Nhiều phát hiện quan trọng về đàn Nam Giao thời Tây Sơn

VOV.VN - Sau thời gian khai quật khảo cổ giai đoạn 2 di tích quốc gia núi Bân, phường An Tây, thành phố Huế, Đoàn khảo cổ tiếp tục phát hiện nhiều dấu tích quan trọng liên quan đàn Nam Giao dưới triều Tây Sơn.

Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế và Bảo tàng Lịch sử quốc gia vừa báo cáo sơ bộ kết quả khảo cổ học giai đoạn 2 di tích núi Bân - đàn Nam Giao thời Tây Sơn, ở phường An Tây, thành phố Huế. Trên cơ sở vết tích móng kè đá, gạch được phát hiện ở lần khai quật giai đoạn 1 tháng 7/2022, các chuyên gia Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã mở rộng những hố đào giai đoạn 2 trên 200 m2 và phát triển nối tiếp ở các mặt để làm rõ hơn quy mô, kết cấu phần chân của đàn tế núi Bân.

Đoàn khảo cổ đã tiến hành đào 7 hố ở các mặt hướng Nam, Tây, Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam của di tích núi Bân, cùng việc mở thêm 2 hố ở tầng 3 chạy qua trung tâm đàn tế. Qua đó, đã xuất lộ nhiều dấu tích về các đoạn móng bờ kè, bậc cấp, đường ta-luy, các dấu vết chân đế đàn Nam Giao triều Tây Sơn… Ông Nguyễn Ngọc Chất, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu - sưu tầm, Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết: Kết quả nghiên cứu, khai quật, với diễn biến địa tầng và những vết tích nền móng kiến trúc vừa xuất lộ đã đem đến những nhận thức mới, có giá trị trong việc xác định quy mô, kết cấu nguyên gốc của Đàn Tế giao thời Tây Sơn ở núi Bân. Trong đó, điểm khác biệt, độc đáo chính là đế đàn hình bát giác, chưa từng gặp đối với các loại hình đàn Tế giao trên thế giới.

“Qua đợt khai quật lần thứ hai, chúng tôi cũng làm rõ hơn kết cấu của các tầng đàn ở phía trên, trong đó, ba tầng đàn rất rõ là hiện tượng phần núi đá tự nhiên được bồi đắp bằng những đất sét vàng, đất sỏi đá. Như vậy, rõ ràng núi Bân có ý thức tạo đàn tế là nơi đăng cơ lên ngôi hoàng đế của Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, gắn liền một sự kiện lịch sử, là nơi xuất phát điểm của cuộc hành binh thần tốc ra dẹp tan 29 vạn quân Mãn Thanh, giành lại độc lập dân tộc vào Xuân Kỷ Dậu 1789", ông Nguyễn Ngọc Chất nói.

Về cơ bản, đàn Nam Giao thời Tây Sơn có 3 tầng hình nón cụt xếp chồng lên nhau. Ngoài những cạnh đàn là vách núi đá tự nhiên, nhiều vị trí được xây xếp, bổ sung bằng gạch, đá, tạo thành mặt bằng hình bát giác với mỗi cạnh dài từ 32m- 33m. Điều này khác với nhận định ban đầu của đợt khảo cổ giai đoạn 1 năm 2022 cho rằng, chân đế đàn Nam Giao thời Tây Sơn ở núi Bân có hình vuông. Theo Nhà nghiên cứu lịch sử Đỗ Bang, cần khai quật khảo cổ giai đoạn 3 ở núi Bân để xác định rõ hơn về hình thế đàn Nam Giao thời Tây Sơn, đồng thời lên phương án bảo vệ những dấu tích xuất lộ ban đầu bởi thời tiết mưa nhiều ở Huế.

“Đây là di tích tiêu biểu nhất của Tây Sơn tại Huế và tại Việt Nam, với giá trị Đàn Nam Giao tư cách là một Hòn Thiêng, tức là thờ Trời vừa là thiêng liêng. Nơi đó tồn tại cho đến bây giờ là 235 năm, lưu truyền như vậy là có tính gần như là bền vững về thời gian. Chúng ta khẳng định, nó là một giá trị có tính xuyên suốt. Với cái giá trị di tích như vậy, là một sự khẳng định một Đàn Nam Giao Huế rất độc đáo", ông cho biết.

Qua những dấu tích bó móng, kè đá và gạch xuất lộ, đặc biệt là gạch tìm thấy trong các hố đào, các nhà khảo cổ đã xác định được tính chất, niên đại của hiện vật trong khung thế kỷ 18. Gạch ở đây có kích thước và màu sắc tương đồng với các loại gạch bó móng kiến trúc tìm thấy tại các đền, phủ thời chúa Nguyễn và các công trình kiến trúc xây dựng giai đoạn đầu triều nhà Nguyễn tại Huế.

