Lộng Thượng và "báu vật" của làng

VOV.VN - Làng Lộng Thượng, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đang lưu giữ một di sản quý báu, được coi là “báu vật” của làng, đó chính là nghề đúc đồng với tuổi đời hàng trăm năm lịch sử...

Nằm cách Hà Nội chừng 30km, làng Lộng Thượng, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên mang đậm dấu ấn của một làng quê Bắc Bộ xưa kia với vẻ đẹp trầm mặc và thanh bình.

Không nhộn nhịp như làng Đại Bái, không tiếng tăm như làng Ngũ Xã, các sản phẩm đúc đồng Lộng Thượng mang dấu ấn và tiếng nói riêng. Ngày xưa, Lộng Thượng chuyên đúc tượng, đỉnh, chuông... thì nay sản xuất thêm đồ thờ cúng như đỉnh, hạc, chân nến, đèn trang trí đẹp, mâm bổng, lọ hoa, lư hương, những thứ mà trên bàn thờ của mỗi gia đình đều không thể thiếu.

Mỗi sản phẩm bằng đồng được làm ra đòi hỏi kỹ thuật, sự tỉ mẩn, tinh xảo, kiên nhẫn và say mê với nghề, là sự kết tinh, tâm huyết và tài năng của mỗi nghệ nhân.

Nghệ nhân Dương Văn Long cho biết, so với các ngành nghề thủ công khác, đúc đồng là một trong những nghề nặng nhọc và vất vả, do đó khéo thôi chưa đủ, còn cần phải có sức khỏe. Chẳng hạn ở công đoạn làm khuôn: “Nguyên liệu đất thì có 2 loại đất trấu và đất bùn trộn đất trấu đã đốt rồi băm ra nhỏ để làm. Phần ngoài khuôn là đất dùng bằng trấu, giúp không bị nứt; và phần trong phủ thì chọn đất, rây đất phải thật cẩn thận, nếu không sản phẩm ra lò sẽ không được đẹp”.

Một người thợ khác là ông Dương Văn Bảo thì cho biết, ngay như thao tác “lấy thịt” cũng phải chỉnh sửa khuôn sao cho bên trong đồng đều, để khi rót đồng vào thì không bị chỗ dày, chỗ mỏng: “Lấy thịt không đúng kỹ thuật thì sản phẩm dễ bị thủng, mà đã thủng phải hàn vá thì coi như là hỏng”.

Trong số các sản phẩm của làng Lộng Thượng thì làm tượng thờ là tốn công sức nhất. Nếu không có tay nghề cao và tư duy về nghệ thuật thì không thể làm được. Nghệ nhân Dương Văn Tập chia sẻ: “Tượng mỹ thuật đòi hỏi người thợ tâm huyết, làm sao phải truyền cảm được. Tượng phục vụ tâm linh nên khi mình có tâm thì bức tượng mới thể hiện được thần thái hoan hỷ”.

Nghề đúc đồng có nhiều khó khăn, vất vả nhưng các nghệ nhân của làng Lộng Thượng luôn nỗ lực, cố gắng vượt qua để giữ nghề. Đây là di sản quý của làng nên sự trao truyền và tiếp nối luôn diễn ra hàng ngày.

Mấy chục năm qua đã có không ít làng nghề truyền thống bị mai một, thậm chí bị “xóa sổ” bởi các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại. Thế nhưng, nhờ uy tín của mình, nghề đúc đồng truyền thống ở Lộng Thượng vẫn phát triển, đồng thời đã và đang phát huy rất tốt những tinh hoa của thế hệ cha ông đi trước để lại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ nhạc cụ truyền thống, báu vật của người Dao Khâu ở Sìn Hồ
Bộ nhạc cụ truyền thống, báu vật của người Dao Khâu ở Sìn Hồ

VOV.VN - Bộ nhạc cụ truyền thống được mỗi dòng họ người Dao Khâu ở huyện vùng cao Sìn Hồ gìn giữ nâng niu như báu vật của thôn bản.

Bộ nhạc cụ truyền thống, báu vật của người Dao Khâu ở Sìn Hồ

Bộ nhạc cụ truyền thống, báu vật của người Dao Khâu ở Sìn Hồ

VOV.VN - Bộ nhạc cụ truyền thống được mỗi dòng họ người Dao Khâu ở huyện vùng cao Sìn Hồ gìn giữ nâng niu như báu vật của thôn bản.

Chiêm ngưỡng báu vật mùa thu ở Nhật Bản
Chiêm ngưỡng báu vật mùa thu ở Nhật Bản

VOV.VN- Tại thành phố Liyama, tỉnh Nagano, Nhật Bản có một cây ngân hạnh (ichou) hơn 500 tuổi, được mệnh danh là báu vật của đất nước Mặt trời mọc

Chiêm ngưỡng báu vật mùa thu ở Nhật Bản

Chiêm ngưỡng báu vật mùa thu ở Nhật Bản

VOV.VN- Tại thành phố Liyama, tỉnh Nagano, Nhật Bản có một cây ngân hạnh (ichou) hơn 500 tuổi, được mệnh danh là báu vật của đất nước Mặt trời mọc

Ảnh: Những báu vật mới khai quật dưới lòng đất Hoàng thành
Ảnh: Những báu vật mới khai quật dưới lòng đất Hoàng thành

Các nhà khoa học và khảo cổ công bố nhiều hiện vật thời Lý, Trần, Lê Sơ cho tới sau này xuất hiện trong cuộc khai quật khảo cổ điện Kính Thiên năm 2018.

Ảnh: Những báu vật mới khai quật dưới lòng đất Hoàng thành

Ảnh: Những báu vật mới khai quật dưới lòng đất Hoàng thành

Các nhà khoa học và khảo cổ công bố nhiều hiện vật thời Lý, Trần, Lê Sơ cho tới sau này xuất hiện trong cuộc khai quật khảo cổ điện Kính Thiên năm 2018.

Bí ẩn về người đàn ông giữ “báu vật” ở Tây Nguyên
Bí ẩn về người đàn ông giữ “báu vật” ở Tây Nguyên

VOV.VN - Y Thim Byă (Đắk Lắk) đam mê các loại nhạc cụ và những vật dụng liên quan đến đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc.

Bí ẩn về người đàn ông giữ “báu vật” ở Tây Nguyên

Bí ẩn về người đàn ông giữ “báu vật” ở Tây Nguyên

VOV.VN - Y Thim Byă (Đắk Lắk) đam mê các loại nhạc cụ và những vật dụng liên quan đến đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc.