Về biên giới Lả Chà vui Tết Hoa cùng đồng bào dân tộc Cống 

VOV.VN - Tết hoa mào gà là dịp để bà con dân bản hướng về nguồn cội, bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên và các đấng thần linh trong năm cũ đã phù hộ cho sức khỏe dồi dào, không bệnh tật và mùa màng bội thu.

Tết hoa mào gà (Mền Loóng Phạt Ái) là một trong những tết cổ truyền, quan trọng của đồng bào dân tộc Cống. Tết này thường được tổ chức vào dịp tháng 9, tháng 10 âm lịch hằng năm, khi công việc gặt hái, thu hoạch nông sản ở nương ruộng đã xong. Đây là dịp để bà con dân bản hướng về nguồn cội, bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên và các đấng thần linh trong năm cũ đã phù hộ cho sức khỏe dồi dào, không bệnh tật và mùa màng bội thu.

Khi mùa màng vừa kết thúc, lúa đầy kho cũng là lúc đồng bào dân tộc Cống tại bản Lả Chà, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) tất bật chuẩn bị cho việc tổ chức Tết hoa mào gà (Mền Loóng Phạt Ái) - một trong những tết cổ truyền quan trọng trong năm của người Cống.

Ông Lùng Văn Chanh, thầy mo bản Lả Chà, xã Pa Tần cho biết: Năm nay, người dân trong bản tổ chức Tết hoa Mào gà sớm hơn, ăn tết to hơn vì vụ mùa xong sớm, bội thu, nhà nào cũng có vài chục bao thóc để trong nhà. Sau các nghi thức cúng bản, mỗi gia đình sẽ lên nương, chọn những cành hoa mào gà đẹp nhất, hái mang về nhà thầy mo, và mang những lễ vật như lợn, gà, rượu đến bày biện lên mâm cúng để cầu xin tổ tiên, thần linh những điều tốt đẹp trong năm mới, người dân trong bản chúc cho nhau những điều tốt đẹp, bản làng càng thêm đoàn kết.

"Mùa màng thu xong thì chuẩn bị một con gà để cúng cho bố mẹ, phù hộ cho con cháu được ấm no, không ốm đau, trong năm mọi người đều mạnh khỏe, sang năm mới mùa màng tốt hơn, làm ruộng, làm nương thu được nhiều hơn, nhiều trâu bò, phát triển, cho gia đình ấm no hạnh phúc, làm ăn phát tài hơn năm cũ", ông Lùng Văn Chanh cho biết.

Tại tỉnh Điện Biên, đồng bào Cống sinh sống chủ yếu tại 4 bản Púng Bon, Huổi Moi, Nậm Kè và Lả Chà, thuộc 3 xã ở các huyện Nậm Pồ, Mường Nhé và Điện Biên với hơn 210 hộ, khoảng 1.150 nhân khẩu. Riêng tại huyện Nậm Pồ, đồng bào Cống chỉ sống duy nhất tại bản Lả Chà, xã Pa Tần, với 79 hộ, gần 400 nhân khẩu.

Bà Vàng Thị Vân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ cho biết: những năm gần đây, được Đảng, Nhà nước quan tâm xây dựng các công trình phúc lợi, hỗ trợ các chương trình phát triển kinh tế như 30a, 135, đặc biệt là đề án bảo tồn dân tộc Cống, nên cuộc sống của bà con người Cống ở Lả Chà đã có nhiều đổi thay, đến nay, cả bản chỉ còn 32 hộ nghèo.

Năm 2019, Tết hoa mào gà được công nhận là 1 trong 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh Điện Biên, bà con trong bản càng phấn khởi, cùng nhau phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.

"Năm nay thì còn 32 hộ nghèo thì sang năm chúng tôi cũng sẽ phấn đấu giảm được hộ nghèo, đưa những chương trình, dự án, đặc biệt là các công trình phúc lợi như thủy lợi, đường, nước sinh hoạt đến cho bà con. Tuyên truyền cho bà con tích cực tăng gia lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Còn về lễ hội này thì chúng tôi hàng năm cũng sẽ tổ chức cho bà con để truyền thống tết hoa được lưu truyền mãi mãi", bà Vàng Thị Vân chia sẻ.

Ông Nguyễn Xuân Thuận, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên cho biết: Tết hoa Mào gà đã được người dân bản Lả Chà chú trọng bảo tồn, gìn giữ trong những năm qua. Dân tộc Cống là dân tộc đặc biệt ít người, sinh sống ở địa bàn khó khăn của huyện, nên cùng với tích cực triển khai Đề án bảo tồn phát triển dân tộc Cống của tỉnh, huyện cũng đã xây dựng những kế hoạch riêng để tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống cho người dân. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để đồng bào Cống phát triển, bảo tồn được những nét văn hóa riêng có của dân tộc.

"Ủy ban Nhân dân huyện cũng đã xây dựng kế hoạch phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh quan tâm đến bà con về cơ sở vật chất, khu sản xuất để làm sao cho bà con dân tộc Cống được hưởng thuận lợi nhất, cho bà con gìn giữ bản sắc dân tộc một cách tốt nhất, xây dựng bản làng văn hóa, đời sống văn hóa tốt hơn", ông Nguyễn Xuân Thuận nói thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiều bào tỉnh Udon Thani (Thái Lan) quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung
Kiều bào tỉnh Udon Thani (Thái Lan) quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung

VOV.VN - Hôm qua (23/10), Hội người Việt Nam tỉnh Udon Thani, Thái Lan đã tổ chức lễ quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt, ổn định cuộc sống.

Kiều bào tỉnh Udon Thani (Thái Lan) quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung

Kiều bào tỉnh Udon Thani (Thái Lan) quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung

VOV.VN - Hôm qua (23/10), Hội người Việt Nam tỉnh Udon Thani, Thái Lan đã tổ chức lễ quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt, ổn định cuộc sống.

Ngây ngất với những làn điệu xòe cổ của đồng bào người Thái
Ngây ngất với những làn điệu xòe cổ của đồng bào người Thái

VOV.VN -Việc thể hiện lại một cách chân thực 10 làn điệu xòe Thái cổ của đồng bào Thái đã tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem.

Ngây ngất với những làn điệu xòe cổ của đồng bào người Thái

Ngây ngất với những làn điệu xòe cổ của đồng bào người Thái

VOV.VN -Việc thể hiện lại một cách chân thực 10 làn điệu xòe Thái cổ của đồng bào Thái đã tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem.

Ảnh: Khăn Piêu trong đời sống đồng bào dân tộc Thái
Ảnh: Khăn Piêu trong đời sống đồng bào dân tộc Thái

VOV.VN - Trong văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, chiếc khăn Piêu chứa đựng nhiều ý nghĩa đời sống và tâm linh sâu sắc.

Ảnh: Khăn Piêu trong đời sống đồng bào dân tộc Thái

Ảnh: Khăn Piêu trong đời sống đồng bào dân tộc Thái

VOV.VN - Trong văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, chiếc khăn Piêu chứa đựng nhiều ý nghĩa đời sống và tâm linh sâu sắc.