Khi nghệ thuật tuồng khiến người trẻ say mê

VOV.VN - Điều mà cô gái sinh năm 1999 Trần Thị Kim Ngân sợ nhất chính là sự cũ kỹ, cũ kỹ trong tư duy, lối sống và sáng tạo. Chính vì vậy mà cô không ngừng học tập, đón nhận những vẻ đẹp của nghệ thuật tuồng để không ngừng đổi mới bản thân.

Trò chuyện với Kim Ngân, một nghệ sĩ thuộc Gen Z (thế hệ sinh từ năm 1997 đến năm 2012) với sự trẻ trung năng động vốn có, không khó để nhận ra cảm hứng mạnh mẽ về nghệ thuật tuồng từ cô gái này. Cô chia sẻ: “Không phải do kế thừa truyền thống gia đình, mà tôi đến với tuồng là do thấy có món duyên nợ với nghề đó. 'Duyên' đã đưa tôi từ cô bé mới học hết cấp 2 tìm đến với bộ môn nghệ thuật truyền thống này; lúc đó tôi chỉ có 14 - 15 tuổi chưa hề biết tuồng là gì, hát tuồng và biểu diễn tuồng như thế nào cả. Còn 'nợ' thì tôi nghĩ, một khi đã mắc nợ thì phải cố gắng để trả nợ cho đến cùng. Vì có 'món nợ' với tuồng nên tôi ngày càng trau dồi bản thân, học hỏi nhiều hơn, tập luyện nhiều hơn, kiên trì rèn luyện để có được thành công hơn. Và tôi đã yêu tuồng từ bao giờ không hay".

Khó tính, quyết liệt trong công việc nhưng vui vẻ, hài hước trong đời sống hàng ngày; ham học và xem trọng nghiệp diễn nhưng vẫn tự do và bản năng trong tư duy sáng tạo; những điều đó giúp Kim Ngân có thêm động lực để tiến xa hơn nữa bộ môn nghệ thuật sân khấu tuồng. Sự cởi mở khi đón nhận cái mới giúp Kim Ngân nhận ra những mảng màu tưởng như đối lập nhưng lại giao thoa một cách hài hòa, và cũng tạo nên cá tính độc đáo của cô bây giờ. Nhiều người ngạc nhiên khi thấy Kim Ngân trong cung cách thường ngày và khi đứng trên sân khấu biểu diễn. Họ cảm thấy thật đặc biệt, vì một cô gái nhẹ nhàng hiền hòa lại có thể bộc lộ những cảm xúc mãnh liệt, dứt khoát trên sân khấu, đặc biệt qua vở tuồng "Nguyệt Cô hóa cáo".

Khi được hỏi về những bước đi đầu tiên trong nghề, Kim Ngân cho biết cô đã bắt đầu nghiệp diễn tuồng khi bản thân "chẳng có gì cả". Cô nói: "Ngẫm lại thì, câu nói 'nghề chọn người' khá là đúng. Mọi thứ đến rất tự nhiên và phần lớn đều bắt nguồn từ sự 'thích học' của tôi mà thôi. Từ trước tới nay tôi đã sống rất bản năng, thích gì thì làm đấy. Tôi cũng giống như các bạn trẻ, năng động ham chơi và thích thú với việc được khám phá điều mới. Tuy nhiên, đến với tuồng thì mọi chuyện lại hoàn toàn khác, cái nợ với nghề nặng lắm, càng ngày càng say, càng mê nó. Và tôi đã khá quyết liệt trong việc nghiêm túc với nghệ thuật sân khấu tuồng. Ngoài sự nỗ lực từng ngày để hoàn thiện bản thân thì tôi chưa nghĩ đến việc mình đã thành công như thế nào".

Được biết trước đây, cái duyên đến với nghệ thuật tuồng của Kim Ngân cũng rất tự nhiên. Đó là khi cô đang học cấp 2, một nhà hát tuồng đã về trường của Ngân tham gia diễn giao lưu học đường. Khi được giao lưu cùng với các nghệ sĩ, cô học trò nhỏ Kim Ngân cảm thấy rất vui và thú vị, thấy nghệ thuật tuồng rất đặc sắc mà vô cùng cuốn hút. Bước ngoặt trong cuộc đời của Kim Ngân là khi nhà hát tuồng gửi về trường một thông báo tuyển diễn viên. Thấy trong lòng rất hào hứng và muốn thử sức với tuồng, Kim Ngân đã ngay lập tức xin bố mẹ thử tham gia bộ môn nghệ thuật này. Sự ủng hộ từ gia đình tạo động lực to lớn giúp cho Kim Ngân đi thi, và duyên nghề diễn tuồng đã theo cô đến tận bây giờ. 

