Ám ảnh những trang viết “Rơi trong chơi vơi” của tác giả An Hạ

VOV.VN - Đọc “Rơi trong chơi vơi” của tác giả An Hạ, ít nhiều độc giả sẽ bị ám ảnh bởi những dòng viết đầy ám ảnh, đầy chất nhân sinh.

Không biết có nhiều người khi gấp trang cuối cùng của tiểu thuyết: “Rơi trong chơi vơi” của An Hạ có liên tưởng tới “Đèn không hắt bóng” của nhà văn Nhật Bản Junnichi Watanabe không?

Có sự giống nhau đến kì lạ ở khả năng vẽ chân dung nhân vật qua diễn biến tâm lí. Cả hai tác phẩm đều kết thúc bằng sự ra đi của nhân vật nam chính: một dưới làn nước sâu phủ rong rêu và người kia thì “thực sự trở thành cánh rừng”. Nước và rừng ôm ấp, giữ gìn họ trong cảm giác mênh mông, sâu thẳm, dịu dàng...Và cả hai nữ chính đều tiếp tục mạch sống, người hoài thai và người kia sử dụng “tấm vé khứ hồi” về với cuộc đời.

Tác phẩm "Rơi trong chơi vơi" của An Hạ.

Chỉ có điều, An Hạ mở đầu tiểu thuyết của mình một cách chói gắt khi để nhân vật chính tìm đến cái chết, khẳng định một cách mãnh liệt về sự vô nghĩa của đời sống thực tại. Rồi ngay sau đó gối tiếp một nhân vật nữa cũng đếm những ngày cuối cùng để kết thúc sự sống.

Một tiểu thuyết mở đầu bằng một khái niệm người ta vẫn tìm cách tránh né: Cái chết. Nguyên nhân được bóc tách nằm ở thẳm sâu những đớn đau, đứt gẫy, mất mát lòng tin. Và cách để họ trao đổi với nhau không theo cách thông thường mà bằng những dòng chữ ở một cuốn sổ:

"Mẹ đã chết. Bố đi biệt tăm hơn hai mươi năm. Tôi đã li hôn. Tôi vẫn là một thằng khiếm khuyết, không ai muốn ở gần tôi cả”.

“Năm tuổi: Bố chết. Chín tuổi: Mẹ lấy chồng. Mười ba tuổi: Bị bố dượng xâm hại. Lần đầu yêu và bị phản bội: hai chín tuổi. Cần một nơi không bị quấy rầy để chết, hoặc cùng chết".

Khác với nhiều cuốn tiểu thuyết tình yêu thường rất chi tiết trong việc mô tả nhân vật, nữ thì đẹp đến từng khóe mắt, nụ cười, nam phong trần, ga-lăng, lãng mạn, “Rơi trong chơi vơi” rất chơi vơi nếu đặt trong nhóm tiểu thuyết tình yêu. Nhưng, sẽ càng khó đưa vào nhóm nào khác khi mà hai nhân vật Tôi đều có những mối tình, có đời sống, thậm chí cả công việc, đam mê rất riêng.

Suốt 294 trang truyện, rất, rất ít chi tiết để độc giả có một hình dung về hai nhân vật Tôi. Nữ chính chỉ hiện lên bằng vài nét mộc thể “một cái bóng mềm mại của đàn bà đổ xuống sàn”, “vành tai và góc xương quai hàm của nàng sáng lên dịu dàng. Phần còn lại của gương mặt chìm trong bóng tối... Cái hông lắc nhẹ duyên dáng... miệng nàng phác ra hình dáng một nụ cười nhẹ... Nhìn gần, mắt nàng khá nhỏ, nhưng đẹp... Lông mày hơi nhạt. Tóc ngắn tũn xù lên uể oải". Còn người nam, anh thậm chí còn ít chi tiết để độc giả gắn với một hình ảnh cụ thể nào “...áo khoác không đổi, quần jean nhạt màu”.

Mấu chốt làm nên câu chuyện nằm ở việc họ cùng tìm đến vùng núi Sa Pa, cùng dự kiến cho cái chết của mình bằng công thức đếm lùi thời gian. Và rồi họ chạm nhau như một “định mệnh”.

