Lực lượng hạt nhân Mỹ có bị Covid-19 làm ảnh hưởng?

VOV.VN - Mặc dù virus corona mới (SARS-CoV-2) đang hoành hành, các lực lượng hạt nhân Mỹ được cho là vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu.

Khi thế giới dồn sức chống đại dịch Covid-19, vũ khí hạt nhân của các cường quốc cũng được mọi người chú ý, vì vũ khí có sức công phá đáng sợ nhất của loài người có thể bằng cách này hay cách khác bị vô hiệu hóa bởi một chủng virus thậm chí không thể nhìn thấy. Theo Bộ chỉ huy Tấn công Toàn cầu Không quân (Global Strike Command - AFGSC) Mỹ - đơn vị kiểm soát hai trong bộ ba hạt nhân, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Mỹ; Nguồn: nationalinterest.org

Duy trì khoảng cách

Các quan chức AFGSC cho biết, các êkip vận hành tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) đang được luân chuyển để đảm bảo luôn có một "đội sạch" có thể thực thi nhiệm vụ nếu những người khác cáo bệnh; các kíp lái máy bay ném bom chiến lược có thể được bảo vệ bằng cách cách ly. Timothy M. Ray - Tư lệnh AFGSC - cho biết, khả năng tấn công tầm xa từ máy bay ném bom, cả vũ khí thông thường và hạt nhân, và ICBM tiếp tục được duy trì để làm những gì cần thiết, khi cần.

Sự bùng phát đại dịch Covid-19 đã tạo ra ý nghĩ rằng, vũ khí hạt nhân an toàn hơn vì chúng nằm rải rác ở các vùng hoang dã. Lý do ban đầu để chọn các địa điểm xa xôi này là bảo vệ tên lửa khỏi các đòn tấn công hạt nhân phủ đầu. Mỗi buồng phóng ICBM được điều hành bởi một êkip hai người, được kết nối với các đường liên lạc theo dõi 50 tên lửa trong các silo (hầm phóng) từ xa và chịu trách nhiệm trực tiếp cho 10 tên lửa trong các silo gần nhất.

Với cách bố trí này, không vũ khí hạt nhân nào có thể hạ gục tất cả các ICBM của Mỹ. Bãi bố trí ICBM ở Montana rộng lớn và các tên lửa được bố trí phân tán. Vũ khí hạt nhân của Không quân không bố trí gần bờ biển - nơi các tàu ngầm của Nga và Trung Quốc có thể dễ dàng tiếp cận. Thay vào đó, chúng được bố trí ở các căn cứ sâu trong đất liền; riêng máy bay ném bom hạt nhân B-2 - đồn trú tại căn cứ không quân Whiteman ở Missouri, còn ICBM - bố trí ở Bắc Dakota và Montana.

Tại căn cứ không quân Malmstrom ở Montana, nơi đóng quân của Biên đội tên lửa số 341, các nhân viên đã phải chuẩn bị máy tính xách tay chuyên dụng, có thể mất tới 6 giờ để chuẩn bị một máy tính xách tay mới có thể làm việc từ xa. Nhóm nghiên cứu tại Malmstrom đã nghĩ ra cách chuẩn bị 100 máy tính xách tay trong một ngày, thay vì 600 giờ như bình thường.

Phá vỡ cuộc bao vây của virus

Các lực lượng hạt nhân bị ảnh hưởng bởi đại dịch như thế nào sẽ vẫn là điều bí mật. Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, trong một cuộc phỏng vấn với Reuters cho biết, quân đội sẽ chỉ tiết lộ dữ liệu chung về các trường hợp lây nhiễm trong các lực lượng vũ trang. Ông Esper muốn loại bỏ các thông tin cụ thể vì lý do nhạy cảm - không phân chia đơn vị, lực lượng vì nó có thể lộ thông tin về nơi bị ảnh hưởng ở mức cao hơn so với một số nơi khác.

Bộ trưởng Esper đã đề cập đến những nơi mà quân đội Mỹ đang tham gia vào các hoạt động chiến đấu, nhưng nhân viên của Không lực Mỹ cho biết logic này mở rộng cho các nhiệm vụ nhạy cảm nhất, bao gồm cả khả năng sẵn sàng chiến đấu của AFGSC.

