Việt Nam trong tuần

Trung Quốc cần rút ngay giàn khoan trái phép khỏi vùng biển Việt Nam

VOV.VN -Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ; Việt Nam lên án Trung Quốc tại Hội nghị về Công ước Luật Biển; khai mạc World Cup 2014…

Trong tuần, từ chiều 10/6 đến hết ngày 12/6, Quốc hội đã tiến hành chất vấn 4 thành viên Chính phủ gồm: Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Tổng Thanh tra Chính phủ về các lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ, ngành. 

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ cũng đã trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

 

 

Các vấn đề lớn của đất nước được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời đại biểu Quốc hội như về tình hình Biển Đông, việc hỗ trợ ngư dân, lao động việc làm, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh, công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ.

Về tình hình biển Đông, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Toàn quân và dân ta đoàn kết một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung sức chỉ đạo thực hiện quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế để đấu tranh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống bảo vệ ra khỏi vùng biển Việt Nam. 

Việt Nam lên án Trung Quốc tại Hội nghị về Công ước Luật Biển

Từ ngày 9-13/6/2014 tại trụ sở Liên Hợp Quốc, New York, Mỹ đã diễn ra Hội nghị lần thứ 24 các quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Tham dự Hội nghị có 159 trong tổng số 166 quốc gia thành viên của Công ước.

Hội nghị đã xem xét và thông qua báo cáo về hoạt động trong năm 2013 của Tòa án quốc tế về Luật Biển, Cơ quan Quyền lực đáy đại dương và Ủy ban Ranh giới ngoài thềm lục địa – ba cơ quan được thành lập theo quy định của Công ước; bầu ra bảy thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển nhiệm kỳ 2014-2021 và một thành viên Ủy ban Ranh giới ngoài thềm lục địa.

 

 

Tại phiên họp toàn thể của Hội nghị, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Trưởng đoàn Việt Nam đã thông báo cho Hội nghị diễn biến nghiêm trọng trên Biển Đông thời gian gần đây do việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương- 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam và huy động hơn 100 tàu hộ tống, trong đó có tàu quân sự và máy bay, đâm va, phun vòi rồng vào các tàu dân sự của Việt Nam, thậm chí đâm chìm một tàu cá Việt Nam với 10 ngư dân trên tàu khi tàu đang hoạt động đánh bắt bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Đại sứ đã lên án các hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước và đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông.

Đại sứ Lê Hoài Trung nêu rõ, các hành vi này đã vi phạm luật pháp quốc tế và các quy định của Công ước, đi ngược lại Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như các thỏa thuận giữa lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc.

Việt Nam đã hết sức kiềm chế và liên tiếp đưa ra những đề nghị có tính chất xây dựng. Việt Nam đã có trên 30 cuộc giao thiệp ở các cấp và qua các kênh khác nhau để yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu hộ tống, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc đối thoại; đồng thời đã đề nghị sớm tiến hành trao đổi và đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc không những không đáp ứng tích cực yêu cầu của Việt Nam cũng như kêu gọi của cộng đồng quốc tế mà còn tiếp tục những hành vi sai trái của mình.

Đại sứ Lê Hoài Trung tiếp tục yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức rút giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam và giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình khác phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Đại sứ cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế, kể cả các nước thành viên Công ước, tiếp tục quan tâm đến tình hình Biển Đông, phản đối các hành vi đơn phương gây căng thẳng, đồng thời ủng hộ việc không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế.

Chi 16.000 tỉ đồng cho ngư dân, cảnh sát biển, kiểm ngư

 

 

Với đa số đại biểu tán thành, chiều 9/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước 2012 và Nghị quyết về cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương 2013.

Theo đó, Quốc hội đồng ý dành 16.000 tỉ đồng từ nguồn cân đối ngân sách 2013 để hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, đóng tàu trang thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư.

Nghị quyết cũng quyết định chi một số khoản thực sự cấp bách để thực hiện chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người có công, cải thiện nhà ở, cấp bù chênh lệch lãi suất cho 2 ngân hàng chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc…

Giá sữa giảm, người tiêu dùng lại băn khoăn

Quyết định số 1079/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về áp trần giá sữa quy định mức giá tối đa trong khâu bán buôn đối với 25 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11/6 và bán lẻ từ ngày 21/6. Tính đến thời điểm này đã có 176 nhãn hàng sữa lưu hành trên thị trường công bố giảm giá.

 

 

Sau một thời gian dài giá sữa đua nhau tăng thì việc các hãng sữa đồng loạt giảm giá trước cả thời hạn áp giá trần bán lẻ vào ngày 21/6 tới đã khiến người tiêu dùng rất vui mừng.

