Nghề xưa phố cổ Hà thành

VOV.VN - Phố cổ Hà Nội mùa thu trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn có sự đồng điệu với những bức tranh phố cổ Hà Nội của danh họa Bùi Xuân Phái. “Phố Phái” vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50-60-70 thế kỷ trước, với những góc phố lặng lẽ, giản dị và thân thiết.

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ

Ngoài các giá trị về kiến trúc, cảnh quan, văn hóa, thì phố cổ Hà Nội còn hấp dẫn du khách vì nơi đây là sự hội tụ của các nghề truyền thống và phố nghề đặc trưng nhất của cả nước, như khẳng định của Tiến sĩ- Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm- Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam:

"Nó rất Hà Nội, rất Việt Nam vì nó có đặc trưng về ngôi nhà theo phong cách kiến trúc, đặc trưng về cấu trúc khu đô thị cổ. Một cái nữa là đặc trưng về kinh tế đi liền với nó, tức là phố nghề. Đặc trưng nữa là lễ hội gắn với đình, đền, chùa, di tích. Và một cái quan trọng nữa văn hóa của người dân trong khu phố cổ, lối sống của họ. So với thế giới cũng hiếm có các đô thị loại này. Nó là tổng hòa các giá trị, trong đó có văn hóa, kinh tế, nhưng nổi trội là yếu tố quy hoạch và kiến trúc đô thị".

Các phố nghề với chữ "hàng" ở đầu đã tạo nên đặc trưng nổi tiếng nhất cho Phố cổ Hà Nội. Nơi đây có sức hút với du khách nước ngoài rất lớn. Con số gần 400.000 lượt khách du lịch quốc tế đến Hà Nội trong 9 tháng qua mà ngành Du lịch Hà Nội công bố phần nào cho thấy điều này. Nhiều du khách nước ngoài cảm thấy rất thú vị khi được khám phá phố cổ Hà Nội.

Phố Hàng Bạc giờ chủ yếu là buôn bán các mặt hàng vàng, bạc. Hiện nay, chỉ một số phố trong các phố Hàng còn là địa chỉ giới thiệu các sản phẩm truyền thống. Phần nhiều các phố hàng đã không giữ nghề truyền thống, hoặc chuyển sang bán nhiều loại hàng hóa khác nhau. Bản sắc từng tuyến phố nghề dần phai nhạt đi. Đó cũng là điều mà một số người cao tuổi ở phố cổ tiếc nuối:

"Bây giờ phố này mai một hết rồi, chỉ còn buôn bán là chính thôi, chứ còn nghề cổ là người ta chuyển về hết trong nhà người ta làm. Cửa hàng người ta chỉ đem lại để mua bán thôi... Bây giờ các hàng bán thì không có người mua, phải bán theo phong trào. Tiếc thì ai cũng tiếc nhưng không thể bảo tồn được".

Ở phố Lò Rèn chỉ còn duy nhất một của hàng “đỏ lửa”. Ông Nguyễn Phương Hùng (ở số nhà 26- phố Rò Rèn) là người cuối cùng của gia đình 3 đời làm nghề rèn. Năm nay hơn 60 tuổi, dù trời nắng 40 độ hay rét căm căm dưới 10 độ, ông Hùng đốt lò từ 9h đến 1h trưa và từ 2h đến 6h chiều. Ông miệt mài tay búa, tay kìm, rèn sắt bằng chính đôi tay mình. Hàng ngày, ông vẫn ngồi chỗ đó, trước mặt là la liệt những vật dụng bằng sắt, thùng dầu, thùng muối và bên cạnh là chiếc lò nóng rực.

Phố Lò Rèn, giờ đã khác xưa. Những cửa hàng cửa hiệu khang trang bán đồ sắt, vật liệu xây dựng đã thay thế những xưởng rèn. Nhiều gia đình trên phố đã chuyển đổi nghề sang làm nghề hàn sắt, làm đồ sắt xây dựng... Những công đoạn thủ công đã ít dần đi, sức người được thay thế bởi các máy phay, máy cắt, máy hàn hiện đại.

