Giới thiệu hình ảnh “Buôn Ma Thuột xưa” trên gỗ gốc cà phê

VOV.VN - Ngày 18/2, lễ khai mạc triển lãm ảnh Buôn Ma Thuột xưa in trên chất liệu gỗ từ gốc cà phê được tổ chức tại Đường sách cà phê Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk); qua đó giới thiệu đến công chúng những hình ảnh quý hiếm về vùng đất Buôn Ma Thuột từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước.

Diễn ra từ nay đến hết ngày 29/2 tới, triển lãm trưng bày hàng chục hình ảnh in độc bản trên gỗ cà phê Robusta, thể hiện nhiều góc nhìn về cuộc sống và sinh hoạt của người Êđê, kiến trúc nhà dài hay những di tích, danh lam, địa danh tiêu biểu ở thành phố Buôn Ma Thuột và các vùng lân cận. Đây là những hình ảnh tư liệu do họa sỹ Nông Hoàng Chiến ở Đắk Lắk sưu tầm thông qua nhiều nguồn tư liệu khác nhau, trong đó hầu hết là hình ảnh được chụp từ những năm 1950 – 1970 bởi các nhiếp ảnh gia người Pháp.

Họa sỹ Nông Hoàng Chiến chia sẻ, mỗi hình ảnh sưu tầm chứa đựng những thông tin, hoàn cảnh ra đời khác nhau, nhưng đều là những góc nhìn rất đặc biệt về con người, vùng đất Buôn Ma Thuột. Đây cũng là nguồn tư liệu quý để những người yêu mến vùng đất, nhất là các bạn trẻ sẽ có thêm cơ hội để tiếp cận, tìm hiểu. Lựa chọn chất liệu gỗ gốc cà phê cũng là một điểm nhấn để quảng bá về loại cây trồng chủ lực ở địa phương, tận dụng những gốc cà phê già cỗi bị cắt bỏ ở các vườn.

"Những tấm ảnh xưa nhưng không còn đóng khung trong một hình chữ nhật hay hình vuông nữa mà in vào hình dáng của thân gỗ cà phê thì đem lại sự tự nhiên. Hi vọng có nhiều bạn trẻ yêu mến hơn nữa hình ảnh Buôn Ma Thuột, qua buổi giới thiệu xem sự tương tác của các bạn như thế nào để tôi có hướng phát triển sau này, làm thêm nhiều hơn", họa sỹ Nông Hoàng Chiến cho biết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bản sắc Ê Đê ở Đắk Lắk
Bản sắc Ê Đê ở Đắk Lắk

VOV.VN - Nhờ sự nỗ lực trong tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền cùng với sự trăn trở, miệt mài của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản mà nhiều buôn của người Ê Đê vẫn giữ gìn và phát huy được bản sắc của dân tộc mình.

Bản sắc Ê Đê ở Đắk Lắk

Bản sắc Ê Đê ở Đắk Lắk

VOV.VN - Nhờ sự nỗ lực trong tuyên truyền, vận động của các cấp chính quyền cùng với sự trăn trở, miệt mài của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản mà nhiều buôn của người Ê Đê vẫn giữ gìn và phát huy được bản sắc của dân tộc mình.

Để mạch nguồn sử thi chảy mãi
Để mạch nguồn sử thi chảy mãi

VOV.VN - Cuộc sống hiện đại, những không gian văn hóa cộng đồng dần biến đổi, văn hóa sử thi Tây Nguyên vì thế cũng bị thu hẹp dần, thậm chí đối mặt với nguy cơ thất truyền. Vậy phải làm gì để nối dài những đêm khan huyền thoại, nối dài mạch nguồn văn hóa sử thi Tây Nguyên cho các thế hệ mai sau? 

Để mạch nguồn sử thi chảy mãi

Để mạch nguồn sử thi chảy mãi

VOV.VN - Cuộc sống hiện đại, những không gian văn hóa cộng đồng dần biến đổi, văn hóa sử thi Tây Nguyên vì thế cũng bị thu hẹp dần, thậm chí đối mặt với nguy cơ thất truyền. Vậy phải làm gì để nối dài những đêm khan huyền thoại, nối dài mạch nguồn văn hóa sử thi Tây Nguyên cho các thế hệ mai sau? 

Huyền thoại sử thi Tây Nguyên
Huyền thoại sử thi Tây Nguyên

VOV.VN - Với các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, sử thi chứa đựng cả một bề dày văn hóa, một chiều dài lịch sử cũng như những kinh nghiệm sống được tích lũy lâu đời.

Huyền thoại sử thi Tây Nguyên

Huyền thoại sử thi Tây Nguyên

VOV.VN - Với các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, sử thi chứa đựng cả một bề dày văn hóa, một chiều dài lịch sử cũng như những kinh nghiệm sống được tích lũy lâu đời.

Nghệ nhân già và nỗ lực truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ
Nghệ nhân già và nỗ lực truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ

VOV.VN - Nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của đồng bào mình, cũng như nhiều nghệ nhân khác, ông Cil Ha Ôn, 90 tuổi, ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã không ngại tuổi già sức yếu, thường xuyên tham gia các lớp truyền dạy cồng chiêng cho con cháu trên địa bàn.

Nghệ nhân già và nỗ lực truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ

Nghệ nhân già và nỗ lực truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ

VOV.VN - Nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của đồng bào mình, cũng như nhiều nghệ nhân khác, ông Cil Ha Ôn, 90 tuổi, ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã không ngại tuổi già sức yếu, thường xuyên tham gia các lớp truyền dạy cồng chiêng cho con cháu trên địa bàn.