Đạo diễn Trịnh Lâm Tùng: Sản xuất phim hoạt hình - Mỏ vàng còn bỏ hoang

VOV.VN - Đến bây giờ hoạt hình không chỉ đơn giản là chiếu cho trẻ em nữa mà phục vụ mọi tầng lớp xã hội, mọi lứa tuổi.

Tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội nhưng đam mê với phim hoạt hình, Trịnh Lâm Tùng đã tự trang bị cho mình hàng loạt kiến thức để có thể theo đuổi lâu dài niềm đam mê ấy. Anh là một trong những họa sĩ chính của bộ phim hoạt hình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long: "Chuyện về người con của rồng", đạo diễn: Minh Trí. Tại nhiều liên hoan phim Việt Nam gần đây, Trịnh Lâm Tùng luôn là cái tên quen thuộc. Không quá kỳ vọng vào các giải thưởng, với Tùng, với mỗi bộ phim là một sự thể nghiệm, sự vận dụng những gì đã học, đã trải nghiệm. Phóng viên VOV.VN đã trao đổi với đạo diễn Trịnh Lâm Tùng về sức mạnh của thể loại phim hoạt hình. 

 

PV: Anh có nhận định tổng quan như thế nào về phim hoạt hình nói chung trong nền điện ảnh Việt Nam hiện nay? 

Trịnh Lâm Tùng:  Chúng ta phải thực sự vui mừng vì sự phát triển của internet đã xóa nhòa ranh giới về mặt địa lý. Ở Việt Nam có thể xem được một bộ phim ở nước ngoài. Tương tự chúng ta mong muốn một bộ phim đang chiếu ở Việt Nam cũng được chiếu ở nước ngoài. Đó là ước mơ của những người làm hoạt hình như chúng tôi.

Bây giờ hoạt hình không chỉ chiếu cho trẻ em mà phục vụ mọi tầng lớp xã hội, mọi lứa tuổi, bởi nó phong phú về đề tài. Hoạt hình cũng thuận theo xu hướng phát triển chung đó và chúng ta có phim chiếu rạp, phim truyền hình và có những bộ phim rất ngắn, chỉ mượn hoạt hình để làm đối tượng nghệ thuật truyền tải nội dung. Chính vì thế mà hoạt hình ngày càng phát triển.

Những nền điện ảnh lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, mảng hoạt hình cũng chiếm tỉ trọng lớn. Hoàn toàn là mảng hoạt hình đã nâng cao chất lượng đời sống cũng như thu hút được lượng nhân ở mọi lứa tuổi. Tín hiệu đáng mừng cho hoạt hình Việt Nam là dựa trên các nền tảng số để nhanh chóng đưa hoạt hình đến với khán giả trong và ngoài nước

PV: Việc triển khai hoạt hình dành cho mọi lứa tuổi có gặp khó khăn gì, thưa anh?

Trịnh Lâm Tùng: Trước đây thì thế giới công nhận có 7 môn nghệ thuật và điện ảnh là môn nghệ thuật thứ 7, gần nhất với chúng ta. Nhưng hoạt hình bây giờ cũng đã rất lớn mạnh, chúng ta có thể gọi hoạt hình là môn nghệ thuật thứ 8. Thông qua những tác phẩm hoạt hình phản ánh xã hội, chính trị, văn hóa của đất nước

Hoạt hình không chỉ là những bộ phim giải trí của thiếu nhi nữa. Việt Nam có chương trình "Bông hoa nhỏ", là tuổi thơ của tôi và nhiều bạn bè khác. Thời điểm lúc đó các nghệ sĩ chỉ sáng tạo trong sự eo hẹp về mặt công nghệ. Chính vì vậy xác định đề tài thường là viết cho thiếu nhi, nhưng về sau này, trên thế giới có rất nhiều tác phẩm bom tấn doanh thu lớn ở trong rạp, thậm chí những tác phẩm series dài tập, những bộ phim đó mọi lứa tuổi đều có thể xem được và kinh doanh rất tốt. 

