng núi cao. Chính vì thế, từ xa xưa, bà con đã biết tận dụng các loại tre, nứa, trúc để làm những vật dụng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, chiếc gùi (lù cở) là một trong những vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống.

Lù cở - Vật dụng gắn liền với đời sống của đồng bào Mông vùng cao Sơn La

Lù cở - Vật dụng gắn liền với đời sống của đồng bào Mông vùng cao Sơn La

VOV.VN - Người Mông chủ yếu sinh sống trên những vùng núi cao. Chính vì thế, từ xa xưa, bà con đã biết tận dụng các loại tre, nứa, trúc để làm những vật dụng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, chiếc gùi (lù cở) là một trong những vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống.