Truyền dạy đánh chiêng và tình yêu văn hóa cồng chiêng cho sinh viên

VOV.VN - Sáng nay (20/12), tại trường Đại học Tây Nguyên, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với trường đại học Tây Nguyên tổ chức lễ bế giảng lớp truyền dạy diễn tấu cồng chiêng cho sinh viên.

Đây là lần thứ 2 lớp truyền dạy diễn tấu cồng chiêng cho sinh viên được tổ chức tại trường đại học Tây Nguyên. Lớp khai giảng từ ngày 5/10 vừa qua với 30 học viên (gồm 5 nam và 25 nữ) là sinh viên của trường đại học Tây Nguyên tham gia. Trong thời gian hơn 1 tháng, vào các buổi tối thứ bảy và chủ nhật, các học viên được 2 nghệ nhân truyền dạy các nội dung về cảm âm, gõ nhịp trên chiêng tre và chiêng đồng; hát dân ca và diễn tấu một số bài chiêng của các dân tộc Êđê, Bana.

Cùng với đó, ban tổ chức còn lồng ghép các nội dung về tìm hiểu văn hóa và trải nghiệm kỹ năng sử dụng cồng chiêng kết hợp dân ca, dân vũ. Tổ chức cho học viên tham gia vào các sự kiện, hội diễn văn nghệ, kết nối phục vụ cộng đồng tại trường, Trung tâm văn hóa tỉnh và trường Đại học Văn Lang (thành phố Hồ Chí Minh).

Tại lễ bế giảng, các học viên đã công diễn báo cáo kết quả học tập, biểu diễn các bài chiêng, hát dân ca, dân vũ với những tiết mục được dàn dựng công phu, sáng tạo, kết hợp nhạc cụ của nhiều dân tộc như Êđê, Jrai, Bana. Ban tổ chức đã trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa học cho các học viên.

Em Y Thuyết Niê, sinh viên khoa Sư phạm Ngữ văn K21, trường đại học Tây Nguyên, tham gia lớp học chia sẻ: "Em cảm thấy trong những buổi học em đã học được cơ bản các bộ chiêng như là chiêng Êđê, chiêng Bana, chiêng tre. Trong các buổi học đó thì dần dần em được nâng cao sự hiểu biết của mình về các nhạc cụ. Bản thân em cảm thấy rất là hào hứng, cảm thấy rất là tự tin khi em có được vốn nhạc cụ cũng như là các kinh nghiệm khác. Trong đợt vừa qua thì em đã có thể tham gia giao lưu với trường Đại học Văn Lang ở Thành phố Hồ Chí Minh. Theo em thấy đó là một cơ hội rất là tốt, có nhiều cơ hội hơn để có thể thể hiện tài năng của mình"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khai mạc liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk năm 2022
Khai mạc liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk năm 2022

VOV.VN - Tối nay (23/11), tại Trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk tổ chức khai mạc Liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk năm 2022.

Khai mạc liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk năm 2022

Khai mạc liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk năm 2022

VOV.VN - Tối nay (23/11), tại Trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk tổ chức khai mạc Liên hoan văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk năm 2022.

Khôi phục và truyền dạy văn hóa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở Đắk Lắk
Khôi phục và truyền dạy văn hóa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở Đắk Lắk

VOV.VN - Qua các lớp truyền dạy, nhiều học viên, nhất là thiếu nhi có thêm một môi trường bổ ích để tiếp cận gần hơn với văn hóa truyền thống, giúp các em có mùa hè bổ ích, ý nghĩa.

Khôi phục và truyền dạy văn hóa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở Đắk Lắk

Khôi phục và truyền dạy văn hóa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở Đắk Lắk

VOV.VN - Qua các lớp truyền dạy, nhiều học viên, nhất là thiếu nhi có thêm một môi trường bổ ích để tiếp cận gần hơn với văn hóa truyền thống, giúp các em có mùa hè bổ ích, ý nghĩa.

Đa dạng màu sắc văn hóa bản địa tại Liên hoan Âm vang cồng chiêng ở Quảng Nam
Đa dạng màu sắc văn hóa bản địa tại Liên hoan Âm vang cồng chiêng ở Quảng Nam

VOV.VN - Liên hoan Âm vang cồng chiêng diễn ra tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, quy tụ gần 1.000 nghệ nhân, với các hoạt đồng đặc sắc giới thiệu lịch sử, truyền thống văn hóa các dân tộc và sản phẩm bản địa độc đáo của đồng bào Cơ Tu, Giẻ Triêng vùng cao Quảng Nam.

Đa dạng màu sắc văn hóa bản địa tại Liên hoan Âm vang cồng chiêng ở Quảng Nam

Đa dạng màu sắc văn hóa bản địa tại Liên hoan Âm vang cồng chiêng ở Quảng Nam

VOV.VN - Liên hoan Âm vang cồng chiêng diễn ra tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, quy tụ gần 1.000 nghệ nhân, với các hoạt đồng đặc sắc giới thiệu lịch sử, truyền thống văn hóa các dân tộc và sản phẩm bản địa độc đáo của đồng bào Cơ Tu, Giẻ Triêng vùng cao Quảng Nam.