Sự thay đổi đó, đầu tiên đến từ quan điểm công tác quản lý của những người sáng tạo hoạt hình cho mọi lứa tuổi, cho mọi tầng lớp trong xã hội. Sau đó chúng ta sẽ thay đổi về đề tài, có đề tài lịch sử, đề tài khoa học hay về kỹ năng sống cho trẻ em và người lớn. Tôi thấy hầu hết những giá trị đạo đức và giá trị xã hội đều dựa trên các ấn phẩm hoạt hình khác nhau và chúng ta có nhiều đề tài, thể loại, thời lượng, tiếp cận nhiều nền tảng để xuất bản. Vậy chúng ta có thể giải quyết được tất cả những vấn đề mà trước đây chưa giải quyết được do hạn chế về nền tảng và quan điểm hoạt hình chỉ dành cho trẻ em. 

PV: Vậy, những người làm hoạt hình đã triển khai như thế nào và minh chứng cho sự thành công ấy?

Trịnh Lâm Tùng: Tôi có thể ví dụ một vài ấn phẩm, tác phẩm, minh chứng cho sự thay đổi đó. Ví dụ như series hoạt hình về dạy kỹ năng sống cho trẻ em ở trên VTV7. Hay là series phim trên VTV1 là "Quà tặng cuộc sống". series đó hoàn toàn đem lại những bài học trong cuộc sống. Chúng tôi đi khảo sát khán giả ở nhiều tầng lớp khác nhau và họ đều cho biết những series phim kiểu như thế đem lại những giá trị xã hội rất lớn, qua bộ phim người ta cảm thấy yêu cuộc sống hơn, hiểu được những giá trị nhân văn, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bên cạnh đó cũng những mảng đề tài như học tập. Gần đây có series "Chú sói nhỏ Wolfoo", "Chú heo Peppa" của 1 đơn vị sản xuất hoạt hình hàng đầu Việt Nam cũng rất nổi tiếng. Chú sói nhỏ Wolfoo đã được chiếu trên kênh YouTube trên toàn thế giới, bên cạnh đó còn có những kênh khác. Đó là những tín hiệu rất đáng mừng. Ngoài việc tiếp cận khán giả qua truyền hình thì kênh YouTube là một nơi rất nhanh có thể đưa hoạt hình của Việt Nam đến với thế giới. Bên cạnh đó chúng tôi đưa phim hoạt hình đến các đài trung ương, địa phương, nền tảng xem trả phí, ví dụ Netflix, Cartoon network…Chúng tôi làm những việc đó để hoạt hình dần dần lớn mạnh.

PV: Theo đạo diễn, bấy lâu nay chúng ta đã bỏ quên một mỏ vàng rất phong phú?

Trịnh Lâm Tùng: Nhật Bản, Hàn Quốc... đóng góp cho GDP của đất nước rất lớn thông qua hoạt hình. Đặc biệt họ thu hút nguồn nhân lực địa phương, thậm chí thuê gia công nước ngoài, coi hoạt hình là ngành kinh tế trọng điểm và mũi nhọn, có giá trị kinh tế lớn. Không có lý do gì mà chúng ta không học hỏi điều đó để phát triển và theo kịp với thế giới. Cá nhân tôi cảm thấy sau lần dự Hội nghị xúc tiến và quảng bá điện ảnh, tôi thấy các bạn sẵn sàng tiếp cận và đưa sản phẩm ra nước ngoài. Đó là những tín hiệu vô cùng đáng mừng.

PV: Anh có thể cho biết khó khăn mà những người làm hoạt hình đang gặp phải?

Trịnh Lâm Tùng: Trước đây, hoạt hình là bộ môn nghệ thuật của quý tộc. Để làm được một bộ phim hoạt hình 10 phút thì vô cùng đắt đỏ và để chiếu được 10 phút thì lại vô cùng nhanh. Chúng ta có nhiều thể loại phim, mỗi một thể loại đều có một trang thiết bị đi theo và trên thế giới họ update công nghệ hàng ngày. Bản thân tôi là đạo diễn chuyên sâu về hoạt hình 3D cũng phải thay đổi phần công nghệ hàng ngày. Khi khán giả xem được 1 bộ phim hoạt hình hoàn chỉnh, đội ngũ sản xuất phải sử dụng đến chục cái studio.

