Liên thông ngược và cuộc tìm kiếm giá trị thực

VOV.VN -Học đại học là ước mơ chính đáng nhưng mỗi người khi lựa chọn phải trả lời cho được con đường ấy có phù hợp với mình hay không.

Tiếp sau câu chuyện 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội công bố tháng 4/2014 và những lình xình xung quanh câu chuyện đổi mới chương trình, sách giáo khoa của Bộ Giáo dục – Đào tạo, dư luận lại không khỏi ngạc nhiên trước thông tin nhiều người phải giấu bằng thạc sĩ, cử nhân để đi học trung cấp mong tìm được cho mình một việc làm nuôi sống bản thân. Hiện tượng “liên thông ngược” này phải chăng đang hé mở một con đường sáng cho những giá trị thật của sự học.

Liên thông là hình thức đào tạo dành cho những người tốt nhiệp trình độ thấp, sau một thời gian đi làm, tiếp tục học một chương trình đào tạo khác để đạt trình độ cao hơn. Mô hình đào tạo này tỏ ra khá thu hút sinh viên khi mấy năm gần đây, số sinh viên học liên thông từ trung cấp lên đại học năm sau luôn cao hơn năm trước.

Thí sinh tham gia phỏng vấn trong đợt tuyển sinh của Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist (ảnh: Dân trí)

Vì vậy, khi có nhiều thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp phải giấu đi những tấm bằng mà họ phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc đạt được, để đi học trung cấp, mong kiếm được việc làm, xã hội đã ví như đó là một hình thức “ liên thông ngược”. Nghĩa là thay vì học liên thông từ dưới lên, những người này đang học liên thông từ trên xuống.

Tuy nhiên, những nhà quản lý lao động thì lại cho rằng, đó không phải là bước thụt lùi của xã hội mà là con đường để người lao động định vị lại bản thân. Điều mà trước đây ở trường đại học hay cao học đã không giúp họ nhận ra mình là ai. Chỉ đến khi tốt nghiệp, ra trường, va chạm với cuộc sống, họ mới được thực tế đáp trả khi năng lực thực sự không đi cùng với bằng cấp của mình. Nói cách khác là xã hội không cần thứ họ đang có.

Bao nhiêu cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, nghĩa là có chừng ấy niềm mơ ước, sự kỳ vọng của sinh viên, phụ huynh bị dập tắt. Đó là sự tốn kém, lãng phí rất lớn công sức, trí tuệ, tiền bạc của người học, gia đình và xã hội. Ở góc độ đào tạo, đó là hậu quả của thực trạng thừa thầy thiếu thợ, của “tệ nạn u mê” chạy theo bằng cấp suốt trong một thời gian dài của cả người học, người dạy và cả người sử dụng lao động.

Học đại học là ước mơ chính đáng nhưng mỗi người khi lựa chọn phải trả lời cho được con đường ấy có phù hợp với mình hay không. Không ai dám chắc một người có trình độ đại học hay thạc sĩ có thể cầm búa tốt hơn người học trung cấp. Thành ngữ  “giết gà không cần dao mổ trâu” của cha ông ta ngày xưa chính là nói ý này. Tỷ lệ từ 20 đến 25% ứng viên được nhà tuyển dụng chấp nhận ở các Hội chợ việc làm lâu nay cho thấy, chúng ta đang thiếu lao động kỹ thuật có tay nghề trong khi lại thừa quá nhiều lực lượng lao động có trình độ đại học. Nhất là đại học các ngành kế toán, quản trị kinh doanh...

Việc phát triển tràn lan các trường đại học thời gian qua, vô hình chung đã hướng học sinh xem đại học là con đường duy nhất để vào đời. Trong khi ở một nơi được mệnh danh là đầu tàu kinh tế của đất nước như TP HCM, thì dự kiến từ nay đến năm 2020, mỗi năm sẽ có 270.000 chỗ làm mới, trong đó, nhu cầu lao động trình độ đại học, trên đại học chỉ 12%, còn lại là lao động trình độ cao đẳng, trung cấp và công nhân, sơ cấp kỹ thuật.

Khi đã học lên cao, nhiều người quên rằng, không phải tất cả công việc trong xã hội đều cần cái búa, mà nhiều việc chỉ cần đến cây kim. Ngay cả khi chịu “cúi mình” đi xin việc của cây kim thì người lao động dẫu nhiệt tình, tha thiết đến mấy, cũng khó tránh bị nhà tuyển dụng hoài nghi về năng lực. Nhiều cử nhân, thạc sĩ phải giấu bằng cấp để đi xin việc hoặc đi học việc của cây kim chính là vì lẽ đó.