Máy bay ném bom chiến lược B-1B-Lancer Mỹ; Nguồn: twitter.com

Tuy nhiên, Tư lệnh AFGSC nói rằng, các máy bay của lực lượng này vẫn sẵn sàng bất chấp khủng hoảng sức khỏe - hoạt động đã bị ảnh hưởng, nhưng việc thực hiện các nhiệm vụ không bị cản trở. Các đơn vị khác cũng đã bị ảnh hưởng bởi virus, nhưng cho đến nay, tỷ lệ lây nhiễm chung của quân đội thấp hơn so với phía dân sự. Tỷ lệ tử vong trong toàn Bộ Quốc phòng và các nhà thầu cũng thấp hơn so với dân chúng, ở mức 0,2%. Chỉ có một quân nhân tại ngũ - trợ lý bác sĩ Vệ binh Quốc gia - chết vì coronavirus ngày 31/3.

Đội nhỏ tác động lớn

Các ổ dịch nhỏ vẫn có thể ảnh hưởng đến các hoạt động. Cho đến nay, ít nhất 38 thủy thủ trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở phía tây Thái Bình Dương đã bị dương tính với coronavirus. Các điều kiện trên một con tàu có lợi cho sự lây lan của dịch bệnh - điều hải quân đã phải chịu đựng từ thời đại thuyền buồm. Các hoạt động kiểm dịch, cách ly có thể cản trở các kíp máy bay ném bom và ICBM, đặc biệt là nếu các thành viên đặc trách mắc bệnh cùng một lúc.

Việc mất một số ít phi công B-2 sẽ có tác động lớn hơn nhiều so với việc cách ly hàng tá thành viên đội an ninh. Các êkip B-2 và ICBM bao gồm các nhóm hai người làm việc trong một buồng, tạo xác suất lây nhiễm cao. Nếu cả hai đều khỏe mạnh, thì đó không phải là vấn đề. Nhưng nếu nhồi 40 hoặc 50 người trong một căn phòng nhỏ, sẽ gặp rắc rối và nhiệm vụ đặt ra là không để điều đó xảy ra.

Máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit Mỹ; Nguồn: jetwashaviationphotos.com

Máy bay ném bom tầm xa không xứng với tên gọi của nó nếu không có một đội máy bay tiếp nhiên liệu trên không, được điều khiển bởi Bộ Tư lệnh Không quân Cơ động, đóng vai trò tiên phong trong ứng phó với đại dịch. Nhân viên mọi nơi phải biết các quy định nghiêm ngặt, bao gồm sàng lọc hành khách và phi hành đoàn trước khi lên máy bay, nhằm mục đích ngăn chặn những chiếc máy bay và nhân viên tiếp xúc với nguồn truyền virus, đặc biệt là khi quá cảnh tại các vùng có ổ dịch.

Trong khắp lực lượng Không quân, các nhân viên thực hiện kiểm tra để đảm bảo rằng mọi người đều tuân thủ quy trình khử nhiễm và sàng lọc người. Các quy trình này đã được đưa vào thử nghiệm trong một cuộc tập trận ảo gần đây được Biên đội ném bom số 7 và Biên đội không vận số 317 tổ chức tại Dyess AFB ở Abilene, Texas. Không quân gọi cuộc tập trận là một kịch bản thực tế có giá trị, đã thử nghiệm khả năng ứng phó với một sự cố cục bộ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vũ khí hạt nhân Mỹ để ở Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ rơi vào tay khủng bố
Vũ khí hạt nhân Mỹ để ở Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ rơi vào tay khủng bố

VOV.VN - Sau đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, tranh cãi rộ lên về mức độ an toàn của khoảng 50 quả bom hạt nhân Mỹ nằm ở Thổ và sát với biên giới Syria.

Vũ khí hạt nhân Mỹ để ở Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ rơi vào tay khủng bố

Vũ khí hạt nhân Mỹ để ở Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ rơi vào tay khủng bố

VOV.VN - Sau đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, tranh cãi rộ lên về mức độ an toàn của khoảng 50 quả bom hạt nhân Mỹ nằm ở Thổ và sát với biên giới Syria.

