“Biên bản chiến tranh“: Cái nhìn nhân văn của người chiến thắng

VOV.VN -Khi hạ bút viết hai chữ “Biên bản” tức là nhà báo Trần Mai Hạnh đã kí thác cả sinh mạng của mình vào tính trung thực của những sự kiện mình trình bày. 

“Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” là tiểu thuyết lịch sử của nhà báo Trần Mai Hạnh xuất bản gần đây đã giúp người đọc cảm nhận được sức nóng những ngày cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Tác phẩm phản ánh một cái nhìn công bằng của một nhà báo – một nhân chứng lịch sử về giai đoạn lịch sử đau thương và hào hùng của nhân dân Việt Nam. Nhân kỉ niệm 40 năm Giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước, phóng viên VOV phỏng vấn tác giả Trần Mai Hạnh một số vấn đề xoay quanh tác phẩm này.

Nhà báo Trần Mai Hạnh (ảnh do nhân vật cung cấp)

PV: Thưa nhà báo Trần Mai Hạnh, lịch sử là cái đã qua, cũng là  cái song hành với thời đại. Phải chăng vì thế mà ông đặt tên sách là “Biên bản chiến tranh”?

Nhà báo Trần Mai Hạnh: Về cuốn sách này tôi có thể tóm tắt bằng: Cơ may của lịch sử và những cơ duyên của cuộc sống. Cách đây 40 năm tôi được chọn tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh trong đoàn cán bộ phóng viên đặc biệt của Việt Nam Thông tấn xã. Đoàn chúng tôi đã tiến vào tất cả các thành phố, thị xã được giải phóng suốt từ Huế cho tới tận Sài Gòn. Tôi rất may mắn được chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên về những giờ phút lịch sử trưa 30-04 năm 1975 tại Dinh Độc lập.

Ý định xây dựng cuốn sách này nảy sinh trong tôi ngay từ những giờ phút đầu tiên của Sài Gòn giải phóng với suy nghĩ mỗi một sự kiện lịch sử chỉ diễn ra có một lần. Vì vậy tôi đã cố gắng ghi chép tất cả những gì mà mình được chứng kiến. Và bằng mọi cách với sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền thu thập những tài liệu nguyên bản. Khi hạ bút viết hai chữ “Biên bản” tức là mình đã kí thác cả sinh mạng của mình vào tính trung thực của những sự kiện mình trình bày. Nó là cái đã qua nhưng cũng là của ngày hôm nay.

PV: Vậy thì, khi chọn cho mình cách viết dưới dạng tiểu thuyết cho một đề tài lịch sử, những chi tiết hư cấu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tác phẩm của ông?

Nhà báo Trần Mai Hạnh: Không có một dung tưởng rất phong phú của một nhà văn thì không thể nào dựng lên một cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử được. Ví dụ, cuộc họp rất quan trọng ở chương “Nước cờ định mệnh” mà khi Thiệu rút khỏi Tây Nguyên với quyết định mang tính bản lề của chiến tranh thì cuộc họp đó chỉ có 6 nhân vật cao cấp nhất. 6 người họp trong phòng kín, nếu anh không hư cấu thì làm sao có thể dựng lên một cuộc họp sinh động ai nói trước, ai nói sau, cử chỉ, đối thoại, tranh luận, phản biện rồi kết luận… như thế được. Nhưng cái hư cấu, tưởng tượng ấy là trên cơ sở sự thật, không thể bịa đặt mà phải đọc rất nhiều tài liệu, của biết bao nhiêu con người mà đặc biệt là những nhân vật xung quanh.

PV: Cuốn sách "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” tái bản có bổ sung toàn văn 21 tài liệu tham khảo nguyên bản đặc biệt về cuộc chiến của phía bên kia. Ông có thể nói rõ hơn đó là những tài liệu gì? 

Nhà báo Trần Mai Hạnh: Đây là những tài liệu lần đầu tiên được công bố toàn văn. Đây là những tài liệu nguyên bản, nằm trong số những tài liệu nguyên bản mà tôi đang lưu giữ, nhưng tôi chọn 21 tài liệu vì nó khái quát nhất. Đầu tiên là 4 bức điện của tổng thống Níchxơn gửi cho Nguyễn Văn Thiệu tháng 1/1973 trao đổi lại xung quanh việc buộc lòng phải kí hiệp định Paris. Nó khẳng định chiến thắng của Việt Nam là không đảo ngược được. Sài Gòn quẫy phá đến đâu cũng không có cách nào bắt Mỹ can thiệp tiếp và buộc lòng phải rút ra, phải thừa nhận quân đội Bắc Việt. Thứ 2, có 4 điện và công hàm của Tổng thống G.Pho gửi Thiệu chứng tỏ phía Mỹ cũng không thể nào tiếp tục can thiệp được nữa, buộc phải rút lui ra. Tài liệu thứ 3 là tất cả những quyết định, chủ trương của phía Việt Nam cộng hòa nói rõ sự thất bại.


