Giải pháp giúp Tây Nguyên phát triển bền vững du lịch văn hoá và sinh thái

VOV.VN - Chiều 12/11, tại thành phố Pleiku, Tỉnh uỷ Gia Lai và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học phát triển bền vững du lịch văn hoá và du lịch sinh thái bền vững vùng Tây Nguyên trong giai đoạn hiện nay.

Tại đây, 50 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch đã có những đóng góp giá trị về nghiên cứu và thực tiễn về du lịch Tây Nguyên.

Tây Nguyên là vùng cao nguyên rộng lớn, trải dài trên 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Đây là địa bàn sinh sống của cộng đồng dân cư là các đồng bào dân tộc thiểu số có nền văn hoá đa dạng, đặc trưng. Tây Nguyên có khí hậu mát mẻ, hệ sinh thái rừng đa dạng, nền văn hoá đặc trưng, nhiều di tích, di sản phi vật thể được UNESCO ghi nhận.

Những điều này tạo ra  tiềm năng lớn lao, riêng có để phát triển các loại hình du lịch văn hoá, cộng đồng, sinh thái, du lịch liên vùng hấp dẫn, tạo giá trị lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế, việc khai thác những tiềm năng, lợi thế này còn nhiều hạn chế và đang đối mặt với những khó khăn như tính chuyên nghiệp trong tổ chức du lịch chưa cao, sự liên kết vùng miền chưa hiệu quả, cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn hạn chế.

Tại hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học tập trung trình bày, thảo luận về các vấn đề như quan điểm về phát triển bền vững du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; tiềm năng lợi thế và khai thác, sử dụng các nguồn lực cho phát triển du lịch văn hoá và du lịch sinh thái vùng Tây Nguyên; Định vị sản phẩm và liên kết xúc tiến quảng bá nhằm phát triển bền vững du lịch vùng Tây Nguyên;

Cơ hội, thách thức và những vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững du lịch văn hoá, và du lịch sinh thái vùng Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay; Định hướng, giải pháp phát triển bền vững du lịch văn hoá, du lịch sinh thái vùng Tây Nguyên;... 

Đại diện nhóm tác giả của Đại học Tây Nguyên trình bày tham luận về Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng vùng Tây Nguyên theo hướng bền vững, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Yến cho biết: “Vấn đề đặt ra là làm sao để khách du lịch đến với Tây Nguyên nhiều hơn, và làm sao để họ đến Tây Nguyên rồi, thì đến với Tây Nguyên nhiều hơn nữa. Nhóm chúng tôi có một số khuyến nghị giải pháp trong thời gian tới như tăng trưởng kinh tế cho cộng đồng địa phương bằng đầu tư các khu điểm du lịch chính thức, hoặc bảo vệ môi trường, quản lý bền vững tài nguyên, đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, có sự tham gia của người dân địa phương”.

Các tác giả, nhà nghiên cứu, nhà quản lý cũng đóng góp nhiều ý kiến, kiến nghị giải pháp về đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về phát triển bền vững du lịch văn hoá, du lịch sinh thái; hoàn thiện chủ trương, chính sách, tạo động lực phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá bản địa, xây dựng nông thôn mới; huy động, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ du lịch; …

Trình bày về quan điểm, định hướng phát triển du lịch bền vững của tỉnh Gia Lai trong thời gian tới, ông Trương Hải Long- Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh  cho biết: “Tỉnh đã xác định những định hướng phát triển du lịch đến 2030. Thứ nhất là phát triển các cơ sở hạ tầng du lịch; xây dựng hạ tầng lưu trú du lịch; xây dựng các dự án phát triển du lịch mới, các khách sạn 4 sao, 5 sao và hoàn thiện đưa vào khai thác, sử dụng các dự án đã được phê duyệt; hợp tác du lịch, mở rộng giao lưu, hợp tác, liên kết; tập trung triển khai các dự án du lịch theo hướng tích hợp, tạo hệ sinh thái du lịch, tạo bước đột phá cho du lịch”.

Với số lượng tham luận lớn, nội dung đa chiều, nội dung nghiên cứu kỹ lưỡng, hội thảo giúp ích cho việc tham khảo, nhằm xây dựng cơ chế giải quyết vấn đề du lịch bền vững, hài hoà giữa bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá, tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế- xã hội tại khu vực Tây Nguyên.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tái hiện không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên
Tái hiện không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

VOV.VN - Nằm trong chuỗi sự kiện “ Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023”, sáng 11/11 tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai, hơn 1000 nghệ nhân của 21 đoàn đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên đã ra mắt, tái hiện không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang đến trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn cho du khách gần xa khi tới phố núi Pleiku.

