Nhớ nghệ sĩ, soạn giả Trần Nam Dân

VOV.VN - Trần Nam Dân là tác giả của nhiều ca khúc như “Bông sen”, “Cây sáo trúc”, “Tháng 10 ngôi sao đỏ”, “Đài hoa dâng Bác”…

Chúng tôi biết Trần Nam Dân từ hồi anh mới cộng tác với Đài Tiếng nói Việt Nam (Đài TNVN) những năm cuối của thập niên 50, giữa thế kỷ 20. Hồi ấy anh thường viết những bản cải lương ngắn, phản ánh tâm tư tình cảm của những người con miền Nam tập kết luôn hướng về quê hương yêu dấu. Là một người con miền Nam sống trên đất Bắc, anh rất chăm gửi bài cho Đài. Dưới mỗi bài viết anh thường cẩn thận ghi thêm: "Địa chỉ liên lạc: Trần Tiến, Nông trường Lam Sơn, Thanh Hóa". Khả năng viết của Trần Tiến ngày càng phát triển, thu hút sự chú ý của bạn bè cũng như những người có trách nhiệm.

Năm 1968, Trần Tiến về công tác biên tập cải lương của Đài phát thanh Giải Phóng cơ sở A ở số 56 phố Quán Sứ (cạnh Đài TNVN) với bút danh mới Trần Nam Tiến. Sau ngày đất nước thống nhất, anh được điều về Đài TNVN cơ sở 2 ở thành phố Hồ Chí Minh (sau này là cơ quan thường trú ở số 7 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) với nhiệm vụ biên soạn thu thanh các chương trình ca nhạc cải lương phục vụ các tỉnh phía Nam, trong đó có Giồng Trôm, Bến Tre - quê hương anh. Đồng thời bút danh mới Trần Nam Dân cũng xuất hiện.

Nghệ sĩ ưu tú Thanh Kim Huệ cùng tốp nữ đang biểu diễn trong chương trình Tưởng nhớ soạn giả Trần Nam Dân tại thành phố Hồ Chí Minh chiều ngày 20/3/2005

Những năm tháng công tác ở miền Bắc cũng như khi anh trở về miền Nam, ngoài nhiệm vụ chuyên môn, Trần Nam Dân rất chăm chỉ sáng tác. Từ ngày về thành phố Hồ Chí Minh, khá nhiều bài mới của anh liên tiếp ra đời, có nội dung phong phú và với các giọng ca nổi tiếng, đã chắp cánh cho những tác phẩm ấy của anh bay cao vang xa. Cái tên Trần Nam Dân đã rất quen thuộc với thính giả và khán giả trong và ngoài nước. Nhiều bài hát của anh như: “Bông sen”, “Cây sáo trúc”, “Minh Hải tươi sắc nắng”, “Tháng 10 ngôi sao đỏ”, “Đài hoa dâng Bác”, “Tôi là Việt Nam, anh là ai”, “Cô gái tưới đậu”... đã đạt được đỉnh cao của số thư yêu cầu thính giả hâm mộ ca vọng cổ.

Năm 1982, anh về công tác ở ban văn nghệ Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng anh vẫn đến với nhiều cơ sở, vẫn sáng tác đều đặn phục vụ các nhiệm vụ chính trị của thành phố mang tên Bác. Nhiều bài hát của anh thu thanh tại đây đã được gửi về Đài TNVN để chuyển đến các bạn thính giả gần xa. Chúng tôi cảm phục tinh thần làm việc bền bỉ và có trách nhiệm của anh trong những lần tiếp xúc.

(Nghe ca khúc "Đài hoa dâng bác" - Thể hiện: Út Trà Ôn)

Năm 1987, những ngày anh lâm bệnh, trong căn phòng số 320-B1 bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh - nơi anh điều trị vẫn còn nhiều bản thảo viết dở dang, anh nói với chúng tôi: "Chỉ vài năm nữa là về hưu, mình sẽ cố gắng hoàn thành những bài hát này trong những ngày chữa bệnh". Tiếc thay, khi chúng tôi trở lại Hà Nội thì hay tin Trần Nam Dân không còn nữa.