Mỹ gia tăng sức ép lên Trung Quốc về kiểm soát vũ khí hạt nhân
Mỹ gia tăng sức ép lên Trung Quốc về kiểm soát vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Mỹ tiếp tục gia tăng sức ép lên Trung Quốc tham gia vào các cuộc đối thoại kiểm soát vũ khí hạt nhân với Mỹ và Nga.

Mỹ gia tăng sức ép lên Trung Quốc về kiểm soát vũ khí hạt nhân

Mỹ gia tăng sức ép lên Trung Quốc về kiểm soát vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Mỹ tiếp tục gia tăng sức ép lên Trung Quốc tham gia vào các cuộc đối thoại kiểm soát vũ khí hạt nhân với Mỹ và Nga.

Sự tình Ukraine trao vũ khí hạt nhân cho Nga sau khi Liên Xô sụp đổ
Sự tình Ukraine trao vũ khí hạt nhân cho Nga sau khi Liên Xô sụp đổ

VOV.VN - Phân chia trang thiết bị quân sự, đặc biệt là kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, là một trong những vấn đề phức tạp nhất sau khi Liên Xô sụp đổ

Sự tình Ukraine trao vũ khí hạt nhân cho Nga sau khi Liên Xô sụp đổ

Sự tình Ukraine trao vũ khí hạt nhân cho Nga sau khi Liên Xô sụp đổ

VOV.VN - Phân chia trang thiết bị quân sự, đặc biệt là kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, là một trong những vấn đề phức tạp nhất sau khi Liên Xô sụp đổ

Mỹ thay đổi chiến lược vũ khí hạt nhân để dễ bề “chơi” với Nga-Trung
Mỹ thay đổi chiến lược vũ khí hạt nhân để dễ bề “chơi” với Nga-Trung

VOV.VN - Mỹ đang có nhu cầu phát triển vũ khí hạt nhân công suất thấp để đối kháng với Nga, Trung Quốc nếu chiến tranh nổ ra.

Mỹ thay đổi chiến lược vũ khí hạt nhân để dễ bề “chơi” với Nga-Trung

Mỹ thay đổi chiến lược vũ khí hạt nhân để dễ bề “chơi” với Nga-Trung

VOV.VN - Mỹ đang có nhu cầu phát triển vũ khí hạt nhân công suất thấp để đối kháng với Nga, Trung Quốc nếu chiến tranh nổ ra.

NATO sẽ có vũ khí hạt nhân “nhỏ” để đối đầu với Nga và Trung Quốc
NATO sẽ có vũ khí hạt nhân “nhỏ” để đối đầu với Nga và Trung Quốc

VOV.VN - Mỹ đang chuẩn bị trang bị cho NATO đầu đạn hạt nhân công suất thấp để kiềm chế Nga và Trung Quốc.

NATO sẽ có vũ khí hạt nhân “nhỏ” để đối đầu với Nga và Trung Quốc

NATO sẽ có vũ khí hạt nhân “nhỏ” để đối đầu với Nga và Trung Quốc

VOV.VN - Mỹ đang chuẩn bị trang bị cho NATO đầu đạn hạt nhân công suất thấp để kiềm chế Nga và Trung Quốc.

Vì sao hai dự án vũ khí hạt nhân chiến thuật của Liên Xô đoản mệnh?
Vì sao hai dự án vũ khí hạt nhân chiến thuật của Liên Xô đoản mệnh?

VOV.VN - Dự án vũ trang vũ khí hạt nhân chiến thuật cho các phương tiện bọc thép của Liên Xô đã bị chết yểu vì một loạt lý do và bất cập

Vì sao hai dự án vũ khí hạt nhân chiến thuật của Liên Xô đoản mệnh?

Vì sao hai dự án vũ khí hạt nhân chiến thuật của Liên Xô đoản mệnh?

VOV.VN - Dự án vũ trang vũ khí hạt nhân chiến thuật cho các phương tiện bọc thép của Liên Xô đã bị chết yểu vì một loạt lý do và bất cập