Kinh tế 10 tháng: Không tô hồng, không bôi đen

(VOV) -Không tô hồng, không bôi đen là nhận xét của nhiều đại biểu Quốc hội về Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2012.

Bức tranh kinh tế sau 10 tháng đã lộ dần những điểm sáng mang dấu ấn của điều hành vĩ mô, như kiểm soát được lạm phát, kim ngạch xuất khẩu tăng khá, tỷ giá ổn định, hàng tồn kho đang có xu hướng giảm. Thế nhưng, rõ ràng xét trên bình diện tổng thể, vẫn còn đó nhiều nút thắt của nền kinh tế không chỉ của 2 tháng còn lại của năm nay, mà còn là thách thức với cả các chi tiêu vĩ mô 2013. Nói như nhiều đại biểu Quốc hội, thì khó khăn đã rõ, vấn đề là thảo luận, cùng Chính phủ xác định được các giải pháp cụ thể để tháo gỡ.

Không tô hồng, không bôi đen là nhận xét của nhiều đại biểu Quốc hội khi nhìn vào Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, cùng những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm tới.

Nói không bôi đen bởi dù nền kinh tế dù còn nhiều khó khăn, nhưng nếu so với mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đặt ra từ đầu năm là kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, thì nhìn vào những gì đã đạt được, có thể thấy những nỗ lực trong điều hành vĩ mô của Chính phủ đã có kết quả.

Đó là lạm phát được kiểm soát, dự kiến cả năm chỉ khoảng 8%; tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng; lãi suất ngân hàng liên lục hạ; đó là xuất khẩu tăng khá, dự kiến cả năm vượt mục tiêu đề ra; hàng tồn kho đang giảm dần; và đó còn là an sinh xã hội được đảm bảo với việc tạo được hơn 1 triệu việc làm sau 9 tháng, nhiều nghìn tỷ đồng đã được chi cho công tác này.

Còn nói không tô hồng bởi những khó khăn trước mắt đã được nhận diện khá rõ ràng, không chủ quan. Đó là sức tiêu dùng trong dân vẫn thấp, hàng tồn kho của doanh nghiệp còn lớn, đó là nợ xấu trong hệ thống ngân hàng chưa có giải pháp xử lý triệt để. Đây được coi là hai điểm nghẽn lớn nhất của nền kinh tế hiện nay. Gỡ hai điểm nghẽn này bằng những bước đi đột phá, mạnh mẽ, vừa giải pháp dài hạn vừa là giải pháp trước mắt để xoay chuyển được khó khăn.

Hàng tồn kho thời điểm này còn khoảng 19 – 20%. Tháo gỡ hàng tồn kho lúc này là giải pháp một mũi tên trúng hai đích. Vì khi hàng tồn kho giảm, doanh nghiệp có tiền trả nợ ngân hàng, giúp giảm một phần nợ xấu và dòng vốn tín dụng lưu thông trơn tru. Nhưng cũng cần làm rõ xem hàng tồn kho giảm do tiêu dùng gia tăng hay do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, để từ đó có giải pháp trúng và hiệu quả. Theo một chuyên gia kinh tế, chìa khóa giải quyết hàng tồn kho là Chính phủ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp bằng chính sách thuế, còn doanh nghiệp thì tự cứu mình bằng tiết giảm chi phí, hạ giá thành.

Điểm đáng mừng là cả Quốc hội và Chính phủ đều đã có cái nhìn chung về những khó khăn cơ bản của nền kinh tế, và ở nhiều thời điểm khó khăn, đã nhanh chóng có những giải pháp tháo gỡ. Đơn cử là sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 13 hồi tháng 5 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và thị trường, thì với thẩm quyền của mình, hồi tháng 6, Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 29 về một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân. Điều đó không những thể hiện sự kịp thời mà còn là sự chung sức vào cuộc của hệ thống chính trị trước khó khăn hiện nay.

Với những vấn đề cấp bách trước mắt, điểm mà dư luận xã hội mong muốn là cùng với kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, sẽ có nhiều đề xuất thảo luận của các đại biểu Quốc hội về các giải pháp giải quyết khó khăn. Từ đó nhìn nhận chính xác, không quá lạc quan trước khó khăn, để khi biểu quyết thông qua các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm 2013 thì các chỉ tiêu đó sẽ thành hiện thực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế 2013: khai thác hiệu quả cái đã có cho tăng trưởng
Kinh tế 2013: khai thác hiệu quả cái đã có cho tăng trưởng

(VOV) - Vấn đề không phải là đầu tư mới bao nhiêu để có tăng trưởng mà là tận dụng cái hiện có nhưng chưa khai thác hết.

Kinh tế 2013: khai thác hiệu quả cái đã có cho tăng trưởng

Kinh tế 2013: khai thác hiệu quả cái đã có cho tăng trưởng

(VOV) - Vấn đề không phải là đầu tư mới bao nhiêu để có tăng trưởng mà là tận dụng cái hiện có nhưng chưa khai thác hết.

Giải pháp đẩy lùi sự trì trệ kinh tế
Giải pháp đẩy lùi sự trì trệ kinh tế

GS Nguyễn Quang Thái - Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Giải pháp đẩy lùi sự trì trệ kinh tế

Giải pháp đẩy lùi sự trì trệ kinh tế

GS Nguyễn Quang Thái - Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Thủ tướng nắm 4 quyền đối với Tập đoàn kinh tế
Thủ tướng nắm 4 quyền đối với Tập đoàn kinh tế

Đây là một nội dung của dự thảo Nghị định về phân công, phân cấp quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ chủ sở hữu đối với DNNN

Thủ tướng nắm 4 quyền đối với Tập đoàn kinh tế

Thủ tướng nắm 4 quyền đối với Tập đoàn kinh tế

Đây là một nội dung của dự thảo Nghị định về phân công, phân cấp quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ chủ sở hữu đối với DNNN