Hình ảnh của anh - một con người cần cù, khiêm tốn, giản dị, sáng tác nhanh và có chất lượng, luôn luôn yêu nghề, ít nghĩ về mình mà lo cho công việc chung. Hình ảnh ấy sống mãi trong chúng tôi cùng với những bài ca nổi tiếng của anh được mọi người ưa chuộng. Nhạc sĩ, soạn giả Trần Nam Dân (1926 – 1987) vĩnh biệt chúng ta đã 28 năm, nhưng những tác phẩm của ông vẫn ngân vang trên làn sóng phát thanh quốc gia. Cùng với thời gian 70 năm của Đài TNVN, chúng ta ghi nhận một tài năng người Nam Bộ, một biên tập viên luôn luôn yêu quý vốn âm nhạc cổ truyền của dân tộc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhạc sĩ Dân Huyền - Một đời đau đáu với Dân ca
Nhạc sĩ Dân Huyền - Một đời đau đáu với Dân ca

VOV.VN - Những tiết mục do Nhạc sĩ, Soạn giả Dân Huyền viết lời bao giờ cũng sâu lắng tình cảm với đất nước quê hương.

Nhạc sĩ Dân Huyền - Một đời đau đáu với Dân ca

Nhạc sĩ Dân Huyền - Một đời đau đáu với Dân ca

VOV.VN - Những tiết mục do Nhạc sĩ, Soạn giả Dân Huyền viết lời bao giờ cũng sâu lắng tình cảm với đất nước quê hương.

Hội nhạc sĩ Việt Nam mất 4 “cây đại thụ” chỉ trong 10 ngày
Hội nhạc sĩ Việt Nam mất 4 “cây đại thụ” chỉ trong 10 ngày

Chỉ trong thời gian ngắn, những “cây đại thụ” âm nhạc Việt: GS.TS Trần Văn Khê, nhạc sĩ Phan Nhân; Phan Huỳnh Điểu; An Thuyên lần lượt về cuối trời.

Hội nhạc sĩ Việt Nam mất 4 “cây đại thụ” chỉ trong 10 ngày

Hội nhạc sĩ Việt Nam mất 4 “cây đại thụ” chỉ trong 10 ngày

Chỉ trong thời gian ngắn, những “cây đại thụ” âm nhạc Việt: GS.TS Trần Văn Khê, nhạc sĩ Phan Nhân; Phan Huỳnh Điểu; An Thuyên lần lượt về cuối trời.

Nhạc sĩ An Thuyên: Bản lĩnh và cái tâm Người lính - Người thầy
Nhạc sĩ An Thuyên: Bản lĩnh và cái tâm Người lính - Người thầy

VOV.VN -Gần 20 năm, nhạc sĩ An Thuyên nhóm lửa rồi cùng tập thể thổi bùng ngọn lửa cho biết bao thế hệ học trò thành những tài năng quân đội và đất nước.

Nhạc sĩ An Thuyên: Bản lĩnh và cái tâm Người lính - Người thầy

Nhạc sĩ An Thuyên: Bản lĩnh và cái tâm Người lính - Người thầy

VOV.VN -Gần 20 năm, nhạc sĩ An Thuyên nhóm lửa rồi cùng tập thể thổi bùng ngọn lửa cho biết bao thế hệ học trò thành những tài năng quân đội và đất nước.

Nhạc sĩ Lê Minh Sơn lần đầu làm show thực tế “Du ca Việt”
Nhạc sĩ Lê Minh Sơn lần đầu làm show thực tế “Du ca Việt”

VOV.VN - Nhạc sĩ Lê Minh Sơn sẽ là đạo diễn âm nhạc cho chương trình thực tế “Du ca Việt”, bắt đầu phát sóng trên VTV1 từ 25/7.

Nhạc sĩ Lê Minh Sơn lần đầu làm show thực tế “Du ca Việt”

Nhạc sĩ Lê Minh Sơn lần đầu làm show thực tế “Du ca Việt”

VOV.VN - Nhạc sĩ Lê Minh Sơn sẽ là đạo diễn âm nhạc cho chương trình thực tế “Du ca Việt”, bắt đầu phát sóng trên VTV1 từ 25/7.

Nhạc sĩ An Thuyên: “Dang dở” những tình yêu
Nhạc sĩ An Thuyên: “Dang dở” những tình yêu

VOV.VN -Với nền nhạc Việt, nhạc sĩ An Thuyên để lại một “khoảng trống” khó bù đắp. Và với riêng mình, vị nhạc sĩ tài hoa vẫn còn nhiều “dang dở”.

Nhạc sĩ An Thuyên: “Dang dở” những tình yêu

Nhạc sĩ An Thuyên: “Dang dở” những tình yêu

VOV.VN -Với nền nhạc Việt, nhạc sĩ An Thuyên để lại một “khoảng trống” khó bù đắp. Và với riêng mình, vị nhạc sĩ tài hoa vẫn còn nhiều “dang dở”.