Minh bạch để xóa bỏ “hậu duệ, quan hệ” trong công tác cán bộ

VOV.VN - Chuyện “một người làm quan cả họ được nhờ” giờ đây không phải là hiếm, thậm chí là phổ biến ở nhiều địa phương, nhiều cơ quan, đơn vị.

Mấy ngày nay nó lại được xới lên khi có đến 10 trong số 13 phòng, ban của huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội có người nhà của ông Bí thư huyện ủy. Nhưng không chỉ ở huyện Mỹ Đức, nếu thực hiện thanh tra toàn diện, khách quan, minh bạch thì có lẽ vấn đề này không còn là hiện tượng nữa; và nó được chỉ ra là một trong những nguyên nhân chính gây nên những biến tướng, tiêu cực, tham nhũng của công tác cán bộ; gây nên những điểm nghẽn trong hệ thống điều hành đất nước.

 

Công tác cán bộ là then chốt với sự nghiệp phát triển đất nước.

Công tác cán bộ, ai cũng thấy có tầm quan trọng như thế nào với sự nghiệp phát triển của cả đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Bởi vậy, bất kỳ Nhà nước nào, muốn vững bền, muốn phát triển thì phải coi cán bộ là nguồn xung lực, là động lực, là đòn bẩy mạnh mẽ. Nhưng, cũng vì có tầm quan trọng đặc biệt, nên tình trạng lợi dụng công tác cán bộ để phục vụ cho mục đích cá nhân, lợi ích nhóm, dẫn đến thao túng quyền lực trong hệ thống quản lý Nhà nước, đã và đang thực sự đáng lo ngại.

Việc thao túng quyền lực biểu hiện bằng nhiều hình thức. Đó là tạo điều kiện cho những người thân thích của mình có chỗ đứng, hoặc tiến thân dù không có năng lực; là mua–bán chức quyền; là đưa ra những quyết định, chính sách cho một “nhóm lợi ích”. Điều này, việc ấy dân biết, nhiều người biết, cấp trên biết nhưng để ngăn ngừa, xử lý thì lại rất khó.

Nó khó vì nhiều lẽ. Lâu nay, công tác cán bộ được thực hành rất chặt chẽ. Từ quy định trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, đến các văn bản quy phạm pháp luật; từ sự tham gia, giám sát của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể đến từng người dân. Vậy thì vì sao vẫn lọt những trường hợp gây bức xúc trong dư luận? Vì sao vẫn còn những cán bộ không xứng là “công bộc của dân” mà luôn bị chi phối bởi vòng xoáy của quyền lực và đồng tiền? Đơn giản là vì họ có “quyền” nên đã có sự chuẩn bị kín kẽ khi có ý định sắp xếp, cất nhắc. Nếu có phản ánh, kiểm tra, thanh tra thì đều “làm đúng quy trình”!

Hơn nữa, mặc dù đã có những tiêu chuẩn rõ ràng đối với cán bộ khi tuyển dụng, bổ nhiệm nhưng lại chưa có quy định cụ thể về giới hạn của sự thân thích hoặc biện pháp để ngăn chặn việc mở rộng mối quan hệ của cán bộ lãnh đạo. Hầu hết là trông chờ vào ý thức, nhận thức của bản thân cán bộ lãnh đạo đó. Mà đối với những người đã “say” quyền lực, đã lợi dụng quyền lực để thực hiện mục đích của riêng họ thì sẽ khó có liêm sỉ, khó có chuyện đặt vấn đề đạo đức, danh dự lên hàng đầu. Vậy nên, mới có dư luận xã hội cho rằng “nhất hậu duệ; nhì quan hệ; ba tiền tệ, thứ tư mới là trí tuệ” trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ hiện nay. Vậy nên, mới tạo ra nhiều “sản phẩm” cán bộ lẽ ra là động lực để phát triển thì lại trở thành gánh nặng cho xã hội, cho người dân. Vậy nên, khó đòi hỏi một đất nước năng động, sáng tạo, phát triển, xứng tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới khi có những cán bộ kiểu “quan hệ” này.

Mục tiêu của công tác cán bộ là lựa chọn được những cán bộ, đảng viên thực sự thực sự có Tâm, có Tầm để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện thành công chiến lược phát triển đất nước. Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng với tinh thần quyết liệt, hạn chế tối đa nạn ô dù, thân quen, dòng họ trong bộ máy lãnh đạo các địa phương được coi là hành động nâng cao tính minh bạch, ngăn ngừa thực trạng chạy chức chạy quyền, tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ, một vấn đề vẫn đang thủ thách lòng tin của người dân.