Chúng tôi phải chuẩn bị nguồn tài chính, trang thiết bị và con người luôn là quan trọng nhất. Mong muốn của những bạn trẻ như tôi là hoạt hình sẽ được đổi tên trên bản đồ thế giới như trước đây các bậc tiền bối đã làm được. Trước đây, hoạt hình Việt Nam cũng rất phát triển và có nhiều giải thưởng quốc tế, sau một thời gian đất nước chuyển mình và có nhiều ngành nghề được quan tâm hơn, thế hệ trẻ chúng tôi cũng mong muốn hoạt hình được phát triển. Chúng ta có rất nhiều cơ hội và đặc biệt là có internet, chúng ta tiếp cận với thế giới rất nhanh. 

PV: Chúng ta có thể tự hào nói rằng, người Việt hoàn toàn tự tin sánh vai với các nước về mảng sản xuất phim hoạt hình, thưa đạo diễn?

Trịnh Lâm Tùng: Trước đây chúng ta thường lo lắng không đuổi kịp, hay có tư tưởng phải đi làm thuê cho nước ngoài. Nhưng không, gần đây tôi gặp nhiều nghệ sĩ được đào tạo bài bản từ nước ngoài về, họ đã tốt nghiệp những trường đại học top đầu ở Úc, Mỹ, Canada, Pháp,... Họ có tình yêu hoạt hình, tôi rất khâm phục các bạn trẻ về Việt Nam kết hợp với nhau hoặc mở studio để sản xuất phim hoạt hình.

Tôi nghĩ không riêng hoạt hình mà tất cả các thể loại khác mình đều đủ tự tin. Với kinh nghiệm của tôi, không xa chúng ta sẽ có những tác phẩm ngang tầm với thế giới về mặt chất lượng chuyên môn, còn kinh doanh thì phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của nhà nước về mặt cơ chế, ví dụ như hệ thống phát hành, thẩm định giá để cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư sản xuất. 

PV: Điều gì khiến anh đi theo con đường sản xuất phim hoạt hình?

Trịnh Lâm Tùng: Như chia sẻ thì tôi cũng phải học rất nhiều, học qua trường lớp và học qua các bậc tiền bối cũng như tự học. Hoạt hình với tôi không chỉ là sự đam mê mà nó còn là một phần trong cuộc sống của tôi.

Truyện tranh và hoạt hình là thứ mà tôi đam mê từ nhỏ, tôi đam mê truyện tranh từ khi còn bé. Tôi nuôi dưỡng niềm đam mê hoạt hình cho đến khi học đại họ. Tất cả những điều đó chỉ giúp cho ước mơ lớn nhất của tôi là được theo đuổi hoạt hình và sau này thì cũng nhờ sự may mắn và nỗ lực của bản thân thì tôi học thêm các trường và các khóa đào tạo nước ngoài của anh chị em trong nước về digital, về 3D và các phần mềm đồ họa để làm phim. Để thấy rằng tất cả những điều đó là hành trang cho tôi trong những tác phẩm sắp tới. Bây giờ ngoài việc làm phim thì tôi có tham gia giảng dạy ở các trường đại học cũng như các công ty lớn với mục đích lan tỏa sự đam mê chia sẻ những cái kiến thức của tôi với mong muốn có nhiều thế hệ trẻ đam mê hoạt hình đó. Chính những thế hệ trẻ đó sau này sẽ chính là những người đồng nghiệp, để cùng nhau hướng tới vì một Việt Nam phát triển hơn nữa.

PV: Hoạt hình dành cho trẻ em cần phải thay đổi nhiều hơn nữa, thưa đạo diễn?

Trịnh Lâm Tùng: Tại sao trước đây chúng ta chỉ quan niệm hoạt hình là dành cho trẻ em nhưng đối tượng xem hoạt hình thì chính xác vẫn là trẻ em xem nhiều nhất. Vậy thì tôi xin khẳng định những sản phẩm của chúng tôi chưa đã cho trẻ em về mặt thời lượng, chất lượng, đề tài. Chất lượng thì chúng ta đã cố gắng để cải thiện rất nhiều. Thời lượng ở đây để cho trẻ em đã thì nó phải là series, phải chiếu hàng ngày và đó là điều tôi rất trăn trở. Ở Nhật, Hàn Quốc có nhiều bộ phim chiếu hàng ngày, hàng giờ và trẻ có thể xem ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào. Ở Việt Nam thì chưa đủ đáp ứng về mặt thời lượng, còn về chất lượng tôi thấy có rất nhiều tín hiệu đáng mừng về series 2D, 3D, phong phú về mặt nền tảng, về mặt thủ pháp nghệ thuật. Đề tài phong phú rồi, nhưng theo tôi trẻ em vẫn "chưa đã".

