Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch: “Trường học lớn” để làm theo Người

VOV.VN - 55 năm qua, Khu Di tích của Người tại Phủ Chủ tịch đã đón gần 90 triệu khách từ khắp mọi miền đất nước và từ khoảng 160 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đến thăm, trong đó có nhiều đoàn nguyên thủ, nhiều đoàn khách cấp cao đã để lại những dòng cảm tưởng trân trọng.

“Việc phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là giữ gìn, bảo quản nguyên vẹn các kỷ vật gắn liền với cuộc đời hoạt động của Bác Hồ cho thế hệ mai sau mà còn phải truyền đạt cho được tâm hồn, cốt cách, cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh với du khách trong nước và quốc tế”- đây là nội dung được nhiều nhà nghiên cứu, đại biểu quan tâm tại Hội thảo khoa học “55 ngày Bác đi xa – 55 năm bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch” vừa diễn ra tại Hà Nội.

Tại hội thảo, các đại biểu, nhà nghiên cứu khẳng định: Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là một trong những di tích có giá trị đặc biệt trên nhiều phương diện; là một trong số ít di tích còn giữ được tính nguyên gốc, minh chứng sinh động cho tư tưởng, tấm gương đạo đức của vị lãnh tụ cả một đời vì nước, vì dân, vì nhân loại tiến bộ trên thế giới. Nơi đây là địa chỉ đỏ, trường học lớn, sinh động giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho nhân dân trong nước, kiều bào và bạn bè quốc tế. 

Ông Nguyễn Văn Đoàn, Nguyên phụ trách Ban di tích, người túc trực bên giường bệnh để chăm sóc Người kể lại: Ở Bác, từ trong sinh hoạt, việc làm, lối sống hàng ngày đều thể hiện sâu sắc tình cảm, nhân cách cao đẹp, cuộc đời giản dị, gần dân, thương dân, tôn trọng nhân dân và cán bộ. “Ở bên Bác một ngày, chúng ta thấy được nhiều điều quý, được ở lâu hơn càng cảm nhận sâu sắc hơn, quý báu hơn con người Bác, từ suy nghĩ, hành động, công việc hàng ngày. Đó là tinh thần suốt đời phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, mong cho nhân dân luôn được ấm no, lo cho nhân dân trước bản thân mình. Bác tôn trọng từng người lao động. Khi đi đường, thấy một vài cành cây, con ốc, Bác cũng nhắc nhở nhặt đi để người khác đi không bị vấp ngã. Từ việc lớn đến việc nhỏ hàng ngày, nếu chúng ta để ý thì chính điều đó là bài học. Chúng tôi được như hôm nay cũng là bởi phải rèn luyện từ những việc nhỏ như vậy”.

Bà Nguyễn Thị Tình, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh khẳng định giá trị tâm linh sâu sắc nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc trong Phủ Chủ tịch. Nhà sàn là nơi Bác Hồ đã sống và làm việc trong 15 năm cuối đời tại Phủ Chủ tịch, là nơi ghi dấu đậm nét nhất cuộc đời của Người- một minh chứng rất cụ thể về đức tính giản dị và khiêm tốn của một nhà lãnh đạo cách mạng, “một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”. Bà cho rằng: “Gìn giữ ngôi nhà sàn của Bác là gìn giữ một tượng đài về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, là giữ gìn một biểu tượng của tương lại. Đó cũng là giá trị và ý nghĩa tâm linh sâu sắc của di sản văn hoá đặc biệt của Bác để lại.

55 năm qua, Khu Di tích của Người tại Phủ Chủ tịch đã đón gần 90 triệu khách từ khắp mọi miền đất nước và từ khoảng 160 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đến thăm, trong đó có nhiều đoàn nguyên thủ, nhiều đoàn khách cấp cao đã để lại những dòng cảm tưởng trân trọng. Trải qua 55 năm hoạt động và phát triển, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã làm tốt công tác bảo tồn di sản văn hoá của Người, đồng thời không ngừng phát huy giá trị tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh thông qua việc nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày tư liệu, hiện vật và tuyên truyền giáo dục rộng rãi bằng nhiều hình thức phong phú tới các địa phương trong nước và quốc tế. 

