Đầu năm học mới lại "hát bài ca" lạm thu

VOV.VN - Đã đến lúc, ngành giáo dục cần nhìn thẳng vào thực tế là không thể chấm dứt tình trạng lạm thu bằng văn bản.

nNăm nay, đối với phụ huynh học sinh chẳng có gì khác mọi năm, những khoản chi “cứng” gồm đồng phục, cặp, vở, sách giáo khoa, dụng cụ học tập, học phí, tiền ăn bán trú, học 2 buổi… không thể không chi cho dù tất cả đều có xu hướng tăng mà thu nhập thực tế thì giảm, nhiều gia đình phải toan tính tiết kiệm từng đồng.

Ở TP HCM, năm nay, mức học phí tăng từ 2 đến 6 lần thực sự gây thêm áp lực cho số đông phụ huynh học sinh. Còn những khoản chi “mềm” đầu năm học mới thì vô cùng đa dạng, khó mà định hình để lường trước được. Chẳng hạn như ở Hà Nội có trường thu tiền lắp gương soi trong phòng vệ sinh cho các em, trong khi trường vừa xây mới bằng tiền ngân sách. Ở TP HCM có trường đề nghị Ban đại diện phụ huynh học sinh thu tiền hỗ trợ mua máy tính xách tay cho giáo viên. Tương tự, ở các thành phố, đô thị trong cả nước, hầu như năm nào cũng có khoản tiền sửa chữa trường lớp, mua quạt, lắp điều hòa, mua tủ, giá sách...

Năm học mới đến, nhiều phụ huynh lại "đau đầu" với các khoản thu từ trường học (Ảnh minh họa)

Những trường công lập tại các địa phương cũng có những khoản thu “mềm” rất phong phú, kiểu như bảo vệ an ninh, vệ sinh công cộng, tiền loa đài,... Kì lạ hơn, ở Đắk Lắk từng có trường huyện cho học sinh nghỉ 2 ngày để kiếm tiền đóng góp... xây sân tennis cho thày cô tập luyện thể dục!?  Chưa hết, năm nay ở Thanh Hóa có nơi thu khoản tiền gọi là để.... ủng hộ trường trả nợ cũ?! Thật hết chỗ nói!

Vẫn bài ca lạm thu nhưng mỗi năm lại có thêm lời ca mới trên nền giai điệu được nắn chỉnh tùy tiện. Và do dàn đồng ca càng ngày càng đông nên ai không hát cũng phải nghe và cảm nhận. Cảm nhận đó là gì?  Đó là những khoản đóng góp tự nguyện, nhưng không đóng không được và đều có xu hướng tăng.

Đối với phụ huynh học sinh là như vậy, còn ngành giáo dục thì năm nay cũng chẳng có gì khác mọi năm. Bộ Giáo dục-Đào tạo sớm có công văn yêu cầu các Sở chỉ đạo chấm dứt tình trạng lạm thu tại địa phương, song thực tế vẫn xuất hiện thêm các khoản thu mới. Có khác chăng là năm nay có nhiều “thư ngỏ” hơn, hoặc có nhiều hơn các khoản nhà trường “mua giúp” phụ huynh học sinh trang bị cho con em mình những thứ mà giá cả bao giờ cũng cao hơn mặt bằng chung.

Để giúp cho các bậc phụ huynh bớt phần áp lực đóng góp tiền đầu năm học mới, xin nhắc lại là Bộ Giáo dục – đào tạo đã ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, và văn bản này có hiệu lực từ năm ngoái. Điều lệ qui định rõ ràng là Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học các khoản ủng hộ phục vụ trực tiếp cho hoạt động của nhà trường. Cụ thể là đối với các trường công lập, những khoản tiền chi cho bảo vệ cơ sở vật chất, an ninh, trông coi phương tiện giao thông của học sinh; vệ sinh trường lớp; khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho nhà trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lí, tổ chức dạy học, và các hoạt động giáo dục ; sửa chữa nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường. Tất cả đều do ngân sách lo, phụ huynh không phải đóng góp.