Tác giả An Hạ ký tặng sách cho độc giả.

Tác giả An Hạ đã chia sẻ: “Câu chuyện của tôi là câu chuyện của hai kẻ hoàn toàn xa lạ, đã trải qua quá nhiều nỗi đau cùng lúc, cảm thấy không thể tiếp tục cuộc sống. Và trên bước đường tìm đến cái chết họ gặp nhau. Hành trình tìm đến cái chết hóa ra lại chính là hành trình tìm ra vẻ đẹp của cuộc sống và tự chữa lành vết thương lòng. Tựa cuốn sách “Rơi trong chơi vơi” như cách tìm đến những người đang mang trong mình những nỗi đau khó nói nên lời, chia sẻ một vòng ôm để có thể giữ nhau lại”.

“Tôi - nàng", "Chúng tôi", "Tôi - tôi", "Chúng ta”, mạch chuyện cứ đan cài giữa những phần riêng lẻ rồi hòa lẫn, rồi tách ra, tạo nên những bất ngờ, rung động trong sâu thẳm độc giả.

Mỗi trường tâm lí như bóc tách, phơi bày rõ hơn những nỗi đau mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải trong đời, tìm cách vượt qua nhưng rồi cuối cùng lại bị xô xuống bởi những nỗi đau khác. Hóa ra không phải chỉ nỗi đau thể xác, tật bệnh mới xui khiến người ta tìm đến cái chết. Từng lớp, từng lớp những đổ vỡ, đớn đau của đời sống hắt bóng xuống tâm trạng nhân vật.

Có độc giả cũng là nhà văn đã hỏi An Hạ rằng tại sao hai nhân vật ở tận cùng cô đơn, rách nát trong thẳm sâu tâm hồn, rạn vỡ niềm tin lại không cho họ đến với nhau, bù đắp và tìm lại niềm tin ở cuộc đời. Nhưng sự thực, bằng tất cả những trải nghiệm cá nhân, người ta đều thừa hiểu rằng việc kết thúc bằng một mối tình, một đám cưới, một gia đình an yên không phải lúc nào cũng là hướng đi tới hạnh phúc khi ẩn sâu trong tâm hồn vẫn là những nỗi đau, những tổn thương, đứt gẫy.

Buổi giao lưu ra mắt "Rơi trong chơi vơi" của tác giả An Hạ.

Tất cả điều này theo họa sĩ Lê Thiết Cương, người nhận vẽ minh họa cho tác phẩm cho rằng đã được nhà văn lí giải khéo léo bằng những quan điểm của Phật giáo: “Tôi có một sự đồng cảm với tác phẩm. An Hạ đặt vấn đề chưa ai đặt trong văn học Việt Nam hiện đại, đó là hai nhân vật chính đều tìm đến cái chết. Cái triết ở đây được gói cả trong quan niệm được đưa vào rất nhã. Một trong năm cuốn kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại thừa tác giả nhắc tới Bát nhã. Tức là nếu biết sống dưới ngũ uẩn thì cuộc đời này vẫn đẹp”.

Tất cả điều này lí giải cho trường đoạn của cuốn tiểu thuyết: “Cuộc sống này thật đẹp. Chân lí giản dị ấy không phải lúc nào cũng được thừa nhận, khi vẻ đẹp cuộc sống thường chỉ được đánh giá qua những chìm nổi của mỗi cuộc đời riêng. Những gì xảy ra với chúng ta , trong cuộc đời chúng ta luôn quan trọng hơn chính bản thân cuộc sống....”.

Đọc “Rơi trong chơi vơi”, ít nhiều độc giả sẽ bị ám ảnh bởi những dòng viết đầy ám ảnh, đầy chất nhân sinh:

“Ngay giờ khắc này. Ở đây và ở đâu đó

Một chớp mắt

Một làn gió kịp thoảng

Một bào thai âm thầm thành hình

Một mầm non khẽ tách mình khỏi vỏ

Một sinh mệnh vừa lìa bỏ một cuộc đời

Đều là sự sống”.