Trong 4 năm đi học, Kim Ngân thường xuyên tham gia các cuộc thi do trường tổ chức. Năm 2016, Ngân đoạt giải Nhất trong một cuộc thi, với trích đoạn tuồng "Xuân Đào cắt thịt" vai mụ Đổng. Cô cũng luôn được Bằng khen về thành tích học tập trong 4 năm liền, khi học tập tại trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh… Khi ra trường, Kim Ngân đã đảm nhận nhiều vai diễn như vai Đào Tam Xuân, vai Mộc Quế Anh... hoặc tham gia vở diễn "Ông già cõng vợ trẻ đi xem hội". Cô đã nhận vai chính trong vở "Phương thuốc thần kỳ", vở "Tình mẹ" và nhất là vở "Võ Tam Tư trảm cáo" với vai Hồ Nguyệt Cô… Những thành tích gần đây tại các cuộc thi diễn tuồng trong và ngoài nước cũng là nguồn khích lệ tinh thần to lớn cho Kim Ngân; không chỉ khẳng định năng khiếu nghệ thuật của cô mà còn minh chứng cho sự cố gắng từng ngày của nghệ sĩ tuồng Gen Z này.

Kim Ngân cho biết, điều cô sợ nhất chính là sự cũ kỹ, cũ kỹ trong tư duy, lối sống và sáng tạo. Chính vì vậy mà cô không ngừng học tập, đón nhận những vẻ đẹp của nghệ thuật sân khấu truyền thống tuồng để không ngừng đổi mới bản thân. Bởi lẽ, “nếu bạn cố gắng bắt chước chính mình của ngày hôm qua, bạn chỉ đang sống trong quá khứ mà thôi. Hãy tạo ra giá trị sống và truyền đi nhiều cảm hứng hơn nữa đến với nghệ thuật sân khấu Việt Nam, với Ngân đó là tuồng” - Kim Ngân chia sẻ.

Nguồn cảm hứng từ những người trẻ như Kim Ngân được kỳ vọng sẽ đem những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống tiến xa hơn, đặc biệt là tuồng – "thức quà" dường như ngày càng kén chọn khán giả nên dễ bị mai một. Với Kim Ngân, theo đuổi bộ môn Tuồng là niềm hạnh phúc, nhờ vậy môn nghệ thuật truyền thống này giúp cô rèn luyện mỗi ngày. Cô cũng mong rằng thế hệ trẻ tiếp tục có cái nhìn trân trọng với những giá trị xưa cũ, đặc biệt là nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Sân khấu truyền hình” - một sáng tạo nghệ thuật của Hải Phòng
“Sân khấu truyền hình” - một sáng tạo nghệ thuật của Hải Phòng

VOV.VN - Chương trình “Sân khấu truyền hình” được đánh giá là một “hiện tượng”, một “sáng tạo nghệ thuật” đáng ghi nhận của TP. Hải Phòng trong phát triển nghệ thuật sân khấu và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.

“Sân khấu truyền hình” - một sáng tạo nghệ thuật của Hải Phòng

“Sân khấu truyền hình” - một sáng tạo nghệ thuật của Hải Phòng

VOV.VN - Chương trình “Sân khấu truyền hình” được đánh giá là một “hiện tượng”, một “sáng tạo nghệ thuật” đáng ghi nhận của TP. Hải Phòng trong phát triển nghệ thuật sân khấu và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.

Vở sân khấu “Nợ nước non” ra mắt công chúng tại TP.HCM
Vở sân khấu “Nợ nước non” ra mắt công chúng tại TP.HCM

VOV.VN - Ngày 25 và 26/7 tới, vở sân khấu đặc biệt “Nợ nước non” – phần 1 trong bộ sử thi nghệ thuật “Nước non vạn dặm” sẽ được trình diễn ra mắt công chúng tại TP.HCM.

Vở sân khấu “Nợ nước non” ra mắt công chúng tại TP.HCM

Vở sân khấu “Nợ nước non” ra mắt công chúng tại TP.HCM

VOV.VN - Ngày 25 và 26/7 tới, vở sân khấu đặc biệt “Nợ nước non” – phần 1 trong bộ sử thi nghệ thuật “Nước non vạn dặm” sẽ được trình diễn ra mắt công chúng tại TP.HCM.

Sức hút của loại hình sân khấu đưa khán giả thành diễn viên
Sức hút của loại hình sân khấu đưa khán giả thành diễn viên

VOV.VN - Không kịch bản, không lời thoại có sẵn, không phông màn, đạo cụ cầu kỳ, thậm chí không có khoảng cách giữa diễn viên và khán giả… Đây chính là điểm kỳ lạ và hấp dẫn nhất của hài kịch ứng tác - loại hình nghệ thuật được nhiều người trẻ yêu thích hiện nay.

Sức hút của loại hình sân khấu đưa khán giả thành diễn viên

Sức hút của loại hình sân khấu đưa khán giả thành diễn viên

VOV.VN - Không kịch bản, không lời thoại có sẵn, không phông màn, đạo cụ cầu kỳ, thậm chí không có khoảng cách giữa diễn viên và khán giả… Đây chính là điểm kỳ lạ và hấp dẫn nhất của hài kịch ứng tác - loại hình nghệ thuật được nhiều người trẻ yêu thích hiện nay.