Tác phẩm của nhà báo Trần Mai Hạnh đăng trên báo Nhân dân với nhan đề  “Tiến vào phủ Tổng thống Ngụy" (ảnh do nhân vật cung cấp)

PV: Bài tường thuật “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ Sao Vàng” của ông điện ra trưa 30-4-1975 cũng đồng thời được đăng trên báo Nhân dân với nhan đề “Tiến vào phủ Tổng thống Ngụy”. Ông có thể nói cụ thể hơn hoàn cảnh và điều kiện tác nghiệp vào thời khắc lịch sử ấy?

Nhà báo Trần Mai Hạnh: Sáng hôm ấy được lệnh tiến về Sài Gòn. Chúng tôi đi xe máy 6-7 chục cây số, vượt lên được tất cả dòng người lũ lượt trên đường. Tôi viết rất nhanh và không thể viết quá dài được. Tôi chỉ viết 1.500 từ thôi, cô đúc, đảm bảo những gì quan trọng thôi mới gửi đi được. Từ Sài Gòn các anh điện lên căn cứ Thông tấn xã giải phóng ở rừng Tây Ninh, thì lúc đó đồng chí Tổng biên tập Đào Tùng đã đón sẵn rồi. Anh đã duyệt bài này và chuyển tiếp ra Hà Nội bằng điện đài. Đài quốc gia cũng đọc bài của tôi vào lúc 12h trưa ngày 1/5/1975 trong buổi thời sự đặc biệt mà tôi còn nhớ mãi. Hôm đó tôi đang đi để ghi, tả quang cảnh Sài Gòn ngày 1/5 trước cửa Dinh Độc lập trong cả biển người cờ, hoa. Tôi vẫn mang theo chiếc đài. Nó vang lên, đầu tiên nổi Quốc ca, sau đó đọc thông báo của Bộ Tổng Tư lệnh là toàn miền Nam được giải phóng chính thức, sau đó mới đọc bài báo này.

PV: Từ khi hình thành ý tưởng cho đến khi hoàn thành tác phẩm “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” ông đã mất 40 năm. Điều gì đã thôi thúc khiến ông thực hiện cuốn sách này trong thời gian lâu như thế?

Nhà báo Trần Mai Hạnh: Tôi rất may lúc bấy giờ là phóng viên Việt Nam Thông tấn xã. Thứ hai, sau ngày 30-04 thì ngày 1/5 tôi đã có giấy công tác đặc biệt của Ủy ban quân quản rồi. Với thẻ nhà báo cộng với tờ báo Nhân dân- 3 cái đó tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình gặp gỡ, tiếp xúc cũng như niềm tin vững chắc ở những cơ quan có thẩm quyền. Hàng chục năm sau này, mình phải tập hợp lại xem mình thiếu cái gì, cần cái gì. Nó là những cơ may, cơ duyên không lặp lại.  Sau đó tôi ra Bắc, có một thời gian về làm thư kí cho Bộ biên tập,  phụ trách phòng thành thị miền Nam của Ban Miền Nam thì tất cả những tư liệu đó mới hoàn thiện. Tất cả những tài liệu này nếu mình không viết thì sẽ chẳng bao giờ còn nữa.

Đất nước nuôi nấng mình đến ngày hôm nay, do bao nhiêu xương máu đổ ra mới có được. Ôm một khối tài liệu như thế mà không hoàn thành được thì mình không hoàn thành được trách nhiệm với đất nước. Đến 2012, tôi mới dỡ tác phẩm ra và viết lại. Rất may nếu tôi in năm 2002 thì tác phẩm này sẽ hỏng. Vì hồi đó tôi viết với tâm thế người thắng-kẻ thua, nhưng sau này viết lại thì 10 năm sau khác hoàn toàn. Ta và Mỹ không những bình thường hóa quan hệ mà đã tiến tới đối tác toàn diện của nhau. Mình cũng trải qua những đắng cay nên mình mới cảm thông sâu sắc với những thân phận, hoàn cảnh con người, nhìn sự việc nhân văn hơn nên mới viết được với giọng văn điềm tĩnh, tôn trọng cảnh ngộ của những tướng lĩnh phía bên kia. Tài liệu là tài liệu cũ, bản thảo đã viết dở dang nhưng tôi dỡ ra toàn bộ và phải sống với tư duy hoàn toàn khác. 

