Chống tham nhũng: Chưa chú trọng “tham nhũng vặt”

(VOV) - Hành vi ấy được thực hiện thường xuyên, liên tục, biến người có hành vi “vặt” trở thành tham nhũng có hệ thống...

Những năm qua, mặc dù Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có nhiều nỗ lực, quyết tâm trong cuộc chiến đấu tranh phòng, chống tham nhũng và đã đạt được một số kết quả, nhưng người dân vẫn chưa thực sự hài lòng. Tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn phổ biến, đặc biệt trong hoạt động của khu vực công.

Bởi vậy, giảm bớt các thủ tục phiền hà, đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ điện tử, minh bạch các hoạt động của khu vực công là yếu tố quan trọng góp phần “phòng” tham nhũng có hiệu quả.

Những hoạt động liên tiếp được thực hiện trong những ngày cuối tháng 11, đầu tháng 12 cùng với chủ đề phòng, chống tham nhũng đã cho thấy sự quan tâm của các cấp, ngành chức năng Việt Nam và tổ chức quốc tế về cuộc chiến này.

Trước đó, tại các cuộc tiếp xúc cử tri của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, vấn đề được đông đảo cử tri quan tâm cũng là phòng, chống tham nhũng. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, tham nhũng vẫn đã và đang len lỏi vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nó tồn tại và phát triển không những ở người “quyền cao, chức trọng” mà còn “nảy nở” ở những nơi, những công việc gắn liền với cuộc sống của người dân, hoạt động của doanh nghiệp.

Lâu nay, trong cuộc chiến đấu tranh với tội phạm, tệ nạn tham nhũng, dường như chúng ta chỉ quan tâm nhiều tới những vụ tham nhũng lớn, người có chức vụ cao, nhóm lợi ích, số tiền tham nhũng lớn, diện tích đất đai nhiều mà chưa chú trọng tới hành vi “tham nhũng vặt” của một bộ phận cán bộ, công chức.

Hành vi ấy được thực hiện thường xuyên, liên tục, biến người có hành vi “vặt” trở thành tham nhũng có hệ thống với giá trị tài sản không hề nhỏ. Nguy hại hơn, nó gây bức xúc cho người dân. Và cũng chính nó làm cho tính minh bạch của khu vực công bị lu mờ, làm giảm sút lòng tin của người dân vào sự nghiêm minh của pháp luật, vào đội ngũ cán bộ công quyền.

Trong cuộc đấu tranh phòng, chống “giặc nội xâm” đã có hơn 15.800 đảng viên bị xử lý kỷ luật. Con số đó phần nào nói lên quyết tâm của Đảng trong việc thanh lọc đội ngũ cán bộ, đảng viên, quyết tâm xây dựng một đội ngũ thực sự là “công bộc” của dân.

Xử lý vi phạm là điều tất yếu bảo đảm tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Nhưng quan trọng hơn và có tính quyết định là cần có môi trường pháp lý lành mạnh, một đội ngũ cán bộ công quyền trong sạch và thái độ kiên quyết chống tham nhũng của từng người dân.

Thực tế, hiện nay trong khu vực công còn nhiều kẽ hở để một bộ phận công chức lợi dụng, nhũng nhiễu. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính đã góp phần giảm bớt thời gian đi lại và chờ đợi của người dân. Bởi vậy, giảm thủ tục, công khai minh bạch các thủ tục hành chính, hạn chế nhân viên, công chức các lĩnh vực “nhạy cảm” trực tiếp liên hệ với cá nhân sẽ là một trong những biện pháp lấp kín kẽ hở này. Việc giám sát đối với chính quyền, cán bộ cơ sở khi họ thực hiện nhiệm vụ phải được người dân thực hiện nghiêm túc.

Một trong những nguyên nhân việc cải cách hành chính thời gian qua chưa đạt yêu cầu được chỉ ra là do một bộ phận cán bộ đảng viên sa sút về đạo đức lối sống. Vì thế, giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống đối với đảng viên, cán bộ công quyền được coi là vấn đề quyết định. Một khi cán bộ thực sự vì dân, luôn xác định là “công bộc của dân” thì mới hạn chế, xóa bỏ hành vi tham nhũng, sách nhiễu người dân khi đến cơ quan công quyền thực hiện các thủ tục hành chính.

Ngoài những việc làm tích cực từ phía cơ quan Nhà nước, rất cần có sự chung tay của mọi người dân. Nhiều vụ việc, người dân là trong những tác nhân tạo điều kiện cho cán bộ công quyền lạm dụng quyền hạn. Bởi thế, mỗi người cần hành động đúng và kiên quyết để tội phạm và tệ nạn tham nhũng không còn cơ hội tồn tại, phát triển.

Ngày 6/12, trong cuộc Đối thoại Phòng chống tham nhũng lần thứ 11 với Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lưu ý: “Cuộc đấu tranh với tham nhũng sẽ lâu dài. Việt Nam khẳng định quyết tâm phòng chống tham nhũng mạnh  mẽ bằng những hành động ngay lập tức”.

Hảnh động đó được thể hiện bằng việc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4, Nghị quyết Trung ương 5; Nghị quyết lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu; Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi.

Đó là quyết tâm và yêu cầu đặt ra của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong cuộc chiến đấu tranh với tội phạm, tệ nạn tham nhũng trong giai đoạn hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Tham nhũng là tội phạm nhưng lại thuộc hành vi đạo đức”
“Tham nhũng là tội phạm nhưng lại thuộc hành vi đạo đức”

(VOV) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh như vậy trong buổi tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng.

“Tham nhũng là tội phạm nhưng lại thuộc hành vi đạo đức”

“Tham nhũng là tội phạm nhưng lại thuộc hành vi đạo đức”

(VOV) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh như vậy trong buổi tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng.

Lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là giải pháp chống tham nhũng
Lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là giải pháp chống tham nhũng

(VOV) -Sáng 26/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp xúc cử chi quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là giải pháp chống tham nhũng

Lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm là giải pháp chống tham nhũng

(VOV) -Sáng 26/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp xúc cử chi quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Phát động chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng
Phát động chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng

(VOV) -Sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam 2013 với chủ đề “Tăng cường minh bạch, liêm chính và trách nhiệm, giảm tham nhũng”.

Phát động chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng

Phát động chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng

(VOV) -Sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam 2013 với chủ đề “Tăng cường minh bạch, liêm chính và trách nhiệm, giảm tham nhũng”.

Đối thoại phòng chống tham nhũng lần thứ 11
Đối thoại phòng chống tham nhũng lần thứ 11

(VOV) -Đối thoại có chủ đề “Công tác phòng chống tham nhũng tại địa phương, thực trạng và giải pháp”.

Đối thoại phòng chống tham nhũng lần thứ 11

Đối thoại phòng chống tham nhũng lần thứ 11

(VOV) -Đối thoại có chủ đề “Công tác phòng chống tham nhũng tại địa phương, thực trạng và giải pháp”.