Qui định như vậy, nhưng khi Ban đại diện cha mẹ học sinh đã gửi “thư ngỏ” thì các gia đình dù khó khăn đến mấy cũng cố gắng xoay sở để đóng góp cho được. Cuộc sống mưu sinh vất vả của cha mẹ thủ khoa Đại học Y Hà Nội Nguyễn Hữu Tiến được báo chí phản ánh vừa rồi là ví dụ điển hình về ý chí, nghị lực và sự hi sinh cho tương lai con em chúng ta.

Còn đối với ngành giáo dục và các địa phương, đã đến lúc cần nhìn thẳng vào thực tế là không thể chấm dứt tình trạng lạm thu bằng văn bản này văn bản khác hay những lời kêu gọi, nhắc nhở chung chung. Nếu còn né tránh những nhu cầu có thật của cuộc sống thì chưa thể đề ra giải pháp hữu hiệu được. Đồng tiền không biết nói, biết hát nhưng đồng tiền có 2 mặt. Những người làm nghề cao quí nhất trong số những nghề cao quí càng phải thấu hiểu điều đó hơn người khác./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lạm thu khó chấm dứt?
Lạm thu khó chấm dứt?

Văn bản quy định là vậy, nhưng thực tế các trường vẫn “vẽ” ra 101 kiểu “tự nguyện”, “thỏa thuận” và phụ huynh thì không ai “dám” có ý kiến

Lạm thu khó chấm dứt?

Lạm thu khó chấm dứt?

Văn bản quy định là vậy, nhưng thực tế các trường vẫn “vẽ” ra 101 kiểu “tự nguyện”, “thỏa thuận” và phụ huynh thì không ai “dám” có ý kiến

“Nóng” vấn đề thừa, thiếu giáo viên và lạm thu
“Nóng” vấn đề thừa, thiếu giáo viên và lạm thu

Hai vấn đề chính này được thảo luận, bàn giải pháp tại Hội nghị giao ban ngày 16/10 của ngành giáo dục được tổ chức sáng 16/10 tại Nghệ An.

“Nóng” vấn đề thừa, thiếu giáo viên và lạm thu

“Nóng” vấn đề thừa, thiếu giáo viên và lạm thu

Hai vấn đề chính này được thảo luận, bàn giải pháp tại Hội nghị giao ban ngày 16/10 của ngành giáo dục được tổ chức sáng 16/10 tại Nghệ An.

Đau đầu trị “bệnh lạm thu”!
Đau đầu trị “bệnh lạm thu”!

Năm nào cũng vậy, nhiều giải pháp đã được đưa ra, nhưng tình trạng này vẫn ngày càng trầm trọng khiến cho dư luận rất bức xúc

Đau đầu trị “bệnh lạm thu”!

Đau đầu trị “bệnh lạm thu”!

Năm nào cũng vậy, nhiều giải pháp đã được đưa ra, nhưng tình trạng này vẫn ngày càng trầm trọng khiến cho dư luận rất bức xúc

Xử lý nghiêm hiệu trưởng để xảy ra lạm thu
Xử lý nghiêm hiệu trưởng để xảy ra lạm thu
Lạm thu đầu năm học: “Biết rồi, khổ lắm”… vẫn phải nói
Lạm thu đầu năm học: “Biết rồi, khổ lắm”… vẫn phải nói

Nếu như trước kia tình trạng này chỉ đáng lo ngại ở các cấp học phổ thông, thì nay đã lan sang cả bậc đại học, cao đẳng.

Lạm thu đầu năm học: “Biết rồi, khổ lắm”… vẫn phải nói

Lạm thu đầu năm học: “Biết rồi, khổ lắm”… vẫn phải nói

Nếu như trước kia tình trạng này chỉ đáng lo ngại ở các cấp học phổ thông, thì nay đã lan sang cả bậc đại học, cao đẳng.