PV: Xin cảm ơn nhà báo Trần Mai Hạnh!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà báo Trần Mai Hạnh ra mắt tiểu thuyết về chiến tranh
Nhà báo Trần Mai Hạnh ra mắt tiểu thuyết về chiến tranh

VOV.VN -“Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” có thể coi là một cuốn biên niên sử sống động về những ngày cuối cùng của chính quyền Sài Gòn

Nhà báo Trần Mai Hạnh ra mắt tiểu thuyết về chiến tranh

Nhà báo Trần Mai Hạnh ra mắt tiểu thuyết về chiến tranh

VOV.VN -“Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” có thể coi là một cuốn biên niên sử sống động về những ngày cuối cùng của chính quyền Sài Gòn

Nhà báo Trần Mai Hạnh chia sẻ về tác phẩm đoạt giải thưởng Hội Nhà văn
Nhà báo Trần Mai Hạnh chia sẻ về tác phẩm đoạt giải thưởng Hội Nhà văn

VOV.VN - Tiểu thuyết tư liệu lịch sử Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 của nhà báo - nhà văn Trần Mai Hạnh đã đoạt giải Văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam.

Nhà báo Trần Mai Hạnh chia sẻ về tác phẩm đoạt giải thưởng Hội Nhà văn

Nhà báo Trần Mai Hạnh chia sẻ về tác phẩm đoạt giải thưởng Hội Nhà văn

VOV.VN - Tiểu thuyết tư liệu lịch sử Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 của nhà báo - nhà văn Trần Mai Hạnh đã đoạt giải Văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam.

Tái bản Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75: Công bố 21 tài liệu tuyệt mật
Tái bản Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75: Công bố 21 tài liệu tuyệt mật

Những tài liệu tham khảo nguyên bản đã được công bố toàn văn trong phần Phụ lục cuốn “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”. 

Tái bản Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75: Công bố 21 tài liệu tuyệt mật

Tái bản Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75: Công bố 21 tài liệu tuyệt mật

Những tài liệu tham khảo nguyên bản đã được công bố toàn văn trong phần Phụ lục cuốn “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”. 

Nhà báo Trần Mai Hạnh và ký ức tháng 4
Nhà báo Trần Mai Hạnh và ký ức tháng 4

(VOV) - Mỗi khi nhớ về những giờ phút lịch sử trưa 30/4/1975 ở Dinh Độc lập tôi lại nghĩ về đêm 29/4, đêm cuối cùng của chiến tranh.

Nhà báo Trần Mai Hạnh và ký ức tháng 4

Nhà báo Trần Mai Hạnh và ký ức tháng 4

(VOV) - Mỗi khi nhớ về những giờ phút lịch sử trưa 30/4/1975 ở Dinh Độc lập tôi lại nghĩ về đêm 29/4, đêm cuối cùng của chiến tranh.

Nhà báo Trần Mai Hạnh đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam
Nhà báo Trần Mai Hạnh đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam

Theo thông tin từ Hội Nhà văn Việt Nam vào tối 19/1, giải Văn xuôi của Hội năm nay thuộc về tiểu thuyết tư liệu lịch sử

Nhà báo Trần Mai Hạnh đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam

Nhà báo Trần Mai Hạnh đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam

Theo thông tin từ Hội Nhà văn Việt Nam vào tối 19/1, giải Văn xuôi của Hội năm nay thuộc về tiểu thuyết tư liệu lịch sử

Nhà báo Trần Mai Hạnh nhận giải thưởng văn xuôi Hội Nhà văn
Nhà báo Trần Mai Hạnh nhận giải thưởng văn xuôi Hội Nhà văn

VOV.VN -Giải thưởng ở thể loại văn xuôi năm 2014 được trao cho nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh với tiểu thuyết “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”.

Nhà báo Trần Mai Hạnh nhận giải thưởng văn xuôi Hội Nhà văn

Nhà báo Trần Mai Hạnh nhận giải thưởng văn xuôi Hội Nhà văn

VOV.VN -Giải thưởng ở thể loại văn xuôi năm 2014 được trao cho nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh với tiểu thuyết “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”.

“Biên bản” chưa đầy đủ về nhà báo Trần Mai Hạnh
“Biên bản” chưa đầy đủ về nhà báo Trần Mai Hạnh

VOV.VN -Nhà báo Trần Mai Hạnh luôn nhấn mạnh vai trò của người lãnh đạo, sản phẩm của lãnh đạo là quyết định

“Biên bản” chưa đầy đủ về nhà báo Trần Mai Hạnh

“Biên bản” chưa đầy đủ về nhà báo Trần Mai Hạnh

VOV.VN -Nhà báo Trần Mai Hạnh luôn nhấn mạnh vai trò của người lãnh đạo, sản phẩm của lãnh đạo là quyết định