Chiếc cầu phao “3 trong 1” và những con đường nghìn tỷ

(VOV) -Từ việc một nông dân bỏ tiền túi làm cầu cho dân đi cho thấy có sự khác nhau cơ bản trong cách sử dụng đồng tiền.

Dẫu không to lớn, nhưng cây cầu phao qua sông Vu Gia của anh nông dân Nguyễn Tất Dũng - ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam khánh thành trong tuần qua đã được dư luận xã hội hết lời ca ngợi. Giữa lúc nhiều công trình cầu đường nghìn tỉ làm bằng tiền Nhà nước, mà vừa khánh thành chưa lâu đã hỏng, phải tốn nhiều tiền tu sửa, thì việc một nông dân bỏ tiền túi làm cầu cho dân đi, cho thấy có sự khác nhau cơ bản trong cách sử dụng đồng tiền.

Chuyện nông dân góp vốn làm cầu dân sinh không phải bây giờ mới nghe. Ai đã từng sống ở vùng sông nước, hằng ngày phải qua sông bằng những con đò thiếu an toàn hay những chiếc cầu khỉ lắt lẻo, chênh vênh thì mới hiểu thế nào là niềm vui của người dân 2 xã Đại An, Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, khi có một chiếc cầu phao mới dựng.

Chiếc cầu ấy mặt lát gỗ, rộng chỉ có 2m, tải trọng chưa đầy một tấn. Dù chỉ có 300 triệu đồng, nhưng được bà con trong làng động viên và lòng quyết tâm nung nấu, anh nông dân Nguyễn Tất Dũng đã hoàn thành cây cầu sau 3 tháng miệt mài hàn sắt, kết phao, ghép ván.

Anh Nguyễn Tất Dũng đứng trên cây cầu phao của mình vừa khánh thành (Ảnh: Dân trí)

Tất cả chỉ vì “không đành lòng nhìn bà con ngày nào đi làm cũng phải qua một cây cầu tre tạm bợ nguy hiểm, nhất là mỗi lần lũ lớn, cầu trôi, phải làm đi làm lại nhiều lần”. Thế nên, khi cầu làm xong và đưa vào sử dụng, anh cảm thấy sung sướng và xúc động. Bởi, không phải để thu phí kiếm lời, mà chỉ đơn giản là “từ nay, hàng ngàn người dân và học sinh quê anh không còn phải mạo hiểm vượt sông bằng cầu tre, hay bằng những con đò ngang đầy bất trắc”. 

Từ câu chuyện chiếc cầu phao của người nông dân liên tưởng đến chuyện xây cầu, đường trong cả nước; thấy rằng, cần có một cơ chế khả thi để huy động mọi nguồn lực xã hội trong xây cầu, đường. Và cần có một cơ chế giám sát hữu hiệu để đồng tiền của Nhà nước, của nhân dân không bị thất thoát trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.

Tại Hội nghị tổng kết của Tổng cục đường bộ Việt Nam ở Hà Nội mới đây, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng đã chỉ đạo cấp dưới của mình bằng những câu từ rất mạnh mẽ. Rằng, phải nêu cao tinh thần “vì dân”, không để dân phải đi những con đường chất lượng kém. Hay là “đã thu một đồng của chủ phương tiện thì phải có trách nhiệm, phải sử dụng hiệu quả, chất lượng đường là danh dự của ngành giao thông. Phải biết xấu hổ khi đường xấu”.

Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, muốn không còn những con đường xấu thì phải chấm dứt tình trạng mang “công nhân đội nón lá ra vá đường”, không được “vá víu thủ công”, không được “chỉ thầu”. Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng thể hiện sự kiên quyết “chấn chỉnh những ban quản lý yếu kém”, “xóa đơn vị tư vấn ma”. Đồng thời “nghiêm túc xử lý, đưa ra khỏi ngành những cá nhân làm đường không đạt yêu cầu”. 

Còn nhớ ngày 11/10/2011, Thủ tướng Chính phủ  đã phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng 45 trạm cân xe, nhằm ngăn chặn tình trạng chở quá khổ quá tải, với tổng số tiền lên tới 6.460 tỷ đồng.

Đặt trạm cân là cần thiết, nhằm bảo vệ và duy trì tuổi thọ của công trình đường bộ, để dân không phải đi trên những con đường xấu. Nhưng vấn đề không ở trạm cân. Xe có chở quá tải, quá khổ hay không lại tùy thuộc vào cái “cân” trong mắt nhân viên kiểm soát và cái “cân” trong mắt cảnh sát giao thông.  

Vì an toàn trong đi lại cho bà con thôn xóm, anh nông dân Nguyễn Tất Dũng đã dốc tiền túi ky cóp cả đời ra làm cầu phao. Cây cầu ấy là “3 trong 1”, bởi chủ đầu tư là nhà thiết kế và cũng tự thi công. Không có một “đơn vị tư vấn ma” nào, cũng chắc chắn không thể có chuyện thất thoát.

Cầu nào mà chẳng làm bằng tiền. Điều khác nhau giữa những con đường nghìn tỉ làm phía trước, hỏng phía sau với cây cầu bằng thùng phuy và gỗ lạt chỉ là ở chỗ: Một đằng được làm từ tiền túi cá nhân, đằng khác được xây dựng bằng tiền Nhà nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bất ổn từ những cây cầu
Bất ổn từ những cây cầu

Vụ tai nạn trên cầu Ghềnh ở Đồng Nai cho thấy, đầu tư xây dựng những chiếc cầu mới, dành riêng cho đường sắt hoặc đường bộ là một yêu cầu cấp thiết.  

Bất ổn từ những cây cầu

Bất ổn từ những cây cầu

Vụ tai nạn trên cầu Ghềnh ở Đồng Nai cho thấy, đầu tư xây dựng những chiếc cầu mới, dành riêng cho đường sắt hoặc đường bộ là một yêu cầu cấp thiết.  

4 cây cầu trên Quốc lộ 1A kêu cứu
4 cây cầu trên Quốc lộ 1A kêu cứu

Đó là các cây cầu Kinh Xáng (huyện Châu Thành), cầu An Hữu, cầu Trà Lọt và cầu Cổ Cò (huyện Cái Bè) tỉnh Tiền Giang. 

4 cây cầu trên Quốc lộ 1A kêu cứu

4 cây cầu trên Quốc lộ 1A kêu cứu

Đó là các cây cầu Kinh Xáng (huyện Châu Thành), cầu An Hữu, cầu Trà Lọt và cầu Cổ Cò (huyện Cái Bè) tỉnh Tiền Giang. 

Hà Nam: Nguy hiểm rình rập trên cây cầu cũ nát
Hà Nam: Nguy hiểm rình rập trên cây cầu cũ nát

Khi có xe trọng tải lớn di chuyển qua cầu Lương ở xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam khiến giao thông ở đây ùn tắc nghiêm trọng.

Hà Nam: Nguy hiểm rình rập trên cây cầu cũ nát

Hà Nam: Nguy hiểm rình rập trên cây cầu cũ nát

Khi có xe trọng tải lớn di chuyển qua cầu Lương ở xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam khiến giao thông ở đây ùn tắc nghiêm trọng.