Tái hiện không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Tái hiện không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

VOV.VN - Nằm trong chuỗi sự kiện “ Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023”, sáng 11/11 tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai, hơn 1000 nghệ nhân của 21 đoàn đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên đã ra mắt, tái hiện không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mang đến trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn cho du khách gần xa khi tới phố núi Pleiku.

Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên
Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên

VOV.VN - Bộ VH-TT&DL đã ban hành Kế hoạch số 3490/KH-BVHTTDL về tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum, năm 2023.

Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên

Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên

VOV.VN - Bộ VH-TT&DL đã ban hành Kế hoạch số 3490/KH-BVHTTDL về tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum, năm 2023.

Họa sĩ Phan Anh Thư vẽ tranh xây trường nội trú cho trẻ em vùng núi Tây Nguyên
Họa sĩ Phan Anh Thư vẽ tranh xây trường nội trú cho trẻ em vùng núi Tây Nguyên

VOV.VN - Ngày 28/7, Triển lãm tranh thiện nguyện “EM” của hoạ sĩ trẻ Phan Anh Thư đã được tổ chức tại TP.HCM. Đây là dự án thiện nguyện, sử dụng 100% doanh thu từ việc bán tranh, Artbook “thư thênh thang” và một số sản phẩm khác của dự án, nhằm quyên góp 600 triệu đồng xây dựng trường nội trú cho các em nhỏ ở vùng núi Tây Nguyên.

Họa sĩ Phan Anh Thư vẽ tranh xây trường nội trú cho trẻ em vùng núi Tây Nguyên

Họa sĩ Phan Anh Thư vẽ tranh xây trường nội trú cho trẻ em vùng núi Tây Nguyên

VOV.VN - Ngày 28/7, Triển lãm tranh thiện nguyện “EM” của hoạ sĩ trẻ Phan Anh Thư đã được tổ chức tại TP.HCM. Đây là dự án thiện nguyện, sử dụng 100% doanh thu từ việc bán tranh, Artbook “thư thênh thang” và một số sản phẩm khác của dự án, nhằm quyên góp 600 triệu đồng xây dựng trường nội trú cho các em nhỏ ở vùng núi Tây Nguyên.

Thời tiết hôm nay 25/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa nắng nóng, Tây Nguyên mưa to
Thời tiết hôm nay 25/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa nắng nóng, Tây Nguyên mưa to

VOV.VN - Bắc Bộ và Thanh Hóa có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C. Còn khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông.

Thời tiết hôm nay 25/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa nắng nóng, Tây Nguyên mưa to

Thời tiết hôm nay 25/7: Bắc Bộ và Thanh Hóa nắng nóng, Tây Nguyên mưa to

VOV.VN - Bắc Bộ và Thanh Hóa có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C. Còn khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông.

Làng văn hóa Nùng An trên Tây Nguyên
Làng văn hóa Nùng An trên Tây Nguyên

VOV.VN - Hơn 35 năm rời quê Cao Bằng đến vùng đất Tây Nguyên lập nghiệp, người Nùng ở làng Quảng Hòa, xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk đã có cuộc sống ổn định, khấm khá. Trên vùng quê mới, bà con vẫn gìn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống với những nếp nhà sàn xưa.

Làng văn hóa Nùng An trên Tây Nguyên

Làng văn hóa Nùng An trên Tây Nguyên

VOV.VN - Hơn 35 năm rời quê Cao Bằng đến vùng đất Tây Nguyên lập nghiệp, người Nùng ở làng Quảng Hòa, xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk đã có cuộc sống ổn định, khấm khá. Trên vùng quê mới, bà con vẫn gìn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống với những nếp nhà sàn xưa.

Dấu ấn văn hóa Tây Nguyên tại Triển lãm mỹ thuật Đắk Lắk
Dấu ấn văn hóa Tây Nguyên tại Triển lãm mỹ thuật Đắk Lắk

VOV.VN - Lần đầu được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, triển lãm mỹ thuật Đắk Lắk lần thứ nhất năm nay quy tụ các tác phẩm của các nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh. Dấu ấn văn hóa Tây Nguyên đã được khắc họa rõ nét, sinh động trong các tác phẩm, giúp triển lãm đang thu hút sự quan tâm của công chúng.

Dấu ấn văn hóa Tây Nguyên tại Triển lãm mỹ thuật Đắk Lắk

Dấu ấn văn hóa Tây Nguyên tại Triển lãm mỹ thuật Đắk Lắk

VOV.VN - Lần đầu được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, triển lãm mỹ thuật Đắk Lắk lần thứ nhất năm nay quy tụ các tác phẩm của các nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh. Dấu ấn văn hóa Tây Nguyên đã được khắc họa rõ nét, sinh động trong các tác phẩm, giúp triển lãm đang thu hút sự quan tâm của công chúng.