Câu chuyện buồn mang tên bảo hiểm y tế

VOV.VN - Lòng tham đang khiến một số người bất chấp đạo đức và lòng tự trọng, làm xói mòn niềm tin của nhân dân.

Những tiêu cực trong lĩnh vực bảo hiểm y tế xảy ra đã lâu, ai cũng  biết, cũng kêu, nhưng chưa có cách nào khắc phục. Câu chuyện trở nên nóng hơn khi trong tuần qua, tình trạng này được chính thức công khai trong Báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mà phần chê đã nhiều hơn khen.

Từ việc bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế bị phân biệt đối xử, khám bệnh qua loa, bớt xén chế độ, đến những chiêu rút ruột quỹ bảo hiểm... cho thấy lòng tham đang khiến một số người bất chấp đạo đức và lòng tự trọng, làm xói mòn niềm tin của nhân dân.

Cảnh chen chúc tại bệnh viện có thể dễ dàng bắt gặp ở tuyến Trung ương

Khi bớt đi một phần thu nhập để đóng bảo hiểm y tế, người lao động không ai mong có ngày mình ốm bệnh để hưởng số tiền ấy theo kiểu “đáng đồng tiền bát gạo”. Bởi bảo hiểm y tế là một chính sách an sinh xã hội mang tính cộng đồng sẻ chia rủi ro với những người không may bệnh tật.

Sẽ chẳng có gì đáng bàn khi một chính sách nhân văn như vậy được thực hiện “thông đồng bén giọt” bởi đội ngũ những người thực thi, bệnh nhân bảo hiểm y tế được chữa trị một cách đàng hoàng, bình đẳng, xứng với ý nghĩa của việc họ đã bỏ tiền ra mua bảo hiểm. Đằng này, nói như một vị trong đoàn giám sát của Quốc hội là: “Bệnh nhân có bảo hiểm y tế rất cực”.

“Cực” vì họ hầu hết là cán bộ hưu trí, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, không có nhiều tiền để vào phòng dịch vụ, chữa bệnh theo yêu cầu, không dùng các thiết bị y tế được “xã hội hóa” – những thứ khả dĩ có thể mang lại tiền bạc cho mối liên kết "dở công dở tư" giữa những nhà đầu tư với một số người có tiền trong các bệnh viện. Thực tế thì không ít bệnh nhân bảo hiểm y tế bị hành nhiều hơn, nhận thái độ đón tiếp lạnh lùng hơn, mũi kim tiêm cũng đau hơn, liều thuốc họ nhận được cũng... rẻ tiền hơn.

Đó là biểu hiện bên ngoài của câu chuyện buồn mang tên bảo hiểm y tế. Còn bản chất, ai cũng hiểu, là lòng tham của con người. Không chỉ trong lĩnh vực khám chữa bệnh, sự tham lam và thiếu tự trọng đã lan sang cả một số người làm các công việc mang tính xã hội nhân đạo khác.

Đến nỗi, trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã bức xúc phát biểu rằng: “Tiền hỗ trợ hộ nghèo, tiền chính sách thương binh liệt sĩ bị xà xẻo. Các cháu học sinh dân tộc thiểu số cũng bị hiệu trưởng ăn chặn. Liều vaccine cỏn con cũng bị bớt xén. Người ta ăn của dân không từ cái gì!”

Sự đau lòng của Phó Chủ tịch nước đã chạm trúng niềm đau, nỗi bức xúc của nhóm người yếu thế, khiến họ hoài nghi về những chính sách vốn được xem là ưu việt của xã hội.

Thật đáng trân trọng khi cuộc sống hôm nay chưa thật đủ đầy, nhiều gia đình vẫn chưa hết khó khăn, nhưng trên khắp nẻo đường đất nước, hằng ngày vẫn có những đoàn từ thiện nhân đạo quyên góp quần áo, sách vở, giày dép mang lên tận miền rừng núi xa xôi, với mong muốn ngày khai giảng, trường lớp sẽ sáng sủa hơn, học sinh được đến trường với những bộ quần áo mới, với sách vở đầy đủ hơn; núi rừng cũng tươi vui hơn với tiếng cười con trẻ; Tết Trung thu này, trăng cũng sẽ tròn hơn, ánh trăng cũng sáng hơn với những món quà Trung thu ý nghĩa thấm đượm nghĩa tình.

Đất nước chưa thoát khỏi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thế nhưng vẫn có những doanh nghiệp biết chia sẻ với người nghèo, tiết kiệm chi phí, dành một phần lợi nhuận để giúp đỡ đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa từng mái nhà, con bò, hạt giống, giúp bà con vượt qua đói nghèo. Bởi họ tin rằng, cuộc sống vẫn còn nhiều điều tốt đẹp. Những việc làm nhân ái sẽ được nhân lên giá trị khi lòng tin của con người được đặt đúng chỗ, không bị những kẻ tham lam bớt xén.   

“Làm gì để ngăn chặn” những hành vi bất lương như Phó Chủ tịch nước đã nêu, là trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan chức năng. Còn người dân, họ chỉ biết đóng thuế, đóng tiền cho bảo hiểm, với hy vọng những người có trách nhiệm đừng ăn hết của dân. Ăn đến đồng tiền chắt chiu của người yếu thế là ăn mòn đạo đức, ăn mòn cả lòng dân./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng y đức trước khi tăng viện phí?
Tăng y đức trước khi tăng viện phí?

Với người thầy thuốc, y đức phải được đặt lên hàng đầu. Vậy việc tăng viện phí có cần phải hiện ngay khi nhiều nơi y đức chưa được quan tâm đúng mức?  

Tăng y đức trước khi tăng viện phí?

Tăng y đức trước khi tăng viện phí?

Với người thầy thuốc, y đức phải được đặt lên hàng đầu. Vậy việc tăng viện phí có cần phải hiện ngay khi nhiều nơi y đức chưa được quan tâm đúng mức?  

Nâng cao y đức, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực trong ngành Y tế
Nâng cao y đức, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực trong ngành Y tế

(VOV) -Mỗi cán bộ, nhân viên y tế cần phải thường xuyên học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt những kiến thức mới

Nâng cao y đức, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực trong ngành Y tế

Nâng cao y đức, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực trong ngành Y tế

(VOV) -Mỗi cán bộ, nhân viên y tế cần phải thường xuyên học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt những kiến thức mới

Nâng cao y đức: khó cũng phải làm
Nâng cao y đức: khó cũng phải làm

Với việc chọn 5 bệnh viện Trung ương để thí điểm “nói không với phong bì”, một lần nữa Bộ Y tế lại “lên dây cót” về y đức  

Nâng cao y đức: khó cũng phải làm

Nâng cao y đức: khó cũng phải làm

Với việc chọn 5 bệnh viện Trung ương để thí điểm “nói không với phong bì”, một lần nữa Bộ Y tế lại “lên dây cót” về y đức  

Để nâng cao y đức, phải giải quyết nhiều vấn đề
Để nâng cao y đức, phải giải quyết nhiều vấn đề

Nếu không giải quyết tổng thể nhiều vấn đề của ngành y tế, e rằng những việc đang làm chỉ mang tính nhất thời, không bền vững

Để nâng cao y đức, phải giải quyết nhiều vấn đề

Để nâng cao y đức, phải giải quyết nhiều vấn đề

Nếu không giải quyết tổng thể nhiều vấn đề của ngành y tế, e rằng những việc đang làm chỉ mang tính nhất thời, không bền vững