8 điều khán giả chưa biết đằng sau bộ phim bom tấn “Transformers 4”
VOV.VN -1.450 người trên trường quay, ghi hình trong 100 ngày, 15 tuần tạo hình robot... là những điều khán giả có thể chưa biết về bộ phim “Transformers 4”.
Được khởi chiếu tại Việt Nam từ ngày 27/6, phần 4 của bộ phim về các robot biến hình “Transformers” một lần nữa lôi kéo được một lượng lớn khán giả tới rạp bởi sự hoành tráng, dữ dội và sự phô trương về mặt kỹ xão.
Với tập phim mới nhất có tựa đề “Transformers: Age Of Extinction” (tạm dịch: Transformers: Kỷ nguyên hủy diệt), đạo diễn Michael Bay đem đến một câu chuyện mới, một dàn diễn viên hoàn toàn mới và cả những robot mới. Không chỉ hoàn mỹ trước khán giả với những pha hành động đẹp mắt, màn biến hình tuyệt vời của các robot… bộ phim “Transformers: Kỷ nguyên hủy diệt” còn có câu chuyện hậu trường khá thú vị.
1. Vào ngày 1/8/2012, đoàn làm phim đã bay tới Detroit để tham quan phim trường của “Transformers: Kỷ nguyên hủy diệt”. Nhóm sản xuất đã tiến hành cải tạo một số công trình tại khu trung tâm thương mại của Detroit và biến nó thành Hong Kong để chuẩn bị cho những pha hành động hoành tráng. Bên cạnh đó, các cảnh quay của phim cũng đã được thực hiện tại Washington, Monument Valley, Hong Kong và 3 tuần ở Austin. Có thời điểm số lượng người có mặt trên phim trường lên tới 1.450 người.
Một góc bối cảnh phim trường được sử dụng trong bộ phim “Transformers: Kỷ nguyên hủy diệt” - Ảnh: hotfudgedetroit.com
Theo kế hoạch, toàn bộ các công đoạn của quá trình sản xuất bộ phim sẽ phải được hoàn thành trước thời hạn 18 tháng. Tuy “Transformers: Kỷ nguyên hủy diệt” sử dựng khối lượng kỹ xảo nhiều nhất nhưng các nhà sản xuất hi vọng có thể hoàn tất bộ phim trong khoảng thời gian ngắn hơn so với các tập phim khác trong series.
“Transformers: Kỷ nguyên hủy diệt” được quay bằng nhiều phương tiện khác nhau: từ những chiếc máy quay 3D kỹ thuật số IMAX hiện đại nhất tới camera IMAX 70mm…
4. Hong Kong sầm uất nhộn nhịp trong phim đã được dựng lên tại khu trung tâm mua sắm của Detroit. Phim trường được dựng lên trên một diện tích khá lớn với trung tâm là một tòa nhà cũ đổ nát, mỗi bên là 4 khu nhà khác nhằm tạo chiều sâu cho khung cảnh. Hiện trường được xếp đầy những chiếc xe đổ nát và một chiếc xe tải 18 bánh bị lật ngửa ngay giữa con phố. Đoàn làm phim đã phải mất tới 16 tuần để dựng cảnh này.
Hình ảnh về Trung Quốc được sử dụng khá nhiều trong phần 4 của loạt phim "Transformers".
6. Detroit có một hệ thống đường xe lửa một ray chạy qua khu vực phim trường khoảng 7 phút một chuyến. Vì thế nhóm sản xuất đã phải tìm hiểu rõ lịch trình của chuyến tàu này và đảm bảo rằng họ không bỏ sót bất cứ một đám đất đá nào trên đường ray khi tàu đi qua.
Đạo diễn Michael Bay (phải).
8. Quân đội Mỹ không hiện diện nhiều trong bộ phim này bởi bộ phim chủ yếu lấy bối cảnh ở các quốc gia khác. Nhưng trong phim có thêm sự xuất hiện của 18 nhân vật robot và các chuyên gia xử lý hình ảnh đặc biệt đã phải mất tới 15 tuần để tạo hình hoàn chỉnh cho mỗi nhân vật trong số đó. Công đoạn lắp ráp cũng kéo dài từ 15 tới 20 tuần.
Những chiếc xe trong “Transformers” cũng được chăm sóc hệt như thể các ngôi sao điện ảnh. Ngay từ tập phim đầu tiên, các công ty chế tạo xe đã gửi hàng loạt các ý tưởng táo bạo tới văn phòng của Michael Bay với hi vọng rằng ông ấy sẽ sử dụng thiết kế của mình trong phim./.