Ngày phòng chống thiên tai: Ăn của rừng rưng rưng nước mắt

VOV.VN -Con người ứng xử với thiên nhiên như thế nào sẽ bị đáp trả như vậy. 

Biển Đông Việt Nam thuộc khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, mỗi năm hình thành khoảng 30 cơn bão, chiếm gần 40% tổng số cơn bão trên toàn cầu. Chính vì vậy, Việt Nam là một trong những nước phải hứng chịu nhiều đợt bão lũ nhất trên thế giới, với khoảng gần 20 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trung bình mỗi năm. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu và những hành động gây tác hại đến môi trường đã và đang tác động nhanh, mạnh hơn đến nước ta, khiến cho thiên tai khốc liệt, dị thường xảy ra liên tục khắp các vùng miền trong cả nước. Vì thế, việc điều chỉnh những hành vi ứng xử của con người, nâng cao nhận thức của mỗi người về phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai cần phải được coi trọng.

Gần 400 người chết và mất tích do thiên tai và mưa lũ năm 2017
Hiện tượng bão chồng bão, cơn bão này vừa tan, cơn bão kia xuất hiện hoặc cái tin siêu bão với gió giật cấp 16,17 là câu chuyện không còn xa lạ trong những năm gần đây. Như năm 2017, nước ta đã hứng chịu 20 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó cơn bão số 12 đổ bộ vào khu vực Nam trung bộ mà vài chục năm nay không có bão lớn. Mưa bão, lũ ống, lũ quét, vỡ đê đã cuốn phăng mất 60.000 tỷ đồng cùng nhà cửa, ruộng vườn, gia sản của người dân. Nỗi đau không thể bù đắp được khi gần 400 người chết và mất tích do thiên tai và mưa lũ.

Bão lũ gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân cũng như kinh tế của đất nước. Mỗi năm, nước ta phải tốn cả nghìn tỷ đồng cho việc phòng, tránh và  khắc phục hậu quả. Theo Bộ NN và PTNT, mỗi năm thiên tai ở Việt Nam làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng ngàn người, thiệt hại về tài sản trên dưới 1,5% GDP/năm. Bão lũ ngày càng hung dữ, không theo quy luật. Tình trạng hạn hán, xâm mặn, sạt lở bất thường, nghiêm trọng diễn ra không chỉ do thiên tai mà thực tế cho thấy còn do cả nhân tai. Nhiều hành động của con người chính là tác nhân khiến cho bão lũ nặng nề thêm và nguy hại hơn.

Tại các tỉnh Tây Bắc và Tây Nguyên hay vùng núi Bắc trung bộ, lũ quét, sạt lở đất không phải do địa hình phức tạp, độ dốc lớn, mưa to mà xuất phát từ hành động phá rừng của con người. Những cánh rừng không ngừng bị xâm phạm. Có nhiều nơi, nạn phá rừng không thể kiểm soát nổi. Rừng bị chặt, tàn phá nhiều, thành đồi trọc nên đã làm hạn chế việc giữ nước, làm tăng khả năng xảy ra lũ quét. Không chỉ có những vụ lâm tặc phá rừng mà ngay cả việc xây dựng ồ ạt các công trình thủy điện, lợi dụng việc chuyển đổi những cánh rừng nghèo kiệt để trồng cao su, việc khai thác khoáng sản cũng làm cho rất nhiều diện tích rừng bị phá.

Phố biến thành sông sau mỗi trận mưa lớn là hình ảnh dễ thấy ở các đô thị lớn 
Trên thực tế, còn không ít những hành động khác của con người khiến lũ lụt, thiên tai dữ dội hơn. Những bãi vàng thổ phỉ khoét sâu vào lòng núi hàng trăm mét tạo thành  những túi nước khổng lồ treo lơ lửng trên thượng nguồn đe dọa các bản làng. Việc phát triển kinh tế, công nghiệp hóa tốc độ cao mà không tính toán đến tác động của môi trường gây hiệu ứng nhà kính và nước biển dâng ngày càng lớn. Ngay tại các thành phố, tình trạng chưa mưa đã ngập, phố biến thành sông cũng là do con người xây dựng đường sá, công trình thiếu quy hoạch, không tính toán đến phương án thoát nước. 

Qua những trận đại hồng thủy, thêm một lần nữa, Chính phủ và các địa phương cần kiểm tra, rà soát lại các dự án đe dọa đến tài nguyên rừng, cân nhắc kỹ càng việc cấp phép các dự án thủy điện ngoạm vào các dự án rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn. Mỗi dự án xây dựng nên tính toán thật kỹ càng, hài hòa giữa lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và quan trọng hơn là an toàn cho người dân. Việc trồng cây gây rừng, nâng cao ý thức và hành động bảo vệ môi trường cũng cần được tuyên truyền và triển khai đến mỗi người dân và mỗi địa phương. 