Khi cầm trong tay một thứ vượt quá khả năng của mình, con người ta chủ động đổi sang cầm thứ khác thích hợp hơn. Đó là sự lựa chọn thông minh. Quá trình giáo dục, đào tạo không giúp họ đặt mình đúng chỗ thì chính họ phải tự cứu lấy mình. Thế mới biết, học là để khai minh, để mỗi người nhận ra mình là ra, mình làm được gì cho bản thân, gia đình và xã hội.

Cử nhân, thạc sĩ giấu bằng đi học trung cấp để kiếm việc làm là minh chứng sinh động rằng: Bằng cấp không đồng nghĩa với một tương lai được đảm bảo mà có khi còn mang thêm bi kịch đến cho con người. Đây phải chăng là đòn đau cần thiết để cả người học, gia đình và các nhà đào tạo thức tỉnh, trách nhiệm hơn khi lựa chọn con đường học tập, đào tạo của mình.

Bởi thứ mà xã hội cần là những giá trị thật, khả năng thật!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Học lực của đội ngũ nhà giáo tương lai:Báo động "đỏ"
Học lực của đội ngũ nhà giáo tương lai:Báo động "đỏ"

VOV.VN -Chất lượng “đầu vào” và học lực của sinh viên Sư phạm kém sẽ ảnh hưởng đến đội ngũ nhà giáo trong tương lai.

Học lực của đội ngũ nhà giáo tương lai:Báo động "đỏ"

Học lực của đội ngũ nhà giáo tương lai:Báo động "đỏ"

VOV.VN -Chất lượng “đầu vào” và học lực của sinh viên Sư phạm kém sẽ ảnh hưởng đến đội ngũ nhà giáo trong tương lai.

Dừng nâng cấp các trường lên ĐH, CĐ để bảo vệ người học
Dừng nâng cấp các trường lên ĐH, CĐ để bảo vệ người học

VOV.VN -Việc làm này nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo và vì quyền lợi của người học.

Dừng nâng cấp các trường lên ĐH, CĐ để bảo vệ người học

Dừng nâng cấp các trường lên ĐH, CĐ để bảo vệ người học

VOV.VN -Việc làm này nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo và vì quyền lợi của người học.

Tốt nghiệp THPT: Giáo dục thường xuyên được ghép thi chung
Tốt nghiệp THPT: Giáo dục thường xuyên được ghép thi chung

VOV.VN -Các địa phương ghép giáo dục thường xuyên với giáo dục THPT trong cùng 1 Hội đồng coi thi.

Tốt nghiệp THPT: Giáo dục thường xuyên được ghép thi chung

Tốt nghiệp THPT: Giáo dục thường xuyên được ghép thi chung

VOV.VN -Các địa phương ghép giáo dục thường xuyên với giáo dục THPT trong cùng 1 Hội đồng coi thi.

“Lùi trình Quốc hội Đề án đổi mới sách giáo khoa là hợp lý"
“Lùi trình Quốc hội Đề án đổi mới sách giáo khoa là hợp lý"

VOV.VN-Việc lùi thời gian trình Quốc hội là hợp lý để Bộ GD-ĐT chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho Dự thảo Đề án đổi mới sách giáo khoa.

“Lùi trình Quốc hội Đề án đổi mới sách giáo khoa là hợp lý"

“Lùi trình Quốc hội Đề án đổi mới sách giáo khoa là hợp lý"

VOV.VN-Việc lùi thời gian trình Quốc hội là hợp lý để Bộ GD-ĐT chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho Dự thảo Đề án đổi mới sách giáo khoa.

Đổi mới mô hình và chương trình đào tạo các trường Sư phạm
Đổi mới mô hình và chương trình đào tạo các trường Sư phạm

VOV.VN -Đại học Sư phạm Hà Nội giới thiệu đề án "Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên” của nhà trường.

Đổi mới mô hình và chương trình đào tạo các trường Sư phạm

Đổi mới mô hình và chương trình đào tạo các trường Sư phạm

VOV.VN -Đại học Sư phạm Hà Nội giới thiệu đề án "Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên” của nhà trường.