Phiếu tín nhiệm phải là thước đo tín nhiệm

VOV.VN - Phiếu tín nhiệm là thước đo, là kênh quan trọng xác định năng lực, phẩm chất cán bộ và cách ứng xử của họ trước chức trách, nhiệm vụ được giao.

Sau sự sụt giảm niềm tin của dân khi lấy phiếu tín nhiệm lần đầu theo Nghị quyết 35 của Quốc hội, những người bị tín nhiệm thấp đã có bước chuyển đáng ghi nhận. Điều này được thể hiện bằng những hành động cụ thể; bằng sự thừa nhận của các đại biểu Quốc hội và quan trọng là nó được khẳng định bằng niềm tin của dân. Người dân tin tưởng hơn khi thấy những người được lấy phiếu tín nhiệm đã nâng cao trách nhiệm trước Đảng, trước Quốc hội, trước dân, quyết tâm chấn chỉnh hoạt động lĩnh vực, ngành mình phụ trách. Thực tế ấy cho thấy, phiếu tín nhiệm thực sự là thước đo, là kênh quan trọng xác định năng lực, phẩm chất cán bộ và cách ứng xử của họ trước chức trách, nhiệm vụ được giao.

 

Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đánh giá tín nhiệm (Ảnh: Tuổi trẻ)

Kết quả lần đầu tiên thực hiện Nghị quyết 35 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đã khẳng định, việc lấy phiếu tín nhiệm không chỉ là để “yên lòng dân”. Những chức vụ: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Giao thông Vận tải, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được nhắc tới nhiều khi đánh giá tác động của việc lấy phiếu tín nhiệm. Sự nỗ lực, linh hoạt trong điều hành của Chính phủ; những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực giao thông vận tải, ngân hàng, đối ngoại, an sinh xã hội được các đại biểu Quốc hội và cử tri đánh giá cao. Đây cũng là cách thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 về Một số vấn đề cách bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay.

Lấy phiếu tín nhiệm, theo Nghị quyết Trung ương 4 là một trong 4 nhóm giải pháp cần thực hiện để “… những người không đủ năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ, có tín nhiệm thấp cần được sắp xếp phù hợp, có cơ chế thay thế không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác”. Nghị quyết 35 của Quốc hội đã cụ thể hóa nhóm giải pháp này. Nó có tác động mạnh mẽ tới người giữ các chức vụ, mà lâu nay hiếm khi bị nhắc nhở, nếu không muốn nói dường như là “vùng cấm”. Nó không chỉ phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân mà còn cảnh báo, nhắc nhở và điều đáng ghi nhận là nó giúp những người bị tín nhiệm thấp tự soi, tự sửa mình; đặt ra quyết tâm cần phải chấn chỉnh những yếu kém trong công tác quản lý, điều hành để lấy lại, củng cố lòng tin của nhân dân.

Tín nhiệm, thực chất là sự đánh giá uy tín của người lãnh đạo đối với nhiệm vụ được giao phó. Nó không thể là những lời nói suông, thiếu những việc làm, hành động cụ thể và hiệu quả. Bởi vậy, ngoài việc cảnh báo, răn đe thì lấy phiếu tín nhiệm là một quá trình thúc đẩy vai trò trách nhiệm của cán bộ, giúp người được lấy phiếu tín nhiệm cố gắng phấn đấu mức cao hơn nữa; đồng thời cũng nhận rõ khuyết điểm, nhìn nhận một cách khách quan khả năng thực tế có tiếp tục đảm đương được nhiệm vụ hay không. Thực tế đã cho thấy, sụt giảm tín nhiệm không có nghĩa không có cơ hội để lấy lại và củng cố nó nếu như coi đó là sự cảnh báo, để nhìn nhận lại, để sửa đổi, để đáp ứng kỳ vọng của nhân dân, khẳng định lòng tin trong nhân dân.

Tại kỳ họp Quốc hội lần này, các đại biểu Quốc hội, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri cả nước đã có nhiều ý kiến đóng góp để hoàn thiện Nghị quyết, đảm bảo việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đúng thực chất. Không chỉ với mục đích là bước thăm dò mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, nhằm giúp người được lấy phiếu tín nhiệm tiếp tục phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, thiếu sót, việc thực hiện Nghị quyết 35 còn là cơ sở cho việc bỏ phiếu tín nhiệm và giúp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ. Vậy nên, những chuyển biến trong các lĩnh vực do người được lấy phiếu tín nhiệm phụ trách chính là điều cử tri mong đợi, là thước đo của từng thành viên Chính phủ, làm cơ sở để đại biểu Quốc hội thay mặt cử tri giám sát chặt chẽ, có thêm thông tin khách quan, thực chất thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm.

