Khảo cổ học Biển Đông cần tách biệt khỏi chính trị

VOV.VN -Biển Đông vốn là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp. Dưới lòng Biển Đông chắc chắn còn chôn giấu nhiều con tàu đắm của nhiều quốc gia.

Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông gần đây không chỉ “nóng” với những tuyên bố và hoạt động trên thực địa mà hoạt động khoa học, mà cụ thể là khảo cổ học cũng đang bị lợi dụng, bị chính trị hóa, làm mất đi tính khoa học, khách quan như vốn có của lĩnh vực này.

Với những tuyên bố cùng những bước triển khai hoạt động cái gọi là “khảo cổ học tàu đắm ở Biển Đông để khẳng định chủ quyền”, người ta không khỏi hoài nghi và lo ngại thứ khoa học khảo cổ áp đặt phục vụ ý đồ chính trị thô thiển này.

Theo định nghĩa của từ điển điện tử VDict, khảo cổ học là khoa học nghiên cứu đời sống và văn hóa của các dân tộc qua các hiện vật tìm thấy ở các di chỉ. Và khi đã là hoạt động nghiên cứu khoa học thì ắt phải trung thực, đảm bảo tính khách quan của sự việc. Chính vì thế nếu khoa học bị chính trị hóa thì sẽ bị chèo lái bởi các mục đích chính trị mà sẵn sàng bỏ qua và giấu giếm các chi tiết, yếu tố khách quan. Khi đó, hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ không còn là khoa học nữa. 

 

Tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải trên huyện đảo Lý Sơn 
(Quảng Ngãi)

Bất chấp thực tế hiển nhiên này, thời gian gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang có những nỗ lực đi ngược lại với những nguyên tắc được cả cộng đồng quốc tế công nhận này. Trung Quốc đã cho thành lập các trung tâm nghiên cứu di sản văn hóa biển trong đó có Trung tâm bảo tồn quốc gia di sản văn hóa dưới nước với mục đích là phối hợp với các nước trong khu vực tìm kiếm những con tàu đắm và hàng hóa đi kèm các con tàu đó. Thực ra, nếu chỉ nhìn vào mục đích khoa học của Trung tâm này thôi, thì không có nhiều điều phải nói.

Tuy nhiên, khi giám đốc trung tâm này là ông Liu Shuquang phát biểu: “Chúng tôi muốn tìm thêm những chứng cứ có thể xác nhận việc người Trung Hoa đã từng đi đến đó và sinh sống ở đó, như là chứng cứ lịch sử giúp công nhận Trung Quốc là chủ nhân đã từng chiếm hữu biển Nam Trung Hoa”, thì không thể không hoài nghi.

Biển Nam Trung Hoa mà ông Liu Shuquang nói ở đây chính là Biển Đông. Khảo cổ những con tàu đắm trên Biển Đông để tìm chứng cứ chứng minh Trung Quốc là chủ nhân từng chiếm hữu Biển Đông, thì thật không thể hiểu nổi, đấy có còn là khảo cổ học, là khoa học không! Biển Đông từ trước tới nay vốn là tuyến hàng hải quốc tế giao thông, giao lưu Đông-Tây, Âu-Á quan trọng và nhộn nhịp... Dưới lòng Biển Đông chắc chắn còn chôn giấu nhiều con tàu đắm của nhiều quốc gia, mà trong đó chứa đựng nhiều thông tin về hàng hải, thương mại, công nghiệp, về sự giao lưu giữa các nền văn minh…

Hợp tác để tiến hành khảo cổ, giải mã những thông tin ấy, thì thật là thú vị! Nhưng chắc chắn, dù là người hồn nhiên nhất, cũng không ai có thể tin rằng, con tàu đắm thuộc quốc gia nào, thì lãnh thổ nơi tàu đắm thuộc về quốc gia đó. Cũng không thể nói rằng, những hiện vật tìm được trong con tàu đắm mang dấu tích của quốc gia nào, thì chủ quyền thuộc về quốc gia đó.

Ở Việt Nam, từ trước đến nay, ngay trong vùng lãnh hải, thậm chí dưới những lòng sông bên trong nội địa của mình, còn chôn vùi nhiều xác tàu và vật dụng chiến tranh của các đội quân xâm lược. Cũng ở Việt Nam, ở nhiều vùng đất một thời là thương cảng giao lưu, còn lưu lại rất nhiều công trình kiến trúc dân sinh, kinh tế, tôn giáo mang đậm phong cách văn hóa của các quốc gia khu vực và trên thế giới, như Nhật Bản, Trung Hoa, Ấn độ… Nhưng, chẳng lẽ người Nhật Bản, người Ấn Độ hay người Trung Hoa ngày nay lại nói rằng, những nơi còn lưu giữ dấu tích văn hóa ấy, lại thuộc về chủ quyền của họ? 

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đang cố sức đưa ra các bằng chứng về khảo cổ học như các vật dụng tìm được trên những con thuyền đắm có nguồn gốc Trung Quốc để từ đó khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng không thể loại trừ việc họ cố tạo ra các vật chứng, bằng chứng giả, bản chất là ngụy tạo, thật giả lẫn lộn. Hoạt động khảo cổ-vốn là một hoạt động nghiên cứu khoa học kỳ công, nghiêm túc, đã bị sai khiến, bóp méo vì ý đồ chính trị. Đây là điều không thể chấp nhận giữa thời đại văn minh, trong một môi trường nghiên cứu khoa học nghiêm túc, chân chính. 