Và những dòng kết thúc tiểu thuyết như hóa giải mọi điều: “Khi thoát khỏi tham lam, khỏi những tranh đua như những đợt tranh sóng ồ ạt trong xã hội loài người, hạnh phúc đơn giản là được sống và tồn tại trong một thế giới đầy chặt những điều diệu kì...” - một thông điệp “lạ lùng về tình yêu cuộc sống”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Thư viện không phải chỗ giữ sách”
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Thư viện không phải chỗ giữ sách”

VOV.VN - Thư viện thời đại 4.0 không chỉ là một nơi mọi người đến đọc sách mà là cả một thiết chế mà ở đó mọi người không nhất thiết phải đến mới được đọc sách.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Thư viện không phải chỗ giữ sách”

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Thư viện không phải chỗ giữ sách”

VOV.VN - Thư viện thời đại 4.0 không chỉ là một nơi mọi người đến đọc sách mà là cả một thiết chế mà ở đó mọi người không nhất thiết phải đến mới được đọc sách.

Đêm nghệ thuật “Vừng ơi mở cửa” và câu chuyện ngày trở về
Đêm nghệ thuật “Vừng ơi mở cửa” và câu chuyện ngày trở về

VOV.VN - Đêm “Vừng ơi mở cửa” có sự đan xen giữa thơ – nhạc – kịch với các mini talk tái hiện câu chuyện ngày trở về.

Đêm nghệ thuật “Vừng ơi mở cửa” và câu chuyện ngày trở về

Đêm nghệ thuật “Vừng ơi mở cửa” và câu chuyện ngày trở về

VOV.VN - Đêm “Vừng ơi mở cửa” có sự đan xen giữa thơ – nhạc – kịch với các mini talk tái hiện câu chuyện ngày trở về.

“Hành trình tự chữa lành tổn thương” của nữ nhà văn An Hạ
“Hành trình tự chữa lành tổn thương” của nữ nhà văn An Hạ

VOV.VN - Buổi ra mắt cuốn tiểu thuyết “Rơi trong chơi vơi” – nhà văn An Hạ vừa diễn ra với chủ đề “Hành trình tự chữa lành tổn thương”.

“Hành trình tự chữa lành tổn thương” của nữ nhà văn An Hạ

“Hành trình tự chữa lành tổn thương” của nữ nhà văn An Hạ

VOV.VN - Buổi ra mắt cuốn tiểu thuyết “Rơi trong chơi vơi” – nhà văn An Hạ vừa diễn ra với chủ đề “Hành trình tự chữa lành tổn thương”.

“Vừng ơi mở cửa”: Ký ức thanh xuân tươi đẹp
“Vừng ơi mở cửa”: Ký ức thanh xuân tươi đẹp

VOV.VN -Đêm nghệ thuật "Vừng ơi, mở cửa" ngược thời gian trở về với miền ký ức một thời thanh xuân trong sáng, lãng mạn của những thế hệ sinh viên Văn khoa.

“Vừng ơi mở cửa”: Ký ức thanh xuân tươi đẹp

“Vừng ơi mở cửa”: Ký ức thanh xuân tươi đẹp

VOV.VN -Đêm nghệ thuật "Vừng ơi, mở cửa" ngược thời gian trở về với miền ký ức một thời thanh xuân trong sáng, lãng mạn của những thế hệ sinh viên Văn khoa.

4 ngày khám phá Lễ hội sách cũ Thăng Long 2018
4 ngày khám phá Lễ hội sách cũ Thăng Long 2018

Lễ hội sách cũ Thăng Long 2018 diễn ra từ ngày 13-16/12 tại sân Hồ Văn (thuộc di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.)

4 ngày khám phá Lễ hội sách cũ Thăng Long 2018

4 ngày khám phá Lễ hội sách cũ Thăng Long 2018

Lễ hội sách cũ Thăng Long 2018 diễn ra từ ngày 13-16/12 tại sân Hồ Văn (thuộc di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.)