Dự kiến, tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, ngày 24/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 35 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Dù thời điểm hiện tại còn một số vấn đề chưa đồng nhất, nhưng qua bài học kinh nghiệm lần đầu tiên lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp lần thứ 5; qua công tác sơ kết, tổng kết; lắng nghe những ý kiến góp ý của đông đảo cử tri, của đại biểu Quốc hội, Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 35 của Quốc hội sẽ vì “cái chung” để có những sửa đổi căn bản, theo đúng chủ trương của Đảng, phù hợp với quy định của pháp luật, đáp ứng nguyện vọng của cử tri về lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm; để sao cho phiếu tín nhiệm thực sự thực chất, tránh hình thức là thước đo tín nhiệm đối với các chức vụ mà nhân dân, cử tri cả nước đặt niềm tin./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Tín nhiệm thấp” để đến kỳ họp sau mới xử lý thì quá dài“
“Tín nhiệm thấp” để đến kỳ họp sau mới xử lý thì quá dài“

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Rinh băn khoăn khi đề cập việc sửa Nghị quyết 35 của Quốc hội. 

“Tín nhiệm thấp” để đến kỳ họp sau mới xử lý thì quá dài“

“Tín nhiệm thấp” để đến kỳ họp sau mới xử lý thì quá dài“

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Rinh băn khoăn khi đề cập việc sửa Nghị quyết 35 của Quốc hội. 

Các đại biểu Quốc hội bàn về lấy phiếu tín nhiệm
Các đại biểu Quốc hội bàn về lấy phiếu tín nhiệm

VOV.VN - Bộ trưởng Đinh La Thăng và nhiều Bộ trưởng, trưởng ngành khác được các đại biểu Quốc hội ghi nhận có sự bứt phá sau lần lấy tín nhiệm trước.

Các đại biểu Quốc hội bàn về lấy phiếu tín nhiệm

Các đại biểu Quốc hội bàn về lấy phiếu tín nhiệm

VOV.VN - Bộ trưởng Đinh La Thăng và nhiều Bộ trưởng, trưởng ngành khác được các đại biểu Quốc hội ghi nhận có sự bứt phá sau lần lấy tín nhiệm trước.

Thống đốc trả lời về tín nhiệm thấp
Thống đốc trả lời về tín nhiệm thấp

VOV.VN -Vì số phiếu tín nhiệm vẫn là đa số, toàn ngành đã cố gắng để những cử tri, đại biểu Quốc hội chưa tín nhiệm mình sẽ tín nhiệm mình

Thống đốc trả lời về tín nhiệm thấp

Thống đốc trả lời về tín nhiệm thấp

VOV.VN -Vì số phiếu tín nhiệm vẫn là đa số, toàn ngành đã cố gắng để những cử tri, đại biểu Quốc hội chưa tín nhiệm mình sẽ tín nhiệm mình

Nếu hai lần bỏ phiếu tín nhiệm đều thấp thì nên từ chức
Nếu hai lần bỏ phiếu tín nhiệm đều thấp thì nên từ chức

VOV.VN - Việc bỏ phiếu tín nhiệm cần tiến hành 2 lần, vào cuối năm thứ 2 và cuối năm thứ tư…

Nếu hai lần bỏ phiếu tín nhiệm đều thấp thì nên từ chức

Nếu hai lần bỏ phiếu tín nhiệm đều thấp thì nên từ chức

VOV.VN - Việc bỏ phiếu tín nhiệm cần tiến hành 2 lần, vào cuối năm thứ 2 và cuối năm thứ tư…

Một đại biểu cũng có thể đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm nếu được Quốc hội chấp thuận
Một đại biểu cũng có thể đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm nếu được Quốc hội chấp thuận

VOV.VN - Về mặt pháp lý cần phải quy định cụ thể tạo cho đại biểu Quốc hội có một vị thế để hoạt động

Một đại biểu cũng có thể đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm nếu được Quốc hội chấp thuận

Một đại biểu cũng có thể đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm nếu được Quốc hội chấp thuận

VOV.VN - Về mặt pháp lý cần phải quy định cụ thể tạo cho đại biểu Quốc hội có một vị thế để hoạt động

Phiếu tín nhiệm chỉ nên để 2 mức đánh giá
Phiếu tín nhiệm chỉ nên để 2 mức đánh giá

VOV.VN - Một nhiệm kỳ nên lấy phiếu tìn nhiệm hai lần và trên lá phiếu chỉ để hai mức đánh giá thay vì ba mức như hiện nay.

Phiếu tín nhiệm chỉ nên để 2 mức đánh giá

Phiếu tín nhiệm chỉ nên để 2 mức đánh giá

VOV.VN - Một nhiệm kỳ nên lấy phiếu tìn nhiệm hai lần và trên lá phiếu chỉ để hai mức đánh giá thay vì ba mức như hiện nay.