Ông Nguyễn Văn Dương, Phó Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết:  “Để lan tỏa những giá trị của di tích, trong những năm qua chúng tôi đã đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền. Bên cạnh việc giới thiệu tại các điểm di tích, Khu di tích còn đẩy mạnh công tác xuất bản những ấn phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, xuất bản podcast, ảnh,tờ rơi bằng 5 thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc để tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp cũng như tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Quần thể Khu Di tích gồm có 13 nhà Di tích (Phủ Chủ tịch, Nhà 54, Nhà sàn, Phòng họp Bộ Chính trị, Nhà 67, Nhà bếp A, Nhà bếp B, Nhà Bác ký sắc lệnh, Hầm H66, Hầm D1...); 1738 tài liệu, hiện vật vốn có thuộc các nhà Di tích; 07 Di tích ngoài trời như: Ao cá, Giàn hoa Phủ Chủ tịch, Đường xoài, con đường mòn, Cầu gỗ qua ao… cùng 50 cây di tích là những cây Bác đem về trồng hoặc trực tiếp chăm sóc. Công tác bảo quản, phát huy giá trị di tích, từng bước áp dụng những tiến bộ khoa học kỷ thuật và công nghệ mới vào công tác gìn giữ nơi Bác ở và làm việc 15 năm cuối cùng của cuộc đời - Khu Di tích Phủ Chủ tịch đòi hỏi tính khoa học, thuyết phục và gần gũi với người dân, du khách.

PGS.TS Đỗ Văn Trụ Chủ tịch Hội Di sản Văn hoá Việt Nam kiến nghi: cần đánh giá cụ thể thực trạng của Khu Di tích hiện nay so với Hồ sơ Khu Di tích đã được xây dựng trước đây, ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời; để từ đó thấy được cái gì còn được bảo tồn nguyên vẹn như xưa, cái gì đã bị thay đổi và thay đổi đến mức độ nào; Bên cạnh đó, cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung trưng bày nội thất, tài liệu, hiện vật các nhà di tích, đảm bảo phát huy giá trị một cách hệ thống, đồng bộ, toàn diện Khu Di tích, trong đó có di tích Nhà làm việc của Thủ tướng Phạm Văn Đồng; Cần hết sức quan tâm đến di sản ký ức, khai thác các câu chuyện, kỷ niệm, hồi ức của các nhân chứng lịch sử. Nếu không làm khẩn trương vấn đề này thì sẽ là một thiệt thòi lớn vì hiện nay, nhân chứng ngày càng ít đi, nhiều người không còn nữa, những người còn sống thì tuổi tác đã cao, trí nhớ có hạn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triển lãm Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến dịch Điện Biên Phủ
Triển lãm Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến dịch Điện Biên Phủ

VOV.VN - Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế khai mạc triển lãm chuyên đề: “Điện Biên Phủ-Quyết chiến, quyết thắng”, nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Triển lãm Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến dịch Điện Biên Phủ

Triển lãm Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến dịch Điện Biên Phủ

VOV.VN - Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế khai mạc triển lãm chuyên đề: “Điện Biên Phủ-Quyết chiến, quyết thắng”, nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Triển lãm ảnh "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" tại Đắk Lắk
Triển lãm ảnh "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" tại Đắk Lắk

VOV.VN - Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức khai mạc triển lãm ảnh tư liệu chủ đề “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” vào sáng nay (16/5), tại Trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Lắk.

Triển lãm ảnh "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" tại Đắk Lắk

Triển lãm ảnh "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" tại Đắk Lắk

VOV.VN - Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức khai mạc triển lãm ảnh tư liệu chủ đề “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” vào sáng nay (16/5), tại Trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Lắk.

Vang mãi “Hành khúc Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”
Vang mãi “Hành khúc Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”

VOV.VN - Mỗi năm vào dịp 26/3, giai điệu quen thuộc của “Hành khúc Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” lại vang lên, và cứ mỗi lần như vậy lòng tôi lại tràn ngập bao nỗi niềm bồi hồi, xao xuyến. Mà không chỉ riêng mình tôi, bài hát ấy là của thanh niên và từ lâu đã được đông đảo các bạn yêu thích có lẽ bởi lời ca đã nói được nhiều điều...

Vang mãi “Hành khúc Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”

Vang mãi “Hành khúc Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”

VOV.VN - Mỗi năm vào dịp 26/3, giai điệu quen thuộc của “Hành khúc Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” lại vang lên, và cứ mỗi lần như vậy lòng tôi lại tràn ngập bao nỗi niềm bồi hồi, xao xuyến. Mà không chỉ riêng mình tôi, bài hát ấy là của thanh niên và từ lâu đã được đông đảo các bạn yêu thích có lẽ bởi lời ca đã nói được nhiều điều...