Những kiêng kỵ khi xông đất đầu năm 2024

VOV.VN - Xông đất đầu năm là một trong những phong tục truyền thống của người Việt Nam và một số điều kiêng kỵ được dân gian lưu truyền với mục đích đón lành, tránh dữ.

Xông đất đầu năm là tục lệ không thể thiếu trong ngày đầu năm, sau thời khắc giao thừa. Người xưa cho rằng người xông nhà hợp với gia chủ sẽ giúp gia đình có một năm mới bình an, làm ăn phát đạt, phúc lộc thọ toàn. 

Nguồn gốc và ý nghĩa của tục xông đất đầu năm 

Phong tục xông đất đầu năm xuất phát từ mong muốn của mọi người về năm mới may mắn, bình an, hạnh phúc. Theo truyền thống, gia chủ sẽ chọn một người hợp tuổi với mình để bước vào nhà lần đầu tiên trong năm mới. Người đó có thể đến thăm nhà sau thời khắc giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết, đem theo chút quà nhỏ, lì xì và những lời chúc may mắn tới gia chủ. 

Gia chủ cũng sẽ niềm nở đón tiếp người xông đất và chúc tụng lại, mời uống trà ngon, ăn mứt Tết và cùng nhau nâng ly chúc mừng năm mới. 

Theo quan niệm xưa, gia chủ nên chọn người xông đất là những người có tính tình xởi lởi, hồn nhiên, vô tư, thật thà, công việc thuận lợi, nhà không có tang; nếu có đủ cả con trai lẫn con gái thì càng tốt. Người xông đất phải hợp tuổi với gia chủ, tránh "tứ hành xung". Người được chọn nên có thiên can, địa chi, ngũ hành tương sinh với gia chủ. 

 Khách đến xông đất chỉ ngồi nói chuyện khoảng 5 - 10 phút chứ cũng không nên ngồi lâu. Tục xông đất thể hiện tinh thần hướng đến những điều tốt đẹp và mong ước về một năm mới bình an, suôn sẻ. 

Theo thời gian, nhiều người cũng không còn quá câu nệ trong việc thực hiện các nghi thức và việc xông đất đầu năm cũng vậy. Các gia đình hầu như không còn quá khắt khe về tiêu chuẩn chọn người xông đất, quà cáp, chỉ cần một người khỏe mạnh, cuộc sống yên ổn. Nhiều gia đình tự xông đất.

Những điều kiêng kỵ khi xông đất đầu năm 

Dân gian quan niệm người 'xông đất' phải hợp với gia chủ về ngũ hành, thiên can, địa chi. Đồng thời, 3 yếu tố này của năm cũng phải tương sinh với người được chọn. Những kiêng kỵ khi xông đất đầu năm bao gồm:

- Chọn những người khắc tuổi với gia chủ, người thuộc tứ hành xung.

- Chọn người đang gặp rắc rối với pháp luật, người đang gặp khó khăn lớn trong công việc hay có bi kịch trong cuộc sống.

- Chọn người đang có tang.

- Mặc quần áo màu đen hoặc trắng "cả cây" khi đi xông đất.

- Mang vẻ mặt buồn bã khi đi xông đất.

- Nói những điều không hay, nhắc những chuyện không vui khi đi xông đất.

Ngoài việc lưu ý những điều kiêng kỵ khi xông đất đầu năm, dân gian cũng cho rằng, nếu 2 vợ chồng cùng đến xông đất thì nam giới nên bước vào trước bởi nam giới có nhiều khí dương, năm mới cần đón nhiều khí dương vào nhà. 

