Thiết chế thể thao, văn hóa cần cú hích mạnh mẽ từ nguồn lực PPP

VOV.VN - Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư của Quốc hội năm 2020 hiện không cho phép áp dụng đối với các dự án mới thuộc lĩnh vực văn hóa và thể thao, ít nhiều gây khó khăn trong việc đầu tư phát triển lĩnh vực này tại TP.HCM.

Cơ sở vật chất chưa tương xứng 

Theo Sở Văn hoá - Thể Thao TP.HCM, nguồn vốn ngân sách đầu tư cho phát triển 2 lĩnh vực này của Thành phố rất hạn chế, hơn nữa, do không được áp dụng cơ chế đầu tư theo phương thức PPP nên rất khó để đạt mục tiêu phát triển thiết chế văn hóa, thể thao đa năng, hiện đại. Đơn cử, nhu cầu phát triển cơ sở vật chất của ngành giai đoạn 2021 - 2025 cần triển khai 53 dự án, nhưng chỉ có 9 dự án được ghi vốn.

Ông Cao Thanh Bình, Trưởng Ban Văn hoá – Xã hội HĐND TP.HCM cho biết, qua khảo sát, hiện nay đối với ngành thể thao của Thành phố, cơ sở vật chất, dịch vụ nếu chỉ dành cho việc tập luyện của các vận động viên, huấn luyện viên thì không đủ nguồn thu trang trải hoạt động. Các trung tâm hồ bơi, nhà thi đấu hiện nay không dám liên doanh liên kết cho thuê mà phải giao nhân viên đứng ra làm, tuy nhiên họ lại không có chuyên môn. Bên cạnh đó, rất nhiều điểm tập luyện thể dục thể thao xuống cấp nhưng không đủ kinh phí để nâng cấp, tu bổ, trong khi việc kêu gọi xã hội hoá vẫn còn vướng mắc về cơ chế.

Ông Bình ví dụ, huyện Bình Chánh đã lập đề án xây dựng trung tâm thể dục thể thao đa năng, có khu vực miễn phí dành cho người dân, khu vực thu phí và khu vực tổ chức sự kiện, kinh phí khoảng 800 tỷ đồng. Toàn bộ số vốn do nhà đầu tư bỏ ra, chỉ cần bàn giao đất. Thế nhưng hiện địa phương đang vướng cơ chế thực hiện đề án liên doanh liên kết, đặc biệt là hợp tác công tư nên vẫn chưa triển khai thực hiện. 

Ông Bình nói: “Chúng ta thấy có nhiều vị trí khai thác được dịch vụ thể dục thể thao, tuy nhiên chưa có cơ chế, nếu như nghị quyết này được thông qua, Bình Chánh và một số địa phương khác sẽ có cơ chế để phát triển, đó là một trong những mong đợi của chúng ta".

Theo ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức, ngành thể dục thể thao thành phố vẫn còn nhiều dư địa để phát triển trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, cơ sở vật chất dành cho thể thao ở TP. Thủ Đức còn hết sức nghèo nàn và khó khăn. Để tìm được nơi tập luyện bài bản, cả TP.Thủ Đức vẫn chưa có. Vừa qua khi tổ chức Giải bóng đá Tứ Hùng năm 2023, giữa TP.Thủ Đức, Đồng Nai và Bình Dương dù là đơn vị đăng cai nhưng TP.Thủ Đức lại không tìm được sân vận động nào có thể đáp ứng yêu cầu để tổ chức.

Ông Hoàng Tùng cũng cho biết, tới đây, khi có nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54, TP. Thủ Đức sẽ có hành lang pháp lý từ đó đầu tư các hạng mục cần thiết: “Chúng tôi sẽ báo cáo Sở Văn hoá và Thể thao tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt là ngành thể dục thể thao của TP.Thủ Đức từ nay đến năm 2023 phải hình thành một hệ thống hạ tầng kỹ thuật sân bãi, điều kiện tập luyện 1 cách bài bản. Như thế mới có thể có lớp vận động viên kế tiếp đạt được yêu cầu và kỳ vọng đặt ra".

"Cởi trói" cho đầu tư văn hoá thể thao

Khi TP.HCM được thí điểm cơ chế đặc thù triển khai thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất lĩnh vực văn hóa và thể thao theo phương thức đối tác công – tư sẽ tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi, đầu tư những công trình quan trọng, đóng góp tăng trưởng kinh tế - xã hội cho thành phố.

Đồng tình với quan điểm trên, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, thời gian qua TP chưa thu hút được công ty hay doanh nghiệp lớn nào đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực mới mà hiện nay đang cần cho sự phát triển kinh tế của thành phố. Theo bà Mai, với nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54, hình thức hợp tác công tư được kỳ vọng sẽ tạo cơ chế cho TP.HCM trong việc thu hút nguồn lực đầu tư xã hội cho sự phát triển.