Cách đây hàng trăm năm, ông cha ta đã quy định các quan lại không được làm quan ở nơi mình sinh ra, kể cả quê cha, mẹ, vợ, nơi đã từng học tập…để làm trong sạch bộ máy hành chính. Rõ ràng là, nếu như người đứng đầu một địa phương không bị ràng buộc về các quan hệ thân thích sẽ công tâm hơn trong công tác quản lý, điều hành; hạn chế tối đa sự can thiệp dòng họ trong công tác nhân sự; sẽ không tạo nên hội chứng “đồng chí con kính thưa đồng chí bố”; hội chứng “dòng họ” lãnh đạo ở địa phương. Từ đó, tạo niềm tin, sự đồng thuận trong nhân dân và hy vọng sẽ thông được điểm nghẽn trong hệ thống điều hành đất nước hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xã có 500 cán bộ: Để không còn chuyện phi lý
Xã có 500 cán bộ: Để không còn chuyện phi lý

Yêu cầu cấp thiết đặt ra là bên cạnh quy chuẩn đội ngũ cán bộ, việc tinh giản, bố trí bộ máy cán bộ phù hợp cũng phải được quan tâm đúng mức.

Xã có 500 cán bộ: Để không còn chuyện phi lý

Xã có 500 cán bộ: Để không còn chuyện phi lý

Yêu cầu cấp thiết đặt ra là bên cạnh quy chuẩn đội ngũ cán bộ, việc tinh giản, bố trí bộ máy cán bộ phù hợp cũng phải được quan tâm đúng mức.

Cải cách hành chính bắt đầu từ cải cách cán bộ
Cải cách hành chính bắt đầu từ cải cách cán bộ

(VOV) -Muốn cải cách nền hành chính với đầy đủ ý nghĩa "phục vụ nhân dân", phải cải cách ngay chính những "công bộc của dân".

Cải cách hành chính bắt đầu từ cải cách cán bộ

Cải cách hành chính bắt đầu từ cải cách cán bộ

(VOV) -Muốn cải cách nền hành chính với đầy đủ ý nghĩa "phục vụ nhân dân", phải cải cách ngay chính những "công bộc của dân".

Cán bộ cần nêu gương trong sử dụng nhà công vụ
Cán bộ cần nêu gương trong sử dụng nhà công vụ

VOV.VN -Việc trả lại nhà khi không còn đảm nhiệm chức trách là lẽ đương nhiên nên cán bộ có nhà công vụ cũng nên gương mẫu thực hiện.

Cán bộ cần nêu gương trong sử dụng nhà công vụ

Cán bộ cần nêu gương trong sử dụng nhà công vụ

VOV.VN -Việc trả lại nhà khi không còn đảm nhiệm chức trách là lẽ đương nhiên nên cán bộ có nhà công vụ cũng nên gương mẫu thực hiện.

Vụ gà “lạc” vào nhà cán bộ xã: Không thể chỉ nói chuyện “xấu hổ”
Vụ gà “lạc” vào nhà cán bộ xã: Không thể chỉ nói chuyện “xấu hổ”

“Xấu hổ” - nếu có - cũng là quá muộn màng, trước vô vàn những đàm tiếu.

Vụ gà “lạc” vào nhà cán bộ xã: Không thể chỉ nói chuyện “xấu hổ”

Vụ gà “lạc” vào nhà cán bộ xã: Không thể chỉ nói chuyện “xấu hổ”

“Xấu hổ” - nếu có - cũng là quá muộn màng, trước vô vàn những đàm tiếu.

Kỷ luật 62 cán bộ y tế: Đường dây nóng đã thực sự “nóng”
Kỷ luật 62 cán bộ y tế: Đường dây nóng đã thực sự “nóng”

VOV.VN - Sau nhiều năm nguội lạnh, đường dây nóng của Bộ Y tế đã thực sự phát huy tác dụng.

Kỷ luật 62 cán bộ y tế: Đường dây nóng đã thực sự “nóng”

Kỷ luật 62 cán bộ y tế: Đường dây nóng đã thực sự “nóng”

VOV.VN - Sau nhiều năm nguội lạnh, đường dây nóng của Bộ Y tế đã thực sự phát huy tác dụng.

Cán bộ phải là “gốc của mọi công việc”
Cán bộ phải là “gốc của mọi công việc”

VOV.VN-Cán bộ, đảng viên, đặc biệt những người làm công tác tổ chức-cán bộ nếu không giữ mình, sẽ dễ bị cuốn vào vòng xoáy của địa vị-tiền tài-tham nhũng.

Cán bộ phải là “gốc của mọi công việc”

Cán bộ phải là “gốc của mọi công việc”

VOV.VN-Cán bộ, đảng viên, đặc biệt những người làm công tác tổ chức-cán bộ nếu không giữ mình, sẽ dễ bị cuốn vào vòng xoáy của địa vị-tiền tài-tham nhũng.