Ngoài ra, khi xông đất chúc Tết đầu năm, mọi người nên cởi mở, vui vẻ, nói những câu chuyện vui, cầu chúc bình an, may mắn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tục thờ cúng ngày Tết của đồng bào Thái mang nhiều ý nghĩa
Tục thờ cúng ngày Tết của đồng bào Thái mang nhiều ý nghĩa

VOV.VN - Đồng bào Thái Tây Bắc có kho tàng văn hóa phong phú đa dạng, với các phong tục tập quán, nghi lễ được gìn giữ và lưu truyền, trong đó có tục thờ cúng trong những ngày Tết. Bà con quan niệm cả năm lo việc làm ăn, Tết là dịp quan trọng nhất để con cháu tỏ lòng thành kính tri ân đến tổ tiên, ông bà.

Tục thờ cúng ngày Tết của đồng bào Thái mang nhiều ý nghĩa

Tục thờ cúng ngày Tết của đồng bào Thái mang nhiều ý nghĩa

VOV.VN - Đồng bào Thái Tây Bắc có kho tàng văn hóa phong phú đa dạng, với các phong tục tập quán, nghi lễ được gìn giữ và lưu truyền, trong đó có tục thờ cúng trong những ngày Tết. Bà con quan niệm cả năm lo việc làm ăn, Tết là dịp quan trọng nhất để con cháu tỏ lòng thành kính tri ân đến tổ tiên, ông bà.

Lễ hội Tết Việt của TP.HCM tái hiện nhiều phong tục cổ truyền ngày Tết
Lễ hội Tết Việt của TP.HCM tái hiện nhiều phong tục cổ truyền ngày Tết

VOV.VN - Sáng nay (18/1), không gian Lễ hội Tết Việt 2024 của TP.HCM bắt đầu mở cửa cho công chúng tham quan, trải nghiệm nhiều hoạt động tái hiện các phong tục cổ truyền ngày Tết của dân tộc.

Lễ hội Tết Việt của TP.HCM tái hiện nhiều phong tục cổ truyền ngày Tết

Lễ hội Tết Việt của TP.HCM tái hiện nhiều phong tục cổ truyền ngày Tết

VOV.VN - Sáng nay (18/1), không gian Lễ hội Tết Việt 2024 của TP.HCM bắt đầu mở cửa cho công chúng tham quan, trải nghiệm nhiều hoạt động tái hiện các phong tục cổ truyền ngày Tết của dân tộc.

 Tục thờ cúng ngày tết của đồng bào Thái Tây Bắc
Tục thờ cúng ngày tết của đồng bào Thái Tây Bắc

VOV.VN - Tết đến xuân về, đồng bào Thái Tây Bắc thường tổ chức “xên hươn” (tức thờ cúng tổ tiên) theo ngày Can của lịch của người Thái. Với đồng bào Thái, đây là dịp con cháu tụ hội về cùng nhau chuẩn bị mâm cúng tổ tiên, vui đón năm mới.

 Tục thờ cúng ngày tết của đồng bào Thái Tây Bắc

Tục thờ cúng ngày tết của đồng bào Thái Tây Bắc

VOV.VN - Tết đến xuân về, đồng bào Thái Tây Bắc thường tổ chức “xên hươn” (tức thờ cúng tổ tiên) theo ngày Can của lịch của người Thái. Với đồng bào Thái, đây là dịp con cháu tụ hội về cùng nhau chuẩn bị mâm cúng tổ tiên, vui đón năm mới.

Tục đụng trâu, bò ngày Tết của người Thái Tây Bắc
Tục đụng trâu, bò ngày Tết của người Thái Tây Bắc

VOV.VN - Hàng năm, cứ vào dịp Tết đến xuân về, đồng bào Thái Tây Bắc lại có tục đụng trâu, bò. Tập tục này được đồng bào duy trì từ trước tới nay như một nét đẹp trong văn hóa ngày tết của dân tộc.

Tục đụng trâu, bò ngày Tết của người Thái Tây Bắc

Tục đụng trâu, bò ngày Tết của người Thái Tây Bắc

VOV.VN - Hàng năm, cứ vào dịp Tết đến xuân về, đồng bào Thái Tây Bắc lại có tục đụng trâu, bò. Tập tục này được đồng bào duy trì từ trước tới nay như một nét đẹp trong văn hóa ngày tết của dân tộc.