Định lý Vi-ét được áp dụng trong lĩnh vực Vật lý: Có lạ không?

VOV.VN -Định lý Vi-ét thuộc lĩnh vực Vật lý, câu trả lời của 3 bạn trẻ đến từ các trường đại học danh tiếng khiến người xem giật mình, lo lắng!

Những ngày qua, cộng đồng mạng lại chia sẻ một đoạn video clip trong chương trình “Ai là triệu phú” của VTV3. Người dẫn chương trình Lại Văn Sâm đọc câu hỏi của chương trình “Định lý Vi-et được áp dụng trong lĩnh vực nào?”. Như thường lệ, có 4 đáp áp để người chơi lựa chọn. Không trả lời được, người chơi đã cầu viện sự trợ giúp của “Tổ tư vấn tại chỗ”. 3 gương mặt trẻ rạng ngời đến từ các trường đại học danh tiếng như Ngoại thương, Học viện Ngân hàng đưa ra tư vấn là phương án A – lĩnh vực Vật lý. Còn người chơi thì đặt trọn niềm tin vào tổ tư vấn khi biết rõ “nguồn gốc, xuất xứ” của họ. Toàn sinh viên của những trường danh tiếng thì phải tin quá đi chứ!

Tình trạng học sinh lên lớp "gật gù" không phải là hiếm (ảnh Internet)

Cả trường quay vỡ òa khi người dẫn chương trình – Lại Văn Sâm - công bố đáp án đúng phải là “Toán học”. Sau sự cố tư vấn “sai bét” này, có quá nhiều điều khiến người ta, đặc biệt là những người làm nghề giáo phải suy ngẫm. Rõ ràng, các em đều là sinh viên học các trường liên quan rất nhiều đến môn Toán; đã trải qua nhiều kỳ thi kiến thức về môn Toán học, vậy mà…

Tôi đã phải nghe lại 3 lần để biết rõ những sinh viên này đến từ trường nào và mong mình nghe lầm. Tôi chỉ mong những tư vấn đó đến từ những người đã ngoài 40 tuổi, đã rời xa sách vở nhiều năm hoặc là của một ai đó học khối C “mu ti mù tịt” về Toán. Thế nhưng, các gương mặt rất trẻ, các trường mà các bạn đã và đang học đều dính dáng, liên quan tới môn Toán. Vậy tại sao một kiến thức sơ đẳng như vậy mà lại có sự nhầm lẫn như hiệu ứng “domino”?

Một trò giải trí nhưng mang tính trí tuệ, nhiều người cùng trả lời sai một câu hỏi nếu câu hỏi đó quá mơ hồ, quá rộng lớn, dễ nhầm lẫn trong cuộc sống là điều có thể chấp nhận được. Nhưng với một kiến thức “nằm lòng” của các học sinh khối A, B, D thì đây lại là điều không thể chấp nhận.

Sau câu trả lời, cả trường quay có thể cười, có thể sớm quên đi những sai sót, nhầm lẫn đó, nhưng những câu trả lời ấy khiến người ta phải thực sự suy ngẫm và buồn. Rất buồn, đặc biệt là với những thầy cô dạy môn Toán thì họ “vô cùng buồn” vì đây là kiến thức xuyên suốt từ cấp 2 lên cấp 3 học sinh học lực trung bình cũng nhớ được. Đằng này, cả 3 bạn trẻ ở các trường đại học danh tiếng trong nước đều trả lời sai. Vậy đầu vào các trường này đã và đang có vấn đề? Dư luận có quyền nghi vấn những trường đại học khác không có danh tiếng được “sản sinh” ra hàng loạt trong vài năm qua, chất lượng sinh viên sẽ thế nào?

Những ngày qua, dư luận cũng xôn xao khi đọc “8 thỉnh cầu” của một giáo viên gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo. Trong đó, cô nhấn mạnh một thực tế: “Học ở trường, học thêm ở các trung tâm và thầy cô; học ở nhà; học từ sáng đến tối không kịp ăn, không được ngủ. Học như điên như khùng, để rồi khi thi xong thì chẳng nhớ gì. Ôm mớ kiến thức ôm đồm, nhưng ra đời chẳng áp dụng được bao nhiêu”.

Năm nay kỳ thi THPT quốc gia chưa diễn ra nên các trường chưa có tổng kết về những bài văn, bài toán ngây ngô của học sinh sau 12 năm đèn sách khiến người đọc phải phì cười, thậm chí cười “vỡ bụng”.