 

Sử dụng công cụ khoa học theo cách thô thiển để chứng minh chủ quyền thường đi liền với hành động dùng vũ lực cưỡng đoạt lãnh thổ của quốc gia khác, nhằm hợp thức hóa hành vi trái với luật pháp quốc tế. Trung Quốc đã và đang làm như thế. Hành động này là ngụy khoa học, không thể chấp nhận, không có lợi cho hòa bình, ổn định, đáng bị phê phán, lên án./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc vẫn ngang nhiên đưa máy bay và tàu chiến đến giàn khoan
Trung Quốc vẫn ngang nhiên đưa máy bay và tàu chiến đến giàn khoan

VOV.VN - Theo các hãng truyền thông quốc tế, mỗi ngày có 4 - 6 tàu Trung Quốc đến khu vực này.

Trung Quốc vẫn ngang nhiên đưa máy bay và tàu chiến đến giàn khoan

Trung Quốc vẫn ngang nhiên đưa máy bay và tàu chiến đến giàn khoan

VOV.VN - Theo các hãng truyền thông quốc tế, mỗi ngày có 4 - 6 tàu Trung Quốc đến khu vực này.

Trung Quốc cố tình làm sai lệch Công thư năm 1958
Trung Quốc cố tình làm sai lệch Công thư năm 1958

VOV.VN - Trung Quốc đã cố tình diễn giải sai ý nghĩa và bối cảnh lịch sử của bức thư để phục vụ cho yêu sách lãnh thổ sai trái của mình.

Trung Quốc cố tình làm sai lệch Công thư năm 1958

Trung Quốc cố tình làm sai lệch Công thư năm 1958

VOV.VN - Trung Quốc đã cố tình diễn giải sai ý nghĩa và bối cảnh lịch sử của bức thư để phục vụ cho yêu sách lãnh thổ sai trái của mình.

Thời sự sáng 17/6: Trung Quốc vẫn duy trì 6 tàu quân sự tại giàn khoan
Thời sự sáng 17/6: Trung Quốc vẫn duy trì 6 tàu quân sự tại giàn khoan

VOV.VN - Theo Cục Kiểm ngư, hiện các tàu của Trung Quốc thường xuyên chặn hướng, vây ép, tăng tốc độ sẵn sàng đâm va khi các tàu Việt Nam tiếp cận gian khoan.

Thời sự sáng 17/6: Trung Quốc vẫn duy trì 6 tàu quân sự tại giàn khoan

Thời sự sáng 17/6: Trung Quốc vẫn duy trì 6 tàu quân sự tại giàn khoan

VOV.VN - Theo Cục Kiểm ngư, hiện các tàu của Trung Quốc thường xuyên chặn hướng, vây ép, tăng tốc độ sẵn sàng đâm va khi các tàu Việt Nam tiếp cận gian khoan.

Tư liệu lịch sử cho thấy Trung Quốc không có chủ quyền với Hoàng Sa
Tư liệu lịch sử cho thấy Trung Quốc không có chủ quyền với Hoàng Sa

VOV.VN - Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp công khai bằng chứng xác thực cho thấy nhà nước phong kiến Việt Nam đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo này từ khi quần đảo là lãnh thổ vô chủ.

Tư liệu lịch sử cho thấy Trung Quốc không có chủ quyền với Hoàng Sa

Tư liệu lịch sử cho thấy Trung Quốc không có chủ quyền với Hoàng Sa

VOV.VN - Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp công khai bằng chứng xác thực cho thấy nhà nước phong kiến Việt Nam đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo này từ khi quần đảo là lãnh thổ vô chủ.

Báo Nhật: Trung Quốc đang hành động rất nguy hiểm
Báo Nhật: Trung Quốc đang hành động rất nguy hiểm

VOV.VN - Vụ áp sát máy bay Nhật Bản cho thấy những hành vi hiếu chiến có chủ ý của Trung Quốc dựa trên những giả định rất nguy hiểm.

Báo Nhật: Trung Quốc đang hành động rất nguy hiểm

Báo Nhật: Trung Quốc đang hành động rất nguy hiểm

VOV.VN - Vụ áp sát máy bay Nhật Bản cho thấy những hành vi hiếu chiến có chủ ý của Trung Quốc dựa trên những giả định rất nguy hiểm.

Trung Quốc lại vu cáo, Việt Nam đưa bằng chứng thuyết phục
Trung Quốc lại vu cáo, Việt Nam đưa bằng chứng thuyết phục

VOV.VN - Việt Nam khẳng định, những thông tin mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc cung cấp thời gian gần đây là hoàn toàn sai sự thật.

Trung Quốc lại vu cáo, Việt Nam đưa bằng chứng thuyết phục

Trung Quốc lại vu cáo, Việt Nam đưa bằng chứng thuyết phục

VOV.VN - Việt Nam khẳng định, những thông tin mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc cung cấp thời gian gần đây là hoàn toàn sai sự thật.

Chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa lưu giữ trong các tài liệu số hóa
Chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa lưu giữ trong các tài liệu số hóa

VOV.VN - Đây là những tài liệu có giá trị về mặt lịch sử, pháp lý, cả ở tầm quốc gia và quốc tế;, khẳng định một cách chắc chắn Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa lưu giữ trong các tài liệu số hóa

Chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa lưu giữ trong các tài liệu số hóa

VOV.VN - Đây là những tài liệu có giá trị về mặt lịch sử, pháp lý, cả ở tầm quốc gia và quốc tế;, khẳng định một cách chắc chắn Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.