Tuy nhiên, việc nhà sản xuất không cung cấp thông tin rõ ràng cho người tiêu dùng cũng khiến nhiều người tỏ ra hoang mang về chất lượng của những sản phẩm được áp trần này.

Hiện tại các nhà phân phối đã gửi thông báo giảm giá sữa bán buôn trong các mặt hàng áp trần. Nhiều cửa hàng thậm chí đã giảm giá sữa từ cách đây vài tuần để nhanh chóng bán hết lượng hàng còn tồn trước đây.

Tuy nhiên, không phải cửa hàng nào cũng hạ giá theo quy định mới. Lý do một số nơi không chịu giảm giá đưa ra là đến ngày 21/6 tới mới chính thức áp trần giá sữa bán lẻ đối với 25 mặt hàng này.

Tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục ngăn cản tàu Việt Nam

Theo thông tin từ Cục Kiểm ngư Việt Nam, trong tuần các tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn kiên trì, khắc phục khó khăn, bám trụ tại hiện trường; đồng thời tổ chức hoạt động đấu tranh để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút gian khoan Hải Dương-981 khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trong phạm vi cách giàn khoang từ 10 đến 13 hải lý.

 

 

Theo Cục Kiểm ngư Việt Nam, Trung Quốc duy trì khoảng 116 tàu, trong đó có 42 tàu Hải cảnh, 14 tàu vận tải, 18 tàu kéo, 36 tàu cá và 6 tàu quân sự để bảo vệ giàn khoan.

Ngày 13/6, tàu Hải cảnh, tàu kéo của Trung Quốc bám sát các tàu Kiểm ngư ở khoảng cách từ 50-100m và chủ động ngăn cản tàu Kiểm ngư từ xa ở khoảng cách cách giàn khoan từ 8 đến 10 hải lý.

Tàu Trung Quốc sử dụng tốc độ cao nhằm áp sát các tàu Kiểm ngư, sẵn sàng húc ủi, đâm va và ngăn chặn quyết liệt các tàu của Việt Nam trong quá trình tiếp cận giàn khoan thực hiện nhiệm vụ.

Tàu cá Trung Quốc dàn thành hàng ngang cách giàn khoan khoảng 35 hải lý để vây, chặn hướng di chuyển của tàu cá Việt Nam trong quá trình di chuyển để khai thác thủy sản.

Lễ khai mạc World Cup 2014 giản dị và đầy màu sắc

 

 

Mặc dù chỉ gói gọn trong gần 30 phút, song Lễ khai mạc World Cup 2014 trên sân Arena Corinthians, Sao Paulo ngày 12/6 đã làm nổi bật lên sự đa dạng về thiên nhiên, con người và đất nước Brazil.

Lễ khai mạc có sự góp mặt của 660 vũ công, VĐV thể dục nhịp điệu, VĐV nhào lộn  trình diễn. Được biết, buổi lễ này tiêu tốn của nước chủ nhà Brazil số tiền lên tới 90 triệu USD (số tiền cao nhất trong lịch sử các Lễ khai mạc World Cup).

Mở đầu buổi Lễ khai mạc là các tiết mục nghệ thuật tái hiện sự đa dạng và sinh động của thiên nhiên Brazil, sau đó là các tiết mục nghệ thuật  thường thấy ở những lễ hội Carnaval, biểu diễn võ Capoeira, môn võ truyền thống của đất nước Nam Mỹ.

Sau cùng, bộ ba ca sĩ: Pitbull, Jennifer Lopez và Claudia Leitte đã thể hiện ca khúc “We are One”, bài hát chính thức tại World Cup 2014.

Bộ VHTT&DL sẽ không tước danh hiệu Hoa hậu của Triệu Thị Hà

Như VOV.VN đã đưa tin về việc Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam 2011 Triệu Thị Hà xin trả lại danh hiệu, trong thời gian qua, Bộ VH-TT&DL đã nhận được 3 công văn của Công ty CIAT và bà Đoàn Thị Kim Hồng (Trưởng Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam) đề nghị thu hồi danh hiệu của Triệu Thị Hà, đồng thời, xử lý những phát ngôn không đúng về Công ty CIAT và cá nhân bà Đoàn Thị Kim Hồng.

Ngày 10/6, Bộ VH-TT&DL đã có công văn số 54/TTr-VHGĐ gửi công ty CIAT về vấn đề này. Trong công văn, ông Vũ Xuân Thành (Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL) khẳng định, các văn bản hiện hành chưa có quy định về việc tước danh hiệu hoa hậu. Do đó, không có cơ sở để tước hay thu hồi vương miện của Triệu Thị Hà.