Đến giờ phút này, sau nhiều năm liên tục cải cách, đổi mới, theo cách nói của nhiều thầy cô và học sinh là thay đổi đến “chóng mặt”, đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại một cách nghiêm túc về phương áp dạy và học, từ phổ thông đến đại học. Với cách học như hiện nay học sinh ra khỏi trường chả nhớ cái gì, buông sách là “chữ thầy trả cho thầy”. Giáo viên và học sinh có biết điều này không? Họ rất biết nhưng chẳng biết kêu ai. Kêu cũng chẳng thay đổi được gì. Chính vì thế, người dạy cứ dạy, ai học cứ học. Ngành giáo dục đã không tạo được “không khí học tập” trong các trường học, thầy cô lên lớp thì nhanh nhanh, chóng chóng giảng xong bài để đi bán hàng và làm thêm kiếm tiền. Còn học sinh lên lớp thì ngủ gục, trêu đùa nhau, lời thầy giảng bay từ tai trái sang tai phải! Và nếu dạy và học như vậy thì "Vi-ét thuộc lĩnh vực vật lý" chẳng phải là chuyện lạ!

Và các thầy cô, học sinh, toàn xã hội, cũng có quyền đặt câu hỏi, bao nhiêu năm qua các đề án đổi mới giáo dục liên tục được ra đời, phải chăng chỉ vì lợi ích của những người viết dự án? Bởi hơn ai hết, họ là những người biết phương pháp dạy học đó không hiệu quả nhưng vẫn cứ nhồi nhét về các địa phương bắt triển khai?

“Vi-et thuộc lĩnh vực Vật lý” một câu trả lời trong chương trình giải trí truyền hình đáng để những người làm giáo dục phải suy ngẫm!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đổi mới môn Lịch sử: Đột phá phải từ phương pháp giảng dạy
Đổi mới môn Lịch sử: Đột phá phải từ phương pháp giảng dạy

VOV.VN -Để môn Lịch sử thu hút học sinh, ngoài đổi mới chương trình sách giáo khoa thì cần tạo sự đột phá trong phương pháp giảng dạy của giáo viên.

Đổi mới môn Lịch sử: Đột phá phải từ phương pháp giảng dạy

Đổi mới môn Lịch sử: Đột phá phải từ phương pháp giảng dạy

VOV.VN -Để môn Lịch sử thu hút học sinh, ngoài đổi mới chương trình sách giáo khoa thì cần tạo sự đột phá trong phương pháp giảng dạy của giáo viên.

Cử nhân thất nghiệp: Chờ lời giải từ tân Bộ trưởng Giáo dục
Cử nhân thất nghiệp: Chờ lời giải từ tân Bộ trưởng Giáo dục

VOV.VN -Các chuyên gia, nhà giáo mong muốn tân Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ có sự đột phá để giải bài toán cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp gia tăng.

Cử nhân thất nghiệp: Chờ lời giải từ tân Bộ trưởng Giáo dục

Cử nhân thất nghiệp: Chờ lời giải từ tân Bộ trưởng Giáo dục

VOV.VN -Các chuyên gia, nhà giáo mong muốn tân Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ có sự đột phá để giải bài toán cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp gia tăng.

Báo chí nước ngoài chỉ ra những thách thức với tân Bộ trưởng Giáo dục
Báo chí nước ngoài chỉ ra những thách thức với tân Bộ trưởng Giáo dục

Báo chí nước ngoài chỉ ra thách thức với tân Bộ trưởng GD-ĐT là tình trạng chất lượng giáo dục đi xuống, tỉ lệ thất nghiệp tăng, thiếu giảng viên giỏi.

Báo chí nước ngoài chỉ ra những thách thức với tân Bộ trưởng Giáo dục

Báo chí nước ngoài chỉ ra những thách thức với tân Bộ trưởng Giáo dục

Báo chí nước ngoài chỉ ra thách thức với tân Bộ trưởng GD-ĐT là tình trạng chất lượng giáo dục đi xuống, tỉ lệ thất nghiệp tăng, thiếu giảng viên giỏi.

Tân Bộ trưởng Giáo dục trao đổi với cô giáo viết “8 thỉnh cầu“
Tân Bộ trưởng Giáo dục trao đổi với cô giáo viết “8 thỉnh cầu“

Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ mong muốn lắng nghe thêm những ý kiến đóng góp khác của những người có tâm huyết với nghề. 

Tân Bộ trưởng Giáo dục trao đổi với cô giáo viết “8 thỉnh cầu“

Tân Bộ trưởng Giáo dục trao đổi với cô giáo viết “8 thỉnh cầu“

Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ mong muốn lắng nghe thêm những ý kiến đóng góp khác của những người có tâm huyết với nghề. 

Các chuyên gia, nhà giáo kỳ vọng ở tân Bộ trưởng Giáo dục
Các chuyên gia, nhà giáo kỳ vọng ở tân Bộ trưởng Giáo dục

Các chuyên gia, nhà giáo kỳ vọng ở tân Bộ trưởng Giáo dục mới việc có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục ở các địa phương.

Các chuyên gia, nhà giáo kỳ vọng ở tân Bộ trưởng Giáo dục

Các chuyên gia, nhà giáo kỳ vọng ở tân Bộ trưởng Giáo dục

Các chuyên gia, nhà giáo kỳ vọng ở tân Bộ trưởng Giáo dục mới việc có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục ở các địa phương.