Để vừa gìn giữ được nghề của ông cha vừa phát triển phục vụ cuộc sống, cùng với việc giữ những nét tinh túy của nghề rèn truyền thống, ông Hùng tiếp thu cái mới để tăng năng suất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Bễ lò rèn thủ công duy nhất của ông Hùng luôn là tâm điểm của khách tham quan phố cổ. Trong khoảng không gian chật hẹp, vừa thoăn thoắt làm, ông Hùng vừa cười vừa trò chuyện với du khách. Mỗi lời ông nói đều cho thấy niềm đam mê với nghề:

"Tất cả cái gì đó nó phải song song với mặt chất lượng và hình thức nhưng mà không phụ công cộng lại với nhau thì nó hoàn thiện. Than củi này nó rất tốt. Tại sao bây giờ có lò luyện ở Đa Sỹ, bấm nút điện không được, đó là hàng cao tần dùng cho những người làm công nghiệp. Còn đây là mình dùng hàng thủ công làm vì nó vừa nhanh vừa rẻ tiền. Phải nói rõ như vậy. Tại sao ở đây không có búa máy? Đấy là hàng công nghiệp. Ở đây mình làm làm nhiều việc khác,  vì đây là làm thủ công, thế phải bàn tay khối óc tạo ra một cái vật mình nói là rất sinh động"...

Cuộc sống ở phố cổ Hà Nội biến đổi hàng ngày. Có những nghề xưa đang dần mai một.

Nhưng còn nhiều người bằng công việc hàng ngày đang nỗ lực gìn giữ hồn cốt của viên nhọc quí  Phố cổ Hà Nội...

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lễ hội đình Hà 2023 – Nối dài truyền thống văn hóa làng cổ Dịch Vọng
Lễ hội đình Hà 2023 – Nối dài truyền thống văn hóa làng cổ Dịch Vọng

VOV.VN - Kỷ niệm 10 năm đình Hà đón nhận di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố, hướng tới kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10, lễ hội đình Hà được tổ chức là một cách nối dài truyền thống văn hiến của làng Dịch Vọng cổ xưa cho đến mai sau.

Lễ hội đình Hà 2023 – Nối dài truyền thống văn hóa làng cổ Dịch Vọng

Lễ hội đình Hà 2023 – Nối dài truyền thống văn hóa làng cổ Dịch Vọng

VOV.VN - Kỷ niệm 10 năm đình Hà đón nhận di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố, hướng tới kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10, lễ hội đình Hà được tổ chức là một cách nối dài truyền thống văn hiến của làng Dịch Vọng cổ xưa cho đến mai sau.

Người phục dựng lại các món ăn cổ truyền của Hà Nội
Người phục dựng lại các món ăn cổ truyền của Hà Nội

VOV.VN - Gần hai mươi năm qua, Nguyễn Phương Hải dành trọn những năm tháng tuổi thanh xuân khôi phục, gìn giữ và góp phần quảng bá nghệ thuật ẩm thực cổ truyền tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Người phục dựng lại các món ăn cổ truyền của Hà Nội

Người phục dựng lại các món ăn cổ truyền của Hà Nội

VOV.VN - Gần hai mươi năm qua, Nguyễn Phương Hải dành trọn những năm tháng tuổi thanh xuân khôi phục, gìn giữ và góp phần quảng bá nghệ thuật ẩm thực cổ truyền tới bạn bè trong nước và quốc tế.

“Tết Việt - Tết phố” tái hiện nhiều nghi lễ truyền thống giữa phố cổ Hà Nội
“Tết Việt - Tết phố” tái hiện nhiều nghi lễ truyền thống giữa phố cổ Hà Nội

VOV.VN - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đã phối hợp với nhóm Đình Làng Việt, các nhà nghiên cứu văn hóa tổ chức phỏng dựng các nghi lễ truyền thống như: Đoàn rước dâng lễ cửa Đình, Lễ Cáo yết Thành Hoàng và cúng Tổ nghề; Lễ dựng cây Nêu.

“Tết Việt - Tết phố” tái hiện nhiều nghi lễ truyền thống giữa phố cổ Hà Nội

“Tết Việt - Tết phố” tái hiện nhiều nghi lễ truyền thống giữa phố cổ Hà Nội

VOV.VN - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đã phối hợp với nhóm Đình Làng Việt, các nhà nghiên cứu văn hóa tổ chức phỏng dựng các nghi lễ truyền thống như: Đoàn rước dâng lễ cửa Đình, Lễ Cáo yết Thành Hoàng và cúng Tổ nghề; Lễ dựng cây Nêu.