Núi Bân là di tích hiếm hoi còn lại của triều Tây Sơn trên vùng đất Huế. Đây là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử quan trọng gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp, tên tuổi của Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Năm 1988, núi Bân đã được xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia. Đến năm 2008, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư tôn tạo, xây dựng khu tưởng niệm với điểm nhấn là tượng đài Quang Trung và không gian cảnh quan, tạo thành một công viên văn hóa, điểm nhấn về du lịch ở trục phía Tây thành phố Huế. Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa -Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, việc khai quật khảo cổ học di tích núi Bân giai đoạn 2 đã phần nào xác định rõ kết cấu đàn tế giao triều Tây Sơn ở núi Bân, tạo thuận lợi trong việc xây dựng hồ sơ đề nghị Thủ tướng công nhận nơi này là di tích quốc gia đặc biệt.

“Ngành văn hóa thể thao sẽ tiến hành xây dựng hồ sơ đề xuất công nhận di tích Núi Bân và những phần liên quan trở thành di tích cấp quốc gia đặc biệt. Tiếp theo, đó là đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh quan tâm để chúng tôi tiến hành quy hoạch chi tiết khu vực này, từ đó xây dựng một số thiết chế văn hóa phù hợp. Thứ hai là xây dựng một đền thờ để tưởng niệm vua Quang Trung và các danh tướng danh thần của triều đại này, đặc biệt, nó lại gắn liền với di tích đàn tế trời, nơi chính Hoàng đế Quang Trung lên ngôi, cuối năm 1788”, ông nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tháng 5 Huế rực rỡ màu hoa phượng đỏ
Tháng 5 Huế rực rỡ màu hoa phượng đỏ

VOV.VN - Đến Cố đô Huế những ngày này, đi đâu du khách cũng bắt gặp những hàng phượng vĩ nở hoa rực rỡ, tô điểm cho phố phường thêm phần thơ mộng.

Tháng 5 Huế rực rỡ màu hoa phượng đỏ

Tháng 5 Huế rực rỡ màu hoa phượng đỏ

VOV.VN - Đến Cố đô Huế những ngày này, đi đâu du khách cũng bắt gặp những hàng phượng vĩ nở hoa rực rỡ, tô điểm cho phố phường thêm phần thơ mộng.

Huế - Thành phố của những cung đường chạy đẹp nhất
Huế - Thành phố của những cung đường chạy đẹp nhất

VOV.VN - Hue Half Marathon 2023- giải chạy thuộc hệ thống các giải đấu thể thao Hue Sports Festival 2023 được diễn ra thường niên vào mùa Hạ tại Huế. Với lần đầu tiên tổ chức, giải sẽ bao gồm 3 cự ly: 5Km, 10Km và 21Km. Cung đường chạy của Giải sẽ đi qua các hành trình Di Sản nổi bật của Huế.

Huế - Thành phố của những cung đường chạy đẹp nhất

Huế - Thành phố của những cung đường chạy đẹp nhất

VOV.VN - Hue Half Marathon 2023- giải chạy thuộc hệ thống các giải đấu thể thao Hue Sports Festival 2023 được diễn ra thường niên vào mùa Hạ tại Huế. Với lần đầu tiên tổ chức, giải sẽ bao gồm 3 cự ly: 5Km, 10Km và 21Km. Cung đường chạy của Giải sẽ đi qua các hành trình Di Sản nổi bật của Huế.

Lượng khách đến Huế tăng cao trong dịp nghỉ lễ
Lượng khách đến Huế tăng cao trong dịp nghỉ lễ

VOV.VN - Theo thống kê của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, số lượng khách đến Huế tham quan, nghỉ dưỡng trong 3 ngày nghỉ lễ, từ 29/4 - 2/5, tăng đột biến. Dự kiến đợt nghỉ lễ kéo dài 5 ngày lần này, tổng lượng khách đến Huế có thể đạt hơn 100.000 lượt.

Lượng khách đến Huế tăng cao trong dịp nghỉ lễ

Lượng khách đến Huế tăng cao trong dịp nghỉ lễ

VOV.VN - Theo thống kê của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, số lượng khách đến Huế tham quan, nghỉ dưỡng trong 3 ngày nghỉ lễ, từ 29/4 - 2/5, tăng đột biến. Dự kiến đợt nghỉ lễ kéo dài 5 ngày lần này, tổng lượng khách đến Huế có thể đạt hơn 100.000 lượt.