Đừng làm dân đau đầu về “giá” hay “phí“

VOV.VN -Dù các nhà làm luật có giải thích thế nào, có viện dẫn ra sao thì người dân vẫn thấy “chướng tai, gai mắt”.

Mấy hôm nay, câu chuyện “thu phí” hay “thu giá” tại các trạm BOT được luận bàn sôi nổi, bên hành lang Quốc hội, khắp các trang báo, mạng xã hội cho đến các quán trà đá vỉa hè. Câu chuyện chưa có hồi kết khi người căn cứ vào Luật, người căn cứ vào sự “trong sáng của tiếng Việt”… Còn dân thì chỉ biết kêu trời vì câu hỏi: “Tóm lại, phí hay giá thì về bản chất, có gì khác không khi tiền vẫn phải trả như cũ?”.

Chỉ sau một đêm, "trạm thu phí" đổi thành "trạm thu giá"

Như cũ tức là thế nào? Là người dân hình dung đơn giản: Đi qua các trạm thu phí của nhà nước thì trả tiền cho nhà nước, còn lựa chọn đường tránh, đường đẹp, đường vá (mà nhiều khi lại nằm trên các con đường độc đạo) thì họ phải trả tiền cho doanh nghiệp thông qua các trạm BOT. Mất tiền qua các trạm BOT thường là cao hơn các trạm thu của nhà nước. Câu chuyện xưa nay đã thế. Dân đã hiểu nôm na là thế. Nay, họ phải “vắt tay lên trán” để suy nghĩ: Thế nào là "thu phí", thế nào là "thu giá"? 

Các trạm thu phí BOT (xây dựng, vận hành, chuyển giao) là hình thức "xã hội hóa" trong lĩnh vực giao thông, cũng giống như rất nhiều lĩnh vực khác đang được “xã hội hóa”. Ngay cả các lĩnh vực mà trước đây chúng ta cứ nghĩ “chỉ nhà nước mới làm tốt” như giáo dục, y tế thì nay, người dân đã có quyền lựa chọn bệnh viện tư, trường tư theo nhu cầu và khả năng chi trả của mình. Họ không quan tâm cách gọi “phí” hay “giá”, đều là tiền từ trong túi của họ. Miễn sao, đã lựa chọn “dịch vụ tư” thì phải minh bạch, không có sự nhập nhèm. Với các trạm BOT cũng vậy, điều người dân cần là “những góc khuất” lâu nay phải được làm sáng tỏ, phải được giải quyết rõ ràng, sòng phẳng. 

Trở lại câu chuyện “thu phí” hay “thu giá”, dù các nhà làm luật có giải thích thế nào, có viện dẫn ra sao thì người dân vẫn thấy “chướng tai, gai mắt” khi chỉ sau một đêm, các “trạm thu phí” BOT đổi tên thành các “trạm thu giá”. Dù họ có cố hiểu đi chăng nữa thì vẫn có gì đó “sai sai” khi phải giải thích với con cháu họ- những đứa trẻ ngồi trên ghế nhà trường, chưa bao giờ tiếp cận một “cụm từ” lạ tai như thế. 

Còn nhớ cách đây chưa lâu, đề xuất cải tiến chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền, nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội đã gây “sốc” nặng với nhiều người bởi nó tác động vào thói quen, văn hóa và một sự mặc định bấy lâu nay đã được xã hội chấp nhận là Chữ quốc ngữ Tiếng Việt. Tuy nhiên, trong làn sóng “phản đối” đó, không ít người cho rằng: mọi vấn đề của xã hội đều cần được cải tiến và thay đổi cho phù hợp. Nhưng cuối cùng, đề xuất của ông Bùi Hiển đã không được chấp nhận. Hay gần đây nhất, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã phải nhanh chóng chỉ đạo thu hồi đề án 'Đổi mới thi THPT quốc gia” với mức chi gần 750 tỷ đồng ngay sau khi báo chí thông tin về đề án này. 

Một “đề xuất”, một “đề án” dù chưa được triển khai nhưng khi vấp phải sự phản ứng của dư luận thì dù có giải thích thế nào, biện minh ra sao thì nó cũng rất khó đi vào cuộc sống. Ngay kể cả khi nó đã đi vào cuộc sống mà thiếu tính khả thi thì cơ quan ban hành cũng phải bãi bỏ hoặc dừng triển khai như quy định “thịt tươi sống bảo quản trong nhiệt độ bình thường chỉ được bán trong vòng 8 tiếng sau khi giết mổ” hay Nghị định xử phạt đến 5 triệu đồng hành vi nghe điện thoại ở cây xăng… Nhưng nay, chỉ sau một đêm, sự thay đổi đường đột diễn ra, dù theo đúng luật thì người dân cũng khó lòng chấp nhận. 

Còn bao nhiêu lĩnh vực của đời sống, dân mong phải thực hiện nghiêm, đúng luật nhưng cơ quan chức năng lại thực hiện không đến đầu, đến đũa khiến hiện tượng “nhờn luật” diễn ra. Ngay trong lĩnh vực giao thông, từ ngày 1/1/2018, người đi bộ sai luật có thể bị phạt tù đến 15 năm. Những ngày đầu ra quân, rầm rộ là thế, “nghiêm chỉnh” là thế nhưng đâu lại vào đó, như bắt cóc bỏ đĩa. 

Một quy định, một khái niệm không đưa thêm “lợi ích” gì cho dân, tạo nên những cuộc tranh luận trái chiều không đáng có, cơ quan chức năng có nên tiếp tục “triển khai” rộng khắp? ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng GTVT: Có sự thay đổi khi chuyển sang trạm thu giá BOT
Bộ trưởng GTVT: Có sự thay đổi khi chuyển sang trạm thu giá BOT

VOV.VN - "Chuyển qua giá thì bản chất nhà đầu tư vẫn hưởng như vậy thôi, nhưng mình sẽ điều chỉnh một cách nhanh chóng"

Bộ trưởng GTVT: Có sự thay đổi khi chuyển sang trạm thu giá BOT

Bộ trưởng GTVT: Có sự thay đổi khi chuyển sang trạm thu giá BOT

VOV.VN - "Chuyển qua giá thì bản chất nhà đầu tư vẫn hưởng như vậy thôi, nhưng mình sẽ điều chỉnh một cách nhanh chóng"

Đổi trạm thu phí BOT thành trạm “thu giá BOT” là đánh tráo khái niệm!
Đổi trạm thu phí BOT thành trạm “thu giá BOT” là đánh tráo khái niệm!

VOV.VN -"Trạm thu giá BOT", theo lý giải của Bộ GTVT, được chuyển đổi tên gọi theo quy định tại Luật Phí và lệ phí được Quốc hội ban hành ngày 25/5/2015...

Đổi trạm thu phí BOT thành trạm “thu giá BOT” là đánh tráo khái niệm!

Đổi trạm thu phí BOT thành trạm “thu giá BOT” là đánh tráo khái niệm!

VOV.VN -"Trạm thu giá BOT", theo lý giải của Bộ GTVT, được chuyển đổi tên gọi theo quy định tại Luật Phí và lệ phí được Quốc hội ban hành ngày 25/5/2015...

“Thu giá BOT” thực chất là bảo vệ doanh nghiệp tận thu
“Thu giá BOT” thực chất là bảo vệ doanh nghiệp tận thu

VOV.VN -Việc đổi tên “trạm thu phí” thành “thu giá” không giúp Bộ GTVT giải quyết được những bức xúc về các trạm BOT, nhất là tính minh bạch, vị trí đặt trạm.

“Thu giá BOT” thực chất là bảo vệ doanh nghiệp tận thu

“Thu giá BOT” thực chất là bảo vệ doanh nghiệp tận thu

VOV.VN -Việc đổi tên “trạm thu phí” thành “thu giá” không giúp Bộ GTVT giải quyết được những bức xúc về các trạm BOT, nhất là tính minh bạch, vị trí đặt trạm.

“Thu giá” là thái độ thiếu tôn trọng trước bức xúc của nhân dân
“Thu giá” là thái độ thiếu tôn trọng trước bức xúc của nhân dân

VOV.VN -Việc thu tiền vé đi đường BOT theo cách thực hiện ở Việt Nam thời gian qua xung đột với quy định về phí...

“Thu giá” là thái độ thiếu tôn trọng trước bức xúc của nhân dân

“Thu giá” là thái độ thiếu tôn trọng trước bức xúc của nhân dân

VOV.VN -Việc thu tiền vé đi đường BOT theo cách thực hiện ở Việt Nam thời gian qua xung đột với quy định về phí...

Các trạm thu giá BOT phải đặt trong phạm vi của dự án
Các trạm thu giá BOT phải đặt trong phạm vi của dự án

VOV.VN -Khoảng cách giữa hai trạm thu giá trên cùng một tuyến đường phải đảm bảo cự ly tối thiểu là 70 km, trừ những trạm hoàn vốn cho các dự án cầu, hầm.

Các trạm thu giá BOT phải đặt trong phạm vi của dự án

Các trạm thu giá BOT phải đặt trong phạm vi của dự án

VOV.VN -Khoảng cách giữa hai trạm thu giá trên cùng một tuyến đường phải đảm bảo cự ly tối thiểu là 70 km, trừ những trạm hoàn vốn cho các dự án cầu, hầm.

Ông Dương Trung Quốc:Chuyển thu phí sang thu giá là do thiếu minh bạch
Ông Dương Trung Quốc:Chuyển thu phí sang thu giá là do thiếu minh bạch

VOV.VN - ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng, đường không phải là sở hữu của nhà đầu tư mà nhà đầu tư chỉ bỏ tiền nâng cấp, nên không thể gọi là "thu giá" được.

Ông Dương Trung Quốc:Chuyển thu phí sang thu giá là do thiếu minh bạch

Ông Dương Trung Quốc:Chuyển thu phí sang thu giá là do thiếu minh bạch

VOV.VN - ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng, đường không phải là sở hữu của nhà đầu tư mà nhà đầu tư chỉ bỏ tiền nâng cấp, nên không thể gọi là "thu giá" được.

 “Thu giá” và “thu phí”, Bộ GTVT đã vượt quyền Quốc hội?
“Thu giá” và “thu phí”, Bộ GTVT đã vượt quyền Quốc hội?

VOV.VN -Đáng ra Bộ GTVT nên trình Quốc hội bổ sung phí BOT vào Danh mục Phí và Lệ phí, thì lại tìm cách đánh tráo khái niệm.

 “Thu giá” và “thu phí”, Bộ GTVT đã vượt quyền Quốc hội?

“Thu giá” và “thu phí”, Bộ GTVT đã vượt quyền Quốc hội?

VOV.VN -Đáng ra Bộ GTVT nên trình Quốc hội bổ sung phí BOT vào Danh mục Phí và Lệ phí, thì lại tìm cách đánh tráo khái niệm.

Chuyển “thu phí” sang “thu giá” dễ dẫn tới giá độc quyền, bất ổn
Chuyển “thu phí” sang “thu giá” dễ dẫn tới giá độc quyền, bất ổn

VOV.VN - Theo ĐBQH Bùi Văn Phương, chuyển từ "thu phí" sang "thu giá" dịch vụ dễ dẫn tới giá độc quyền, bất ổn.

Chuyển “thu phí” sang “thu giá” dễ dẫn tới giá độc quyền, bất ổn

Chuyển “thu phí” sang “thu giá” dễ dẫn tới giá độc quyền, bất ổn

VOV.VN - Theo ĐBQH Bùi Văn Phương, chuyển từ "thu phí" sang "thu giá" dịch vụ dễ dẫn tới giá độc quyền, bất ổn.