 

 

Công văn cũng ghi rõ: "Sau khi xem xét các trang điện tử, báo mạng và báo viết đưa nhiều thông tin về việc Triệu Thị Hà có những phát ngôn không đúng sự thật, vu khống xúc phạm nhân phẩm, danh dự của bà Hồng và BTC, Thanh tra Bộ VH-TT&DL đề nghị bà Hồng và công ty gửi đơn đến Bộ Thông tin - Truyền thông xem xét, xử lý hoặc khởi kiện Triệu Thị Hà ra tòa.

Về việc có hai số điện thoại liên tục nhắn tin đe dọa, bà Kim Hồng có thể gửi đơn lên cơ quan công an đề nghị điều tra và xử lý theo pháp luật.

Trước cách xử lý của Bộ VH-TT&DL, phía công ty CIAT tỏ ra khá bức xúc. Sáng 11/6, trả lời phóng viên Báo Điện tử VOV, Đại diện công ty CIAT cho biết: “Trong công văn, Bộ VH-TT&DL đã không đưa ra được quyết định của mình với sự việc thuộc quyền quản lý của Bộ mà ‘đẩy’ trách nhiệm sang các đơn vị khác là Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Công an”.

Với vụ việc Hoa hậu Diễm Hương trước đó, Cục NTBD đã cho phép đơn vị tổ chức tự xử lý. Còn trường hợp Triệu Thị Hà, Bộ lại không cho phép đơn vị tổ chức được xử lý, điều này khiến phía công ty CIAT không chấp nhận và cho rằng: “Không có quy định để xử lý cũng đồng nghĩa với việc dung túng cho những hành vi sai phạm. Công văn thể hiện lỗ hổng trong những văn bản pháp quy của Bộ VH-TT&DL về việc xử lý với các sai phạm của hoa hậu, người đẹp: Sai nhưng không xử lý được vì không có quy định"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước LHQ về Luật Biển 1982
Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước LHQ về Luật Biển 1982

VOV.VN - Phái đoàn Việt Nam đã cung cấp thông tin và lên án những hành vi sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian qua.

Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước LHQ về Luật Biển 1982

Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước LHQ về Luật Biển 1982

VOV.VN - Phái đoàn Việt Nam đã cung cấp thông tin và lên án những hành vi sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian qua.

Việt Nam lên án Trung Quốc tại Hội nghị LHQ về Luật Biển 1982
Việt Nam lên án Trung Quốc tại Hội nghị LHQ về Luật Biển 1982

VOV.VN - Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) diễn ra tại New York, Mỹ từ ngày 9-13/6.

Việt Nam lên án Trung Quốc tại Hội nghị LHQ về Luật Biển 1982

Việt Nam lên án Trung Quốc tại Hội nghị LHQ về Luật Biển 1982

VOV.VN - Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) diễn ra tại New York, Mỹ từ ngày 9-13/6.

Trung Quốc tăng tàu hải cảnh, hung hăng đâm trực tiếp tàu Kiểm ngư Việt Nam
Trung Quốc tăng tàu hải cảnh, hung hăng đâm trực tiếp tàu Kiểm ngư Việt Nam

VOV.VN -Những diễn biến ở khu vực TQ hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của VN tiếp tục là tâm điểm dư luận tuần qua

Trung Quốc tăng tàu hải cảnh, hung hăng đâm trực tiếp tàu Kiểm ngư Việt Nam

Trung Quốc tăng tàu hải cảnh, hung hăng đâm trực tiếp tàu Kiểm ngư Việt Nam

VOV.VN -Những diễn biến ở khu vực TQ hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của VN tiếp tục là tâm điểm dư luận tuần qua

Chất vấn ở Quốc hội: Phải đi đến tận cùng vấn đề
Chất vấn ở Quốc hội: Phải đi đến tận cùng vấn đề

VOV.VN - Mỗi kỳ họp Quốc hội, cử tri trong cả nước luôn mong mỏi một phiên chất vấn đầy nhiệt huyết, đi tới tận cùng vấn đề.

Chất vấn ở Quốc hội: Phải đi đến tận cùng vấn đề

Chất vấn ở Quốc hội: Phải đi đến tận cùng vấn đề

VOV.VN - Mỗi kỳ họp Quốc hội, cử tri trong cả nước luôn mong mỏi một phiên chất vấn đầy nhiệt huyết, đi tới tận cùng vấn đề.

Bốn “món nợ” với cử tri
Bốn “món nợ” với cử tri

VOV.VN -Bốn “món nợ” được đặt ra tại kỳ họp Quốc hội lần này đang làm “nóng” nghị trường, được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm dõi theo.

Bốn “món nợ” với cử tri

Bốn “món nợ” với cử tri

VOV.VN -Bốn “món nợ” được đặt ra tại kỳ họp Quốc hội lần này đang làm “nóng” nghị trường, được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm dõi theo.