PV: Theo anh thì Việt Nam bao giờ mới có nền công nghiệp về phim hoạt hình?

Trịnh Lâm Tùng: Rõ ràng những nước nào ý thức được hoạt hình là một nền kinh tế trọng điểm, mũi nhọn và chiếm tỉ trọng thì họ phát triển hoạt hình. Hoạt hình xử lý nhanh gọn không phụ thuộc vào thời tiết, trừ thiên tai, thảm họa, do có thể làm trong studio và sản xuất online. Đấy là thế mạnh rất lớn.

Xác định là một trong những ngành mũi nhọn, sản xuất được hàng loạt, sử dụng được rất nhiều nguồn nhân sự, nhất là sinh viên sau khi ra trường. Đặc biệt, dù có giải trí đến đâu trong các tác phẩm đều có bài học nhẹ nhàng. Thông qua hoạt hình, thể hiện sự yêu thương con người, quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và quảng bá nét đẹp dân tộc ta ra với thế giới. Đó là sự giao lưu văn hóa với các nước bạn thông qua phim hoạt hình. Đôi khi tôi nghĩ nó còn đến được nhiều hơn so với các thể loại khác, chúng ta rất khó để làm được một bộ phim truyện nói sâu về đời sống văn hóa. Nhưng hoạt hình có thể hoàn toàn đưa lên màn ảnh bằng sự cách điệu, nhân cách hóa nhân vật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Thức tỉnh điều vô hình" - Du hành vào tâm trí để tìm lời giải cho câu hỏi về hạnh phúc
"Thức tỉnh điều vô hình" - Du hành vào tâm trí để tìm lời giải cho câu hỏi về hạnh phúc

VOV.VN - Chính tâm trí của ta, chứ không phải hoàn cảnh, mới quyết định đến cách chúng ta trải nghiệm và cảm nhận chất lượng cuộc sống.

"Thức tỉnh điều vô hình" - Du hành vào tâm trí để tìm lời giải cho câu hỏi về hạnh phúc

"Thức tỉnh điều vô hình" - Du hành vào tâm trí để tìm lời giải cho câu hỏi về hạnh phúc

VOV.VN - Chính tâm trí của ta, chứ không phải hoàn cảnh, mới quyết định đến cách chúng ta trải nghiệm và cảm nhận chất lượng cuộc sống.

"Thức tỉnh điều vô hình" - Hành trình tâm linh không chút giáo điều
"Thức tỉnh điều vô hình" - Hành trình tâm linh không chút giáo điều

VOV.VN - Hiếm có một cuốn sách nào về chủ đề tâm linh lại được kể với ngôn ngữ hoài nghi, hài hước và lôi cuốn như thế và đó chắc chắn phải là tác phẩm của Sam Harris.

"Thức tỉnh điều vô hình" - Hành trình tâm linh không chút giáo điều

"Thức tỉnh điều vô hình" - Hành trình tâm linh không chút giáo điều

VOV.VN - Hiếm có một cuốn sách nào về chủ đề tâm linh lại được kể với ngôn ngữ hoài nghi, hài hước và lôi cuốn như thế và đó chắc chắn phải là tác phẩm của Sam Harris.

Truyện ngắn: "Phòng khách" - Phơi bày bộ mặt thật của những kẻ hợm hĩnh
Truyện ngắn: "Phòng khách" - Phơi bày bộ mặt thật của những kẻ hợm hĩnh

VOV.VN - Ngay từ nhan đề của truyện ngắn, “Phòng khách” đã dẫn dụ người đọc, người nghe về một sự thú vị. Không gian là cái phòng khách của gia đình đã mở ra những câu chuyện cười ra nước mắt.

Truyện ngắn: "Phòng khách" - Phơi bày bộ mặt thật của những kẻ hợm hĩnh

Truyện ngắn: "Phòng khách" - Phơi bày bộ mặt thật của những kẻ hợm hĩnh

VOV.VN - Ngay từ nhan đề của truyện ngắn, “Phòng khách” đã dẫn dụ người đọc, người nghe về một sự thú vị. Không gian là cái phòng khách của gia đình đã mở ra những câu chuyện cười ra nước mắt.