“Đặc biệt là TP.HCM đối với các dự án thể thao văn hoá rất cần thiết kêu gọi đầu tư, với tình hình đầu tư trung hạn vừa qua của thành phố vừa qua không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển. Trong khi đó nếu có các nhà đầu tư cho các dự án này cũng phát sinh được nguồn thu cho thành phố, hoặc giảm bớt áp lực đầu tư trung hạn" - Bà Mai chia sẻ.

Ông Nguyễn Nam Nhân, Phó Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao TP.HCM cho rằng, lĩnh vực thể dục thể thao sẽ được lợi rất nhiều từ nghị quyết mới này. Hiện tại, Thành phố rất cần những cần hú hích mạnh mẽ để đầu tư cho các công trình thể thao tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, việc kêu gọi đầu tư cũng cần sự tính toán kỹ lưỡng, tránh mất cân bằng.

“Có thể có những công trình mà nhiều nhà đầu tư mong muốn, nhưng có những công trình chúng ta muốn phát huy thì lại không có nhà đầu tư cụ thể, nổi trội. Do vậy cần phải có những tính toán làm sao để thực sự phù hợp trong thời gian sắp tới" - Theo ông Nhân.

Với việc huy động nguồn lực đầu tư theo hình thức PPP, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng cần thực hiệu quả, minh bạch, tránh bị lợi dụng. Trong dự thảo Nghị quyết mới cũng nêu rõ, các dự án phải rõ ràng từ quy đinh, thẩm quyền, trình tự, lập và thẩm định, phê duyệt, quản lý các dự án bằng ứng dụng chuyển đổi số, từ đó giám sát được số lượng, tính toán thời gian thực hiện dự án. 

Ông Mãi cho biết: “Trong dự thảo nghị quyết này cũng nêu rõ phải làm chặt chẽ, theo hướng đảm bảo minh bạch, đảm bảo lợi nhuận nhất định. Thành phố sẽ tiếp tục trong từng dự án cụ thể, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng đảm bảo đúng tính chất các dự án PPP, huy động được nguồn lực xã hội".

Với ngành văn hoá – thể thao của TP.HCM, khi nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 được thông qua sẽ tạo cơ sở, hành lang pháp lý để Thành phố có thể thực hiện được những dự án lâu nay còn vướng mắc bởi quy định của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Từ đó tạo điều kiện cho TP.HCM phát triển mạnh mẽ hơn về lĩnh vực văn hóa, thể thao, cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Để di sản Nhã nhạc Cung đình Huế lan tỏa, thăng hoa
Để di sản Nhã nhạc Cung đình Huế lan tỏa, thăng hoa

VOV.VN - Năm nay, tròn 20 năm Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình, di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong hai thập kỷ qua, tỉnh Thừa Thiên Huế nỗ lực nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật của loại hình nghệ thuật đặc biệt này gắn với phát triển du lịch

Để di sản Nhã nhạc Cung đình Huế lan tỏa, thăng hoa

Để di sản Nhã nhạc Cung đình Huế lan tỏa, thăng hoa

VOV.VN - Năm nay, tròn 20 năm Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình, di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong hai thập kỷ qua, tỉnh Thừa Thiên Huế nỗ lực nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật của loại hình nghệ thuật đặc biệt này gắn với phát triển du lịch

Giữ gìn văn hóa Dao ở Khe Cá
Giữ gìn văn hóa Dao ở Khe Cá

VOV.VN - Tại tỉnh miền núi Yên Bái, có những lớp học rất đặc biệt. Đó là các lớp được tổ chức bởi những nghệ nhân và các cá nhân tâm huyết nhằm mục đích gìn giữ, phát huy bản sắc văn  hoá dân tộc. Lớp học ở thôn Khe Cá, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là một ví dụ.

Giữ gìn văn hóa Dao ở Khe Cá

Giữ gìn văn hóa Dao ở Khe Cá

VOV.VN - Tại tỉnh miền núi Yên Bái, có những lớp học rất đặc biệt. Đó là các lớp được tổ chức bởi những nghệ nhân và các cá nhân tâm huyết nhằm mục đích gìn giữ, phát huy bản sắc văn  hoá dân tộc. Lớp học ở thôn Khe Cá, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là một ví dụ.

Xây dựng các công trình văn hóa: Phải đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho cộng đồng
Xây dựng các công trình văn hóa: Phải đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho cộng đồng

VOV.VN - Trên thế giới có nhiều công trình văn hóa không chỉ là một điểm đến mà còn trở thành biểu tượng của cả quốc gia. Vậy các công trình văn hóa phải làm sao để phát huy được hiệu quả, nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho cộng đồng?

Xây dựng các công trình văn hóa: Phải đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho cộng đồng

Xây dựng các công trình văn hóa: Phải đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho cộng đồng

VOV.VN - Trên thế giới có nhiều công trình văn hóa không chỉ là một điểm đến mà còn trở thành biểu tượng của cả quốc gia. Vậy các công trình văn hóa phải làm sao để phát huy được hiệu quả, nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho cộng đồng?