Thiên tai, bão lũ ngày càng phức tạp và biến đổi thất thường. Cho dù không chống được thiên tai thì chúng ta hoàn toàn có thể phòng, tránh, giảm nhẹ được thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra. Con người ứng xử với thiên nhiên như thế nào sẽ bị đáp trả như vậy. Những thiệt hại về người và tài sản sau những trận mưa lũ, thiên tai chính là lời cảnh báo từ thiên nhiên đòi hỏi mỗi cá nhân phải có thái độ ứng xử đúng đắn hơn với môi trường sống của chính mình./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng: Xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai
Thủ tướng: Xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai

VOV.VN-"Quan điểm chỉ đạo bao trùm là xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai"-Thủ tướng đã nói như vậy tại HN toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai. 

Thủ tướng: Xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai

Thủ tướng: Xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai

VOV.VN-"Quan điểm chỉ đạo bao trùm là xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai"-Thủ tướng đã nói như vậy tại HN toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai. 

Thiên tai năm 2017: Cực đoan và dị thường
Thiên tai năm 2017: Cực đoan và dị thường

VOV.VN - Năm 2017 phá vỡ “kỷ lục” về số cơn bão và áp thấp nhiệt dới (ATNĐ) đổ bộ vào biển Đông, đất liền đê lại tổn thất nặng nề.

Thiên tai năm 2017: Cực đoan và dị thường

Thiên tai năm 2017: Cực đoan và dị thường

VOV.VN - Năm 2017 phá vỡ “kỷ lục” về số cơn bão và áp thấp nhiệt dới (ATNĐ) đổ bộ vào biển Đông, đất liền đê lại tổn thất nặng nề.

Chủ tịch nước gửi thư nhân ngày Phòng, chống thiên tai của Việt Nam
Chủ tịch nước gửi thư nhân ngày Phòng, chống thiên tai của Việt Nam

VOV.VN - Chủ tịch nước có thư gửi đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, Ban chỉ đạo, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành.

Chủ tịch nước gửi thư nhân ngày Phòng, chống thiên tai của Việt Nam

Chủ tịch nước gửi thư nhân ngày Phòng, chống thiên tai của Việt Nam

VOV.VN - Chủ tịch nước có thư gửi đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, Ban chỉ đạo, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành.

Chung tay vì một xã hội an toàn trước thiên tai
Chung tay vì một xã hội an toàn trước thiên tai

VOV.VN - Tối 20/5, Chương trình "Chung tay vì một xã hội an toàn trước thiên tai" đã diễn ra nhân kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống Phòng chống thiên tai Việt Nam.

Chung tay vì một xã hội an toàn trước thiên tai

Chung tay vì một xã hội an toàn trước thiên tai

VOV.VN - Tối 20/5, Chương trình "Chung tay vì một xã hội an toàn trước thiên tai" đã diễn ra nhân kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống Phòng chống thiên tai Việt Nam.

Thủ tướng gửi thư biểu dương đồng bào và các lực lượng chống thiên tai
Thủ tướng gửi thư biểu dương đồng bào và các lực lượng chống thiên tai

VOV.VN - Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm, tình người sâu sắc của đồng bào, chiến sĩ, các lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai.

Thủ tướng gửi thư biểu dương đồng bào và các lực lượng chống thiên tai

Thủ tướng gửi thư biểu dương đồng bào và các lực lượng chống thiên tai

VOV.VN - Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm, tình người sâu sắc của đồng bào, chiến sĩ, các lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai.

Hoa Kỳ và Việt Nam đạt thành tựu lớn trong hợp tác cứu trợ thiên tai
Hoa Kỳ và Việt Nam đạt thành tựu lớn trong hợp tác cứu trợ thiên tai

VOV.VN - Đại sứ Phạm Quang Vinh đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa Hội Chữ thập Đỏ Hoa Kỳ và Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam trong ứng phó thiên tai. 

Hoa Kỳ và Việt Nam đạt thành tựu lớn trong hợp tác cứu trợ thiên tai

Hoa Kỳ và Việt Nam đạt thành tựu lớn trong hợp tác cứu trợ thiên tai

VOV.VN - Đại sứ Phạm Quang Vinh đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa Hội Chữ thập Đỏ Hoa Kỳ và Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam trong ứng phó thiên tai. 

Vì sao đang tinh giản biên chế vẫn lập Tổng Cục phòng chống thiên tai?
Vì sao đang tinh giản biên chế vẫn lập Tổng Cục phòng chống thiên tai?

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Trong lúc tinh giảm bộ máy, biên chế rất mạnh mẽ, Chính phủ vẫn quyết định thành lập Tổng cục phòng chống thiên tai.  

Vì sao đang tinh giản biên chế vẫn lập Tổng Cục phòng chống thiên tai?

Vì sao đang tinh giản biên chế vẫn lập Tổng Cục phòng chống thiên tai?

VOV.VN -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Trong lúc tinh giảm bộ máy, biên chế rất mạnh mẽ, Chính phủ vẫn quyết định thành lập Tổng cục phòng chống thiên tai.