Khai thác khoáng sản: Đến lúc thay đổi tư duy

VOV.VN -Việt Nam có thể không bị rơi vào “lời nguyền tài nguyên”, nếu chúng ta khai thác tài nguyên hợp lý.

Xét một cách cơ bản thì Việt Nam là quốc gia có nguồn khoáng sản, tài nguyên đa dạng chủng loại, một vài loại còn có trữ lượng lớn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu không thay đổi tư duy và cách quản lý tài nguyên khoáng sản, Việt Nam sẽ nhanh chóng đánh mất tài sản lớn nhất mà thiên nhiên và cha ông đã để lại mà không đem lại lợi ích gì cho đất nước.

Tài nguyên khoáng sản của Việt Nam được đánh giá là đa dạng về chủng loại nhưng tiềm năng lại hạn chế. Các loại khoáng sản được thị trường thế giới ưa chuộng như vàng, bạc, kim cương thì Việt Nam không có nhiều. Dầu mỏ, than đã khai thác gần như cạn kiệt. Còn những loại khoáng sản có trữ lượng còn nhiều ở Việt Nam, như titan, bauxite, đất hiếm thì một mặt chúng ta chưa đánh giá được một cách đầy đủ, mặt khác trữ lượng những loại khoáng sản này trên thế giới còn nhiều, nhu cầu tiêu thụ lại chưa cao do đó dẫn tới giá trị xuất khẩu không cao.

Việt Nam có thể không bị rơi vào "lời nguyền tài nguyên", nếu chúng ta có kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý (Ảnh minh họa)

Nói vậy để thấy tình trạng tài nguyên khoáng sản của Việt Nam đang ở chỗ: “cái người ta cần thì mình không có còn cái mình có thì người ta lại chưa thực sự cần”. Như vậy, tư duy phát triển đất nước dựa vào việc khai thác tài nguyên cần được điều chỉnh.

Những năm qua, không phủ nhận vai trò của ngành công nghiệp khai thác dầu khí và than đá, thế nhưng cho đến nay, sứ mệnh lịch sử của việc khai thác 2 tài nguyên này để xuất khẩu nhằm tạo nguồn lực cho phát triển đã xong và cần phải chấm dứt để chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn khai thác bền vững. Trên thế giới có rất nhiều quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhưng nền kinh tế lại không thể phát triển vì quá dựa dẫm vào tài nguyên và rơi vào “lời nguyền tài nguyên”.

Lý do là các quốc gia này đã không biết tính toán sử dụng hợp lý tài nguyên và nguồn thu từ tài nguyên để đầu tư phát triển lâu dài cho các ngành khác như giáo dục, khoa học, công nghệ kỹ thuật, chế biến…Và cuối cùng, dù thu về được ngoại tệ, nhưng số tiền ấy lại chui vào túi của một nhóm lợi ích và xã hội gần như không được hưởng lợi từ nó.

Việt Nam có thể không bị rơi vào lời nguyền tài nguyên, nếu chúng ta đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế và có kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý.

Viện Giám sát nguồn thu của Mỹ có đưa ra một chỉ số đánh giá toàn cầu gọi là Chỉ số quản trị tài nguyên. Nghiên cứu này được thực hiện ở 58 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, và Việt Nam đứng thứ 43/58, đứng thứ cuối cùng trong nhóm yếu kém, có nghĩa là chỉ cần sẩy chân một chút chúng ta sẽ rơi vào nhóm mất kiểm soát, nhóm nước chịu lời nguyền tài nguyên. 

Chúng ta luôn cho rằng, khai thác tài nguyên đem xuất khẩu để thu lại ngân sách là tốt. Nó sẽ thực tốt khi nguồn tài nguyên đó được chế biến tinh, chế biến sâu, còn nếu xuất khẩu thô thì kết quả ngược lại. Ví dụ, ở trong chuỗi khai thác Titan nếu doanh nghiệp chế biến thành sản phẩm pigment (chất màu, chất nhuộm), hay bột titan dioxit, hoặc zircon siêu mịn thì nhà nước thu ngân sách lên đến 34-35% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất ra ilmenit, một dạng quặng ở dạng thô thì nhà nước chỉ được hưởng từ 1-2%, tối đa là 3% doanh thu của doanh nghiệp.

Sự thất thoát khi xuất thô còn thể hiện ở chỗ hàng năm, nước ta vẫn phải nhập khẩu khoảng 10.000 tấn bột titan dioxit từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Australia với tổng giá trị hơn 25 triệu USD. Vậy là ta có cái cơ bản nhất, nhưng lại bán với giá rẻ mạt khoảng 700 USD/tấn, trong khi phải nhập khẩu giá cao khoảng 3000 USD chính cái đã bán đi.

 Việt Nam đã từng có những thời điểm dạy học sinh tư duy “Rừng vàng biển bạc”, tư duy đó đã tạo ra các doanh nghiệp chỉ để đẩy mạnh khai thác nguồn tài nguyên tưởng chừng vô tận ấy rồi bán thô… và bây giờ chúng đang dần hết mà đất nước vẫn chỉ ở nhóm nước đang phát triển, với tỷ lệ người nghèo cao.

Giờ đây, tiềm năng tài nguyên đất nước không còn nhiều, mà đòi hỏi nguồn lực để phát triển kinh tế lại lớn, vì thế nếu không thay đổi tư duy sử dụng khoáng sản sao cho hiệu quả, rất có thể Việt Nam sẽ đi vào vết xe đổ của nhiều quốc gia trên thế giới mắc “lời nguyền tài nguyên”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vi phạm cấp phép hoạt động khoáng sản là đáng lo ngại
Vi phạm cấp phép hoạt động khoáng sản là đáng lo ngại

VOV.VN - “Lãng phí, vi phạm cấp phép như thế mà chưa thấy xử lý được ai, chưa biết bên trong có tiêu cực không. Tôi cho là có đấy”.

Vi phạm cấp phép hoạt động khoáng sản là đáng lo ngại

Vi phạm cấp phép hoạt động khoáng sản là đáng lo ngại

VOV.VN - “Lãng phí, vi phạm cấp phép như thế mà chưa thấy xử lý được ai, chưa biết bên trong có tiêu cực không. Tôi cho là có đấy”.

Đà Nẵng: Khai thác khoáng sản trái phép, dân mất đất
Đà Nẵng: Khai thác khoáng sản trái phép, dân mất đất

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp lợi dụng giấy phép thăm dò khoáng sản do UBND TP Đà Nẵng cấp, khai thác đất sét vô tội vạ.

Đà Nẵng: Khai thác khoáng sản trái phép, dân mất đất

Đà Nẵng: Khai thác khoáng sản trái phép, dân mất đất

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp lợi dụng giấy phép thăm dò khoáng sản do UBND TP Đà Nẵng cấp, khai thác đất sét vô tội vạ.

Khó quản trị nguồn tài nguyên khoáng sản
Khó quản trị nguồn tài nguyên khoáng sản

VOV.VN - Đánh giá đúng và đủ trữ lượng nguồn tài nguyên quốc gia mới có cơ sở cho việc quản trị khai thác.

Khó quản trị nguồn tài nguyên khoáng sản

Khó quản trị nguồn tài nguyên khoáng sản

VOV.VN - Đánh giá đúng và đủ trữ lượng nguồn tài nguyên quốc gia mới có cơ sở cho việc quản trị khai thác.

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả lượng và giá trị
Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả lượng và giá trị

VOV.VN-Tính sơ bộ 7 tháng đầu năm, về lượng tăng 100,86%, còn giá trị tăng 3,11%, tương ứng lần lượt là 1,4 triệu tấn và 140,5 triệu USD. 

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả lượng và giá trị

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả lượng và giá trị

VOV.VN-Tính sơ bộ 7 tháng đầu năm, về lượng tăng 100,86%, còn giá trị tăng 3,11%, tương ứng lần lượt là 1,4 triệu tấn và 140,5 triệu USD. 

Tài nguyên khoáng sản: Đủ luật vẫn khó quản
Tài nguyên khoáng sản: Đủ luật vẫn khó quản

VOV.VN - Cần có giải pháp thu hẹp khoảng cách giữa những quy định của pháp luật với thực tiễn quản lý tài nguyên khoáng sản hiện nay.

Tài nguyên khoáng sản: Đủ luật vẫn khó quản

Tài nguyên khoáng sản: Đủ luật vẫn khó quản

VOV.VN - Cần có giải pháp thu hẹp khoảng cách giữa những quy định của pháp luật với thực tiễn quản lý tài nguyên khoáng sản hiện nay.

Phó Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn xuất lậu khoáng sản
Phó Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn xuất lậu khoáng sản

(VOV) - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo các Bộ Công Thương, Tài chính, UBND các tỉnh, thành...tăng cường ngăn chặn xuất lậu khoáng sản.

Phó Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn xuất lậu khoáng sản

Phó Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn xuất lậu khoáng sản

(VOV) - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo các Bộ Công Thương, Tài chính, UBND các tỉnh, thành...tăng cường ngăn